Luận Văn Phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Nhượng quyền thương mại cùng với các hình thức kinh doanh khác đã tạo nên một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới đặc biệt nở rộ ở các nước châu Âu, châu Mỹ trong hơn 6 thập kỷ qua. Các bên tham gia hình thức kinh doanh này đểu được hưởng lợi, thị trường mở rộng, thương hiệu được khuếch trương, tăng doanh thu đối với bên nhượng quyền; giảm rủi ro kinh doanh đối với bên nhận quyền.
    Trong những năm gần đây Việt Nam có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, dân số trên 82 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước và khiến Việt Nam trở thành nơi được các nhà kinh doanh muốn nhượng quyền thương mại quan tâm.
    Tại Việt Nam, hình thức nhượng quyền thương mại hình thành vào những năm 90 của thế kỷ XX, được khởi động bằng hệ thống chuỗi các cửa hàng cà phê của Việt Nam mang thương hiệu Trung Nguyên vào năm 1996. Cùng với đó là sự phát triển hệ thống nhượng quyền quốc tế nổi tiếng tại Việt Nam như Jollibee, KF, hệ thống siêu thị Parkson, Hard Rock café, Chilli ‘s, The body Shop cũng như sự xuất hiện các hệ thống nhượng quyền của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Qualitea, Bakery Kinh Đô và đặc biệt có những thương hiệu Việt Nam tích cực nhượng quyền ra nước ngoài, làm cho bức tranh thị trường Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn.
    Sau hai thập kỉ hình thành và phát triển tại Việt Nam, nhượng quyền thương mại đã đạt được những thành tựu đáng kể đi liền với những bài toán mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải vượt qua. Chính vì thế chúng em đã chọn và nghiên cứu đề tài “Phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam” với mong muốn đưa ra những đánh giá về thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay cùng với một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng phương thức kinh doanh này ở Việt Nam
    * Nội dung của khoá luận gồm 3 phần chính:
    Chương I : Khái quát chung về chuyển nhượng thương mại.
    Chương II : Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt nam.
    Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt nam.



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 3
    NỘI DUNG 4
    CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUYỂN NHƯỢNG THƯƠNG MẠI:. 4
    1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại và hệ thống nhượng quyền thương mại 4
    1.1.1. Một số khái niệm nhượng quyền thương mại trên thế giới 4
    1.1.2. Khái niệm nhượng quyền thương mại tại Việt Nam:. 5
    1.1.3. Khái niệm hệ thống nhượng quyền thương mại 5
    1.2. Nhượng quyền thương mại và các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ:. 7
    1.2.1. Nhãn hiệu:. 7
    1.2.2. Tên thương mại 7
    1.2.3. Bí quyết kinh doanh. 8
    1.2.4. Khẩu hiệu kinh doanh ( Slogan). 8
    1.2.5. Biểu tượng kinh doanh (Logo). 9
    1.3. Hệ thống nhượng quyền thương mại 10
    1.3.1. Mục tiêu, chức năng của hệ thống. 10
    1.3.2. Môi trường của hệ thống. 11
    1.3.3. Mô hình hoá hệ thống nhượng quyền thương mại 12
    1.3.4. Cơ sở hoạt động của hệ thống. 13
    1.3.5. Cấu trúc và hoạt động của hệ thống. 14
    1.3.6. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của Hệ thống nhượng quyền thương mại 17
    1.4. Vai trò của nhượng quyền thương mại 19
    1.4.1. Đối với bên nhượng quyền. 19
    1.4.2. Đối với bên nhận quyền. 20
    1.4.3. Đối với khách hàng. 22
    1.4.4. Đối với nền kinh tế. 22
    1.5. Các vấn đề pháp lý liên quan đến nhượng quyền thương mại 23
    1.5.1. Pháp luật Việt Nam hiện hành về nhượng quyền thương mại (NQTM). 23
    1.5.2. Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh (PLCT). 27
    1.5.3. NQTM thuộc về điều chỉnh pháp luật đối với thương mại công hay tư?. 33
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM: 38
    2.1. Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam:. 38
    2.1.1.Thực trạng nhượng quyền thương mại vào Việt Nam: 38
    2.1.2. Thực trạng nhượng quyền của các doanh nghiệp Việt Nam 44
    2.2. Đánh giá những vấn đề pháp lý cơ bản về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: 45
    2.2.1. Một số ưu điểm:. 46
    2.2.2. Ưu điểm trong quy định về việc cung cấp thông tin về hệ thống nhượng quyền thương mại 48
    2.2.3. Ưu điểm trong quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 50
    2.2.4. Ưu điểm trong quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại 50
    2.2.5. Hạn chế trong các nguồn luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại Việt Nam hiện nay: 51
    2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động NQTM tại Việt Nam:. 55
    2.3.1. Kết quả đạt được. 55
    2.3.2. Hạn chế. 63
    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 69
    3.1. Xu thế nhượng quyền thương mại trên thế giới và tại Việt Nam . 69
    3.1.1. Nhượng quyền thương mại chuyển đổi 69
    3.1.2. Nhượng quyền thương mại các quán ăn. 69
    3.1.3. Chăm sóc trẻ em . 70
    3.1.4. Giáo dục trẻ em . 71
    3.1.5. Thể hình. 71
    3.1.6. Dịch Vụ Y Tế. 71
    3.1.7. Cửa hàng bán lẻ. 71
    3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 72
    3.2.1. Về phía Nhà nước. 72
    3.2.2. Về phía các doanh nghiệp. 77
    KẾT LUẬN 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...