Thạc Sĩ Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải pháp
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải pháp
    Định dạng file word


    mục lục
    Trang
    Mở đầu
    Chương 1: nông nghiệp hàng hóa: nội dung, vai trò và
    những tiềm năng điều kiện phát triển nó ở
    đồng bằng sông cửu long
    Nông nghiệp hàng hóa: khái niệm và nội dung
    Khái niệm
    Nội dung phát triển nền nông nghiệp hàng hóa
    Vai trò của nông nghiệp hàng hóa đối với phát triển kinh tế -xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long
    Tiềm năng, điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng
    bằng sông Cửu Long
    Chương 2: thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở
    đồng bằng sông cửu Long và những vấn đề đặt
    ra cần giải quyết
    Thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông
    Cửu Long
    Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
    cơ cấu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn mất cân đối
    Chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhìn chung còn thấp
    không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
    Về thị trường nông thôn
    Cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp hàng hóa và cơ sở hạ
    tầng cho nông thôn
    Chương 3: Những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ
    yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng
    hóa ở đồng bằng sông cửu long
    Những phương hướng chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông
    nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long
    Các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp
    hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển
    Xây dựng các hộ nông dân thành đơn vị sản xuất hàng hóa gắn
    liền với đổi mới kinh tế hợp tác và doanh nghiệp Nhà nước trong
    nông nghiệp
    Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và kết cấu
    hạ tầng sản xuất nông thôn
    Mở rộng và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở nông thôn
    Tiếp tục hoàn thiện và chỉ đạo tốt một số chính sách kinh tế
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu ở nhiều
    quốc gia không những ở các nước kém phát triển, mà ngay cả các nước có nền kinh tế
    phát triển cao. ở nước ta, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, 80% dân số sống ở nông
    thôn, lao động nông nghiệp chiếm 75% lực lượng lao động xã hội và sản xuất nông
    nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu là độc canh cây lúa, thuần nông, năng suất lao động
    thấp . do đó đời sống nông dân nói chung còn thấp. Chỉ có phát triển nền nông nghiệp
    hàng hóa có hiệu quả, đạt năng suất cao, chất lượng tốt, chủng loại hàng hóa nông sản
    phong phú thì mới cải thiện được đời sống dân cư ở nông thôn.
    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong hai vựa lúa lớn của cả
    nước. Đây là vùng có điều kiện thâm canh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo
    để xuất khẩu, chăn nuôi . Nhưng sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa còn bộc
    lộ nhiều yếu kém và khiếm khuyết. Cơ cấu kinh tế mang nặng tính chất thuần nông.
    Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn, song nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo
    nàn và lạc hậu, tỷ lệ nghèo đói vẫn còn khá cao (khoảng 20%). Vấn đề cơ bản và cấp
    bách hiện nay là để đưa nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thoát khỏi nghèo
    nàn lạc hậu thì phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa, một yêu cầu bức xúc
    cần được luận giải trên cả lý luận và thực tiễn. Do đó " Phát triển nông nghiệp hàng
    hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải pháp" được chọn làm đề tài
    nghiên cứu của luận án này.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Phát triển kinh tế hàng hóa nói chung, nền nông nghiệp hàng hóa nói riêng, tạo
    nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh,
    xã hội công bằng văn minh" là một trong những nội dung cơ bản trong đường lối kinh
    tế của Đảng và Nhà nước ta.
    Vì thế đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhiều công trình đã công bố,
    như:
    - Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa đất nước - Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội 1999.
    - Phát triển kinh tế hàng hóa ở tỉnh Ninh Thuận: Thực trạng và giải pháp -Luận án thạc sĩ khoa học kinh tế, của Nguyễn Bá Ninh, Hà Nội 2000.
    - Chính sách thị trường với phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chu Hữu
    Quý và Nguyễn Kế Tuấn, Tạp chí cộng sản, (20) 10/1998.
    - Đẩy mạnh phát triển một số hàng nông sản xuất khẩu có sức cạnh tranh trên
    thị trường quốc tế của Lê Huy Ngọ, Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 2/1998.
    Và nhiều tác phẩm liên quan khác.
    Nhưng những công trình này chỉ mới đề cập đến những định hướng và một số
    chủ trương lớn hoặc cụ thể để phát triển kinh tế hàng hóa nói chung, nông nghiệp hàng
    hóa nói riêng chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống việc phát triển nông
    nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL. Như vậy trên thực tế chưa có công trình nào trùng với tên
    đề tài nghiên cứu luận án.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    a) Mục đích: Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và
    phương hướng, giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa góp phần phát
    triển kinh tế - xã hội ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung.
    b) Nhiệm vụ:
    - Làm rõ sự cần thiết và vai trò việc phát triển nông nghiệp hàng hóa ở
    ĐBSCL.
    - Phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở
    ĐBSCL, đồng thời xác định rõ những nguyên nhân của thực trạng.
    - Trình bày những phương hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển
    nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài
    - Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế
    chính trị, chú ý vận dụng tổng hợp các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng
    kết thực tiễn.
    5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu: là nông nghiệp hàng hóa.
    - Thời gian: từ 1986 đến nay, ở ĐBSCL.
    6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Phân tích làm rõ những tiềm năng và những yếu tố chi phối sự phát triển
    nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL.
    - Phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
    hàng hóa ở ĐBSCL.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án kết cấu gồm 3 chương 7 tiết.


    danh mục tài liệu tham khảo
    [1].
    [2].
    [3].
    [4].
    [5].
    [6].
    [7].
    [8].
    [9].
    Nguyễn Thanh Bạch, Chính sách và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn
    hiện nay. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 101, 3/1999.
    Nguyễn Thanh Bạch, Một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện
    nay. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 99, 1/1999.
    Mai Văn Bảo, Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ.
    Nguyễn Văn Chiển, Về việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho kinh tế hộ nông
    dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 13 (7-1999).
    Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long 25 năm sau giải
    phóng (1995 - 2000). Tạp chí Nông thôn mới, số 45 (4-2000).
    Nguyễn Sinh Cúc, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam là một đòi
    hỏi bức bách hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 14 (7-1998).
    Trần Kim Cúc, Một số luận điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin về công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số
    10-1999.
    Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, Số liệu kinh tế xã hội các tỉnh đồng bằng sông
    Cửu Long, biên soạn tháng 4/1998.
    Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, Số liệu kinh tế xã hội các tỉnh đồng bằng sông
    Cửu Long, biên soạn tháng 4/1999.
    [10]. Phan Xuân Dũng, Khoa học - công nghệ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    nông nghiệp và nông thôn. Tạp chí Cộng sản, số (6-1999).
    [11]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội đến
    năm 2000. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1999.
    [12]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV),
    tháng 3/1979.
    [13]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) về đổi mới
    quản lý kinh tế nông nghiệp, tháng 4/1988.
    [14]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 2 và lần thứ 5
    (khóa VII), năm 1992 và 1993.
    [15]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
    (khóa VII), ngày 25/1/1994.
    [16]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Nxb
    Sự thật, Hà Nội, 1976.
    [17]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb
    Sự thật Hà Nội, 1987.
    [18]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.
    Nxb Sự thật Hà Nội, 1991.
    [19]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Một số Văn kiện của Đảng về phát triển nông thôn.
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
    [20]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
    [21]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về một số
    vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
    1998.
    [22]. Lê Khả Đấu, Quản lý, sử dụng đất nông trường quốc doanh - vấn đề và giải
    pháp. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 250. Tạp chí Cộng sản, số 10 (5-1999).
    [23]. Trần Đức, Sau mấy chuyến đi tìm hiểu những nông trường quốc doanh nông -lâm nghiệp. Tạp chí Cộng sản, số 10 (5-1999).
    [24]. Võ Văn Đức, Nghị quyết 10/BCT khởi nguồn của sự đổi mới kinh tế nông
    nghiệp. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 12/1999.
     
Đang tải...