Tiến Sĩ Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long và tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 23/11/13
    Last edited by a moderator: 15/8/14
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long và tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay
    Định dạng file word




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sản xuất nông nghiệp, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân và diện mạo nông thôn nước ta đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KT - XH ở các cấp, các ngành cả Trung ương và địa phương; nhất là khi nước ta đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bởi vì, phát triển nông nghiệp không chỉ bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội; bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, là một trong những mũi nhọn tạo ra nguồn hàng xuất khẩu đa dạng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời kỳ hội nhập; thu hút nhiều việc làm mới, tạo tiền đề vững chắc để đẩy mạnh phân công lao động theo ngành và lãnh thổ , mà còn là cơ sở và lực lượng để phát triển KT - XH bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái [21, tr.124]. Đúng như quan điểm của Đảng ta luôn nhấn mạnh: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng” [20, tr.191].
    ĐBSCL là mảnh đất ngàn đời “sống chung với lũ”, nhưng mảnh đất này được biết đến không chỉ là vựa lúa của Miền Nam, mà còn là vùng trọng điểm lúa số một của cả nước, có nguồn thuỷ sản dồi dào nhất hiện nay. Nơi đây có nhiều sông ngòi, kênh rạch, đất đai màu mỡ, cây trái tươi tốt, nước ngọt bốn mùa, lắm cá, nhiều tôm, làm ra “hạt lúa, củ khoai” rất thuận lợi so với cả nước. Hàng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thuỷ sản, cung cấp 90% sản lượng gạo cho xuất khẩu. Sự phát triển nông nghiệp ĐBSCL nhất định sẽ là một vùng đất “đi trước, về trước”, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT - XH của các vùng khác và của đất nước. Vùng kinh tế đặc thù này, một mặt có ý nghĩa chiến lược về kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, mặt khác còn có ý nghĩa QP - AN đặc biệt. Trong quá khứ và hiện tại, ĐBSCL có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, vùng biên giới trên bộ giáp Vương quốc Campuchia và vùng biển rộng giáp hầu hết các nước ASEAN, có vị trí chiến lược rất quan trọng cả về kinh tế - quốc phòng trong chiến lược phòng thủ chung của đất nước - là tuyến đầu do lực lượng vũ trang QK9 đảm nhiệm, cả trên biên giới đất liền và biên giới biển cực Nam của Tổ quốc.
    Thấy rõ vị trí và tiềm năng to lớn của ĐBSCL, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo và hỗ trợ trên nhiều mặt nhằm đẩy nhanh nhịp độ phát triển ở vùng này như tiến hành quy hoạch tổng thể, đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông, chinh phục vùng Đồng Tháp Mười, khai thác tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, cải tạo chua phèn vùng ngập mặn Nhờ vậy, kinh tế của vùng đã có bước phát triển mạnh mẽ, bộ mặt KT - XH ở nhiều địa phương đã có những thay đổi, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, thế trận phòng thủ không ngừng được củng cố.
    Tuy vậy, so với tiềm năng vốn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng này thì nông nghiệp tuy có phát triển, nhưng không đều, phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, một số địa phương nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng kháng chiến cũ phát triển chậm, còn nhiều hộ nghèo; giá cả hàng hoá nông phẩm không ổn định, ảnh hưởng đến đời sống nông dân, thực tiễn đang vấp phải hiện trạng “nông nghiệp đi lên, nông dân đi xuống”, tác động tiêu cực đến quân sự, QP - AN. Đặc biệt trong điều kiện mới, phát triển nông nghiệp ĐBSCL đang đặt ra những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới củng cố KVPT trên địa bàn Quân khu như: tổ chức xây dựng lực lượng, triển khai thế trận, huy động sức dân . Chưa có phương thức kết hợp chặt chẽ giữa qui hoạch phát triển KT - XH với QP - AN, nhận thức nội dung, biện pháp củng cố KVPT chưa đầy đủ, chưa thật sự cơ bản và đồng bộ [16, tr.7], đòi hỏi phải xử lý một cách khoa học thì mới đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Trong khi đó việc đánh giá, quản lý, khai thác mọi tiềm năng trong phát triển nông nghiệp và mối tương tác của nó đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9 hiện nay chưa thích ứng với xu thế hội nhập, vẫn chưa thể hiện đầy đủ tầm chiến lược, chưa mang tính đột phá, nhiều vấn đề chưa có lời giải đáp thoả đáng. Vì vậy, tiếp cận ở góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long và tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay” làm luận án tiến sỹ.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích:
    Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của phát triển nông nghiệp ĐBSCL và tác động của nó đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9. Trên cơ sở đó, xem xét những tác động của phát triển nông nghiệp ĐBSCL, đề xuất những định hướng và giải pháp khả thi để phát huy tác động tích cực của phát triển nông nghiệp ĐBSCL đối với củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9 hiện nay.
    * Nhiệm vụ:
    Thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
    - Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp ĐBSCL và tác động của nó đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ĐBSCL và tác động của nó đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9.
    - Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của phát triển nông nghiệp ĐBSCL đối với củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9 hiện nay.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển nông nghiệp ĐBSCL (chủ yếu là lương thực và thuỷ sản) và tác động của nó đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9.
    * Phạm vi nghiên cứu: Khu vực 12 tỉnh, thành phố ĐBSCL: Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (không kể tỉnh Long An thuộc địa bàn Quân khu 7). Tập trung nghiên cứu sự tác động của phát triển nông nghiệp đến củng cố KVPT trên địa bàn, nhất là sự tác động đó trên tuyến vành đai biên giới Tây Nam (kể cả vành đai biên giới biển có liên quan).
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp luận nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, kinh tế học quân sự Mác - Lênin, cùng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ cả về mặt định tính và định lượng những nội dung đề tài đề cập tới.
    Mặt khác, đề tài bám sát các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; các Nghị quyết của Đảng bộ 12 tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL và các Nghị quyết của Đảng uỷ QK9. Đồng thời tác giả tham khảo các đề tài có liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nước trên tinh thần vận dụng, kế thừa có chọn lọc.
    5. Những đóng góp mới
    - Làm rõ tính đặc thù của phát triển nông nghiệp ĐBSCL và vấn đề củng cố KVPT trên địa bàn QK9 so với các vùng khác trong cả nước.
    - Làm rõ sự tác động của phát triển nông nghiệp ĐBSCL (nhất là phát triển nông nghiệp vành đai biên giới) đến củng cố KVPT trên địa bàn QK9 là yêu cầu khách quan và chỉ ra nội dung tác động đó.
    - Đề xuất những giải pháp thiết thực để phát huy tác động tích cực của phát triển nông nghiệp ĐBSCL đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9 hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
    Đề tài được thực hiện sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển nông nghiệp ĐBSCL nói riêng, có tính đến sự tác động của nó đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9 trong giai đoạn hiện nay.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và giảng dạy môn kinh tế chính trị, kinh tế quân sự ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, luận án gồm 3 chương, (8 tiết), kết luận, danh mục công trình đã được công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.




    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
    ĐẾN ĐỀ TÀI
    1. Những nghiên cứu về nông nghiệp ở một số nước có liên quan đến đề tài
    Trên thế giới, đã có nhiều tài liệu, công trình khoa học nghiên cứu luận giải nhiều bài học quý khi đề cập đến kinh tế nông nghiệp, nông thôn và những tác động cả tích cực và tiêu cực của nó đến nhiều vấn đề lớn như: tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống chính trị xã hội, môi trường và tác động đến cả QP - AN. Điển hình như Trung Quốc, trong quá trình cải cách thể chế kinh tế, cuộc cải cách nông nghiệp là một lĩnh vực đột phá đầu tiên, được quan tâm nhất và được coi là lĩnh vực thu được thành công nhiều nhất trong giai đoạn đầu khởi xướng; nhưng càng về sau cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất, những vấn đề phức tạp chủ yếu diễn ra ở nông thôn, nếu không giải quyết triệt để sẽ tác động đến sự ổn định chính trị xã hội. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ: “Trung Quốc có 1,3 tỷ dân, đa số là người dân nông thôn, nông nghiệp và nông thôn không phát triển được, đời sống của người nông dân không được cải thiện rõ rệt, chúng ta không thể thực hiện được mục tiêu xây dựng xã hội khá giả, không thể thực hiện được hiện đại hoá cả nước, không thể thực hiện được toàn dân cùng giàu có, không thể giữ ổn định lâu dài được” [14, tr.7]. Vì vậy, trong những năm gần đây đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này như: Lục Học Nghệ (2007) với “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc: biến đổi và phát triển”, Cốc Nguyên Dương (2007) với “Tình trạng tam nông Trung Quốc: thành tựu, vấn đề và thách thức”, Nguyễn Hoa Mai (2008) với “Trung Quốc: một số thách thức trong thực hiện chính sách tam nông” tập trung nhất là những“văn kiện số 1” về chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn (thường được gọi là chính sách “tam nông” và từ năm 2004 đến năm 2009 đã có 11 văn kiện số 1 đề cập đến vấn đề này); trong đó định hướng nhiều nội dung quan trọng như: Nhà nước đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp, chú trọng




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ph.Ăngghen (1877), “Chống Đuy-rinh”, C.Mác và Ăngghen, toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994, tr.235-242.
    2. Bộ Quốc phòng (2004), Giáo trình giáo dục quốc phòng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    3. Bộ Quốc phòng (2005), Giáo trình Giáo dục quốc phòng, tập II-cuốn 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), “Phát triển vùng nuôi tôm nước lợ: mạnh ai nấy làm”, trang web www.laodong.com.vn, ngày 29.9, tr.9.
    5. Bùi Chí Bửu (2008), “Công nghệ sinh học và vấn đề phát triển nông nghiệp của Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (791), tr.40-44.
    6. Bùi Căn (2008), “Campuchia phát triển đất nước”, Báo Nhân Dân, (19237), tr.4
    7. Lê Minh Châu (2008), “phát triển công nghiệp khu vực ĐBSCL”, Báo Nhân dân (19268), tr.5
    8. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định về Khu vực phòng thủ.
    9. Võ Hùng Dũng (2007), “Chiến lược phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (7) , tr.24-35.
    10. Võ Hùng Dũng(2009), “Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: những tác động chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (370), tr.3-16.
    11. Nguyễn Tấn Dũng (2005), Tây Nam Bộ tiến vào thế kỷ 21,Nxb CTQG, Hà Nội.
    12. Nguyễn Xuân Dũng (2006), “Những điều chỉnh chính sách của Campuchia để thực hiện cam kết hội nhập tổ chức WTO”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, 2(118), tr.40-43.
    13. Quang Duẫn (2008), “Lo ngại thảm hoạ Irrawaddy xảy ra tại ĐBSCL”, Báo Thanh niên, (139), tr.5
    14. Cốc Nguyên Dương (2007), “Tình trạng tam nông của Trung Quốc: thành tựu, vấn đề và thách thức”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (354), tr.7-13.
    15. Dự án đầu tư kinh tế, quốc phòng tứ giác Long Xuyên (1998), tr.21.
    16. Đảng bộ QK9 (2005) Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ QK9 lần thứ VII.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Nghị quyết số 02/ BCT.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb CTQG, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết của BCT về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010.
    20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khoá X, Nxb CTQG, Hà Nội.
    22. Nguyễn Đình Đầu (2002), Nam Bộ xưa và nay, Ấn phẩm Xưa và nay, Nxb TP.Hồ Chí Minh.
    23. Tấn Đức (2008), Báo Tuổi trẻ, (291), tr.7.
    24. Trần Đức (1997), “Con đường phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (20), tr.36-40.
    25. Trần Hồng Hà (2008), “Bảo vệ môi trường ĐBSCL”, Tạp chí Cộng sản, (793), tr.30-33.
    26. Giang Hoàng (2008), Báo Quân đội nhân dân, (17025), tr.7.
    27. Hà Hồng (2008), “bảo vệ bền vững môi trường lưu vực các dòng sông”, Báo Nhân dân, (19418), tr.5.
    28. Hà Hồng (2009), “Nguồn nhân lực ở ĐBSCL”, Báo Nhân dân, (19537), tr.3.
    29. Trác-Vệ-Hoa (2008), “lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm qua”, Báo Nhân dân, (19430), tr.3.
    30. Quang Hậu (2008), “Đôi nét về chiến lược an ninh lương thực của một số nước Châu Á hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (6), tr.44-47.
    31. Lê Thiết Hùng (2009), “Gian nan cơ khí hoá nông nghiệp”, Báo Quân đội nhân dân, (17223), tr.4.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...