Thạc Sĩ Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu . 3
    5. Bố cục của luận văn 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
    NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
    TỈNH QUẢNG NINH . 4
    1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững 4
    1.1.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững 4
    1.1.2. Nội hàm của phát triển nông nghiệp bền vững . 8
    1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững . 13
    1.2. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước 19
    1.2.1.Kinh nghiệm của quốc tế 19
    1.2.2. Kinh nghiệm trong nước 24
    1.2.3.Những bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho tỉnh
    Quảng Ninh 32
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34
    2.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài 34
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
    2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu . 34
    2.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu . 34
    2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp . 35
    2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu . 35
    2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 36
    2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững 36
    Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO
    HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 38
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh có ảnh
    hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững 38
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 38
    3.1.2. Điều kiện Kinh tế 38
    3.1.3. Điều kiện xã hội 39
    3.2. Thực trạng ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh . 40
    3.2.1. Phát triển sản xuất . 41
    3.2.2. Giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn 41
    3.3. Thực trạng phát triển Nông nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Quảng
    Ninh trong giai đoạn năm 2010 – 2013 . 42
    3.3.1. Phát triển theo hướng bền vững về kinh tế . 42
    3.3.2. Phát triển theo hướng bền vững về môi trường 57
    3.3.3. Phát triển theo hướng bền vững về xã hội 61
    3.3.4. Những vấn đề cần giải quyết để phát triển nông nghiệp theo hướng
    bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh . 63
    Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
    THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH . 65
    4.3.1. Nhóm giải pháp kinh tế . 67
    4.3.2. Nhóm giải pháp môi trường 68
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    4.3.3. Nhóm giải pháp xã hội 69
    4.4. Kiến nghị 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
    PHỤ LỤC . 86



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    BVTV : Bảo vệ thực vật
    CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
    CN-TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
    ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
    GDP : Tổng sản phẩm quốc dân
    HTX : Hợp tác xã
    KHCN : Khoa học công nghệ
    NTM : Nông thôn mới
    NTTS : Nuôi trồng thủy sản
    ODA : Viện trợ phát triển chính thức
    PRA : Participatory Rural Appraisal
    PTNT : Phát triển nông thôn
    SXKD : Sản xuất kinh doanh
    TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
    TX : Thị xã
    UBND : Ủy ban nhân dân
    USD : Đô la mỹ
    WTO : Tổ chức thương mại thế giới
    DNA : Công nghệ sinh học chọn tạo giống cây trồng



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1: Dân số và lao động ở Quảng Ninh năm 2014 39
    Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp . 43
    Bảng 3.3: Hiện trạng ngành sản xuất chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh . 46
    Bảng 3.4: Sản lượng sản phẩm chăn nuôi Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2013 . 47


    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 1.1: Nội hàm của nông nghiệp bền vững . 8








    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đã đạt được
    những kết quả tích cực, thể hiện rõ vai trò, vị trí của ngành trong phát triển
    kinh tế xã hội của tỉnh, với tỷ trọng (GDP) tuy không lớn trong cơ cấu kinh tế
    chung của tỉnh nhưng là ngành mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho gần
    50% dân cư, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giữ ổn định chính trị - xã
    hội, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh.
    Tuy nhiên, cùng với bối cảnh chung cả nước, Nông nghiệp tỉnh Quảng
    Ninh cũng bộc lộ những hạn chế trong quá trình phát triển: Tốc độ tăng
    trưởng có xu hướng giảm và chưa bền vững, chưa hình thành những vùng
    nông sản hàng hóa chủ lực an toàn, có quy mô tập trung, áp dụng công nghệ
    cao đủ sức cạnh tranh cả về số lượng và chất lượng trên thị trường nội địa và
    xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn phát triển theo chiều rộng dựa
    trên khai thác các nguồn lực tự nhiên và đầu tư vật chất; đã và đang gây
    những tác động tiêu cực làm ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí, ảnh
    hưởng tới môi trường sản xuất và đời sống. Do vậy, nâng cao chất lượng
    Nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững, chú trọng nâng cao thu
    nhập cho người sản xuất, góp phần đáp ứng yêu cầu đưa Quảng Ninh trở
    thành tỉnh công nghiệp hóa vào năm 2020 là yêu cầu cấp thiết.
    Xuất phát từ yêu cầu khách quan nội tại của ngành Nông nghiệp Quảng
    Ninh đáp ứng yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của ngành Nông nghiệp dựa
    trên nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi
    nền Nông nghiệp phải được điều chỉnh về cơ cấu phát triển, về tổ chức và
    nâng cao trình độ công nghệ sản xuất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phát triển
    Nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm luận
    văn thạc sĩ với mong muốn góp phần phục vụ cho công tác phát triển kinh tế -
    xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    * Mục tiêu tổng quát
    Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển nền nông nghiệp tỉnh
    Quảng Ninh đáp ứng những yêu cầu của nông nghiệp bền vững trong tương lai.
    * Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất nông nghiệp;
    - Lựa chọn những tiếp cận lý thuyết phù hợp đáp ứng việc luận giải các
    hướng phát triển bền vững trong nông nghiệp;
    - Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh thời gian
    qua, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
    để nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới;
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp theo
    hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu
    Gồm những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nông
    nghiệp trong giai đoạn hiện nay tại tỉnh Quảng Ninh.
    * Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi về không gian:
    Các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
    + Phạm vi về thời gian:
    Số liệu để đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn được thống kê xử lý trong giai đoạn 2010-2013; số liệu điều tra hiện
    trạng chủ yếu thu thập số liệu của năm 2013. Phân tích dự báo, các giải pháp
    đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm tới.
    + Nội dung: Phát triển Nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn
    tỉnh Quảng Ninh.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
    - Kết quả nghiên cứu có thể đem lại những gợi ý chính sách đối với các
    cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, góp phần quy hoạch phát triển nông
    nghiệp địa phương thực sự bền vững trong tương lai, đem lại lợi ích cho các
    bên liên quan, đặc biệt là nông dân;
    - Nghiên cứu đưa ra những đề xuất có ý nghĩa thực tiễn đối với nông
    dân trong việc thực hành nông nghiệp bằng những phương pháp hiện đại để
    duy trì sự bền vững cho nông nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, cải thiện môi
    trường sống;
    - Nghiên cứu có ý nghĩa nhất định cho các nghiên cứu tiếp theo. Đây là
    những tài liệu tham khảo dựa trên những khảo cứu thực tế trên địa bàn tỉnh
    Quảng Ninh. Kinh nghiệm của Quảng Ninh có thể là bài học thiết thực cho
    những địa phương có điều kiện tự nhiên tương đồng.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục Luận văn
    được bố cục thành 4 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Phát triển Nông nghiệp theo
    hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng Phát triển Nông nghiệp theo hướng bền vững
    trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
    Chương 4: Các giải pháp để Phát triển Nông nghiệp theo hướng bền
    vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
     
Đang tải...