Thạc Sĩ Phát triển nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Sau 2 năm học tập, giờ đây khi đã hoàn thành chương trình học cao học
    và luận văn tốt nghiệp thạc sỹ QLKT, bên cạnh niềm vui là sự trân trọng
    những giúp đỡ của gia đình, các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè dành cho tôi.
    Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Quân-Đại học Quốc
    Gia Hà Nội,, người thầy với đầy nhiệt huyết đã tận tâm hướng dẫn tôi từ xác
    định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin trong quá trình
    học tập và hoàn thành luận văn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường ĐHKT-ĐHQGHN
    đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi những kiến thức rất hữu ích và có thể vận dụng
    hiệu quả trong nghiên cứu và trong công việc.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Sở y tế Bắc Giang:
    BS. Hàn Thị Hồng Thúy-Phó giám đốc, BS. Từ Quốc Hiệu – Trưởng phòng
    Nghiệp vụ Y, BS. Ngô Thu Hà – Chánh văn phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ
    tôi trong quá trình tìm kiếm thông tin để xây dựng luận văn.
    Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, các anh chị em lớp
    QLKT3-K21 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
    Cuối cùng, với những kiến thức còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu này,
    tôi xin được chia sẻ với các bạn học viên trường ĐHKT-ĐHQGHN, các đồng
    nghiệp đã và đang học cùng các anh/ chị/ em công tác trong ngành QLKT để
    chúng ta cùng phát huy và làm tốt hơn nữa.





    MỤC LỤC

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ . I
    LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ . i
    CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH i
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 2
    LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ 2
    CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH . 2
    HÀ NộI - 2015LỜI CAM ĐOAN . 2
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT I
    DANH MỤC BẢNG BIỂU II
    STT . II
    BảNG II
    NộI DUNG . II
    TRANG II
    1 . II
    BảNG 3.1 II
    2 . II
    BảNG 3.2 II
    3 . II
    BảNG 3.3 II
    4 . II
    BảNG 3.4 II
    5 . II
    BảNG 3.5 II
    6 . II
    BảNG 3.6 II
    DANH MỤC HÌNH . III
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐIỀU
    DƯỠNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC . 6
    1.1. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm. . 6
    1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá trên thế giới 6
    1.1.2. Các nghiên cứu đánh giá tại Việt Nam . 8



    1.2. Lý luận chung về phát triển nhân lực 13
    1.2.1. Khái niệm về phát triển nhân lực: 13
    1.2.2. Vai trò của phát triển nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội 13
    1.3. Lý luận chung về phát triển nhân lực Điều Dưỡng . 15
    1.3.1. Khái niệm về Điều Dưỡng . 15
    1.3.2. Chức năng, vai trò và nhiệm vụ của Điều Dưỡng 15
    1.3.3. Phân loại Điều Dưỡng 16
    1.3.4. Khái niệm phát triển nhân lực Điều Dưỡng . 17
    1.3.5. Nội dung phát triển nhân lực Điều Dưỡng . 17
    1.3.6. Các tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực Điều Dưỡng . 25
    Hệ thống các chỉ tiêu được phân chia theo 5 nhóm sau: 26
    - Nhóm chỉ tiêu chung về phát triển nhân lực (17 chỉ tiêu). . 26
    - Nhóm chỉ tiêu về đào tạo nhân lực (15 chỉ tiêu). . 26
    - Nhóm chỉ tiêu về sử dụng nhân lực (3 chỉ tiêu). 26
    - Nhóm chỉ tiêu về phát triển nhân lực khu vực hành chính - sự nghiệp (7 chỉ
    tiêu). 26
    - Nhóm chỉ tiêu về tài chính phát triển nhân lực (3 chỉ tiêu). . 26
    (Tổng số bao gồm 45 chỉ tiêu). . 26
    1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực Điều Dưỡng 27
    1.4.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô . 27
    1.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 30
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 35
    2.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị 35
    2.2. Các phương pháp nghiên cứu 37
    2.2.1. Các phương pháp chung . 37
    2.2.2. Các phương pháp cụ thể . 38
    2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 42
    2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu 42
    2.5. Các công cụ được sử dụng . 43
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH BẮC
    GIANG .44
    3.1. Thực trạng quy mô và cơ cấu nhân lực Điều dưỡng . 45
    3.1.1. Thông tin về nhân lực Điều Dưỡng tại các cơ sở y tế công lập



    trong tỉnh Bắc Giang 45
    3.1.2. Đánh giá quy mô và cơ cấu nhân lực Điều Dưỡng tại Bắc Giang47
    3.2. Thực trạng phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Điều Dưỡng 48
    3.2.1. Kết quả đánh giá năng lực chung của Điều dưỡng viên tại các cơ
    sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang . 48
    3.2.2. Đánh giá kết quả điều tra 51
    3.3. Thực trạng nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Điều Dưỡng 53
    3.3.1. Kết quả khảo sát Đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng tại các cơ
    sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang . 53
    3.3.2. Đánh giá kết quả khảo sát. 54
    3.4. Thực trạng về chính sách đãi ngộ dành cho Điều Dưỡng của tỉnh Bắc
    Giang . 54
    3.4.1. Kết quả điều tra mức độ hài lòng 54
    3.4.2. Kết quả điều tra số giờ làm việc của Điều dưỡng . 56
    3.4.3. Nguyên nhân của những vấn đề: mức độ hài lòng thấp và tình
    trạng tăng ca phổ biến. 56
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP
    TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 .58
    4.1.Xu hướng mới của Điều Dưỡng Quốc tế . 58
    4.1.1. Có sự thay đổi về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người bệnh 58
    4.1.2. Mở rộng kỹ thuật cao 58
    4.1.3. Tăng cường tính tự chủ . 59
    4.2. Quan điểm chung của Điều Dưỡng các nước khu vực về dịch vụ Điều
    Dưỡng . 59
    4.3. Mục tiêu của hệ thống nhân lực y tế Việt Nam. 60
    4.3.1. Bối cảnh chung về Điều Dưỡng 60
    4.3.2 Chuẩn năng lực cơ bản của Điều Dưỡng Việt Nam- Tiêu chuẩn
    đánh giá năng lực của Điều Dưỡng. . 61
    4.4. Mục tiêu phát triển nhân lực y tế của tỉnh Bắc Giang. 63
    4.5.Giải pháp cho phát triển nhân lực Điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập
    tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. . 64



    4.5.1.Nhóm giải pháp để đảm bảo nhân lực Điều dưỡng có quy mô và
    cơ cấu phù hợp 65
    4.5.2. Nhóm giải pháp về phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho Điều
    dưỡng . 66
    4.5.3. Nhóm giải pháp về nâng cao thể lực của Điều Dưỡng . 71
    4.5.4. Nhóm giải pháp về nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Điều
    dưỡng . 72
    4.5.5. Nhóm giải pháp về đổi mới chính sách đãi ngộ dành cho Điều
    dưỡng . 73
    4.5.6. Nhóm giải pháp về đáp ứng nhu cầu các nguồn lực phục vụ cho
    phát triển nhân lực 74
    KẾT LUẬN 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


    i

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 BNV Bộ nội vụ
    2 BV Bệnh viện
    3 CBYT Cán bộ Y tế
    4 CSNB Chăm sóc người bệnh
    5 CSSK Chăm sóc sức khỏe
    6 CSYT Cơ sở y tế
    7 ĐD Điều Dưỡng
    8 ĐDCĐ Điều Dưỡng cao đẳng
    9 ĐDĐH Điều Dưỡng đại học
    10 ĐDV Điều Dưỡng viên
    11 ĐHKT Đại học Kinh tế
    12 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
    13 ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
    14 DVYT Dịch vụ y tế
    15 NLYT Nhân lực y tế
    16 OR Tỷ số chênh
    17 QLKT Quản lý Kinh tế
    18 THPT Trung học phổ thông
    19 TTSL Thu thập số liệu
    20 TTYT Trung tâm Y tế
    21 TƯ Trung ương


    ii

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1
    Thông tin về nhân lực Điều dưỡng tại địa bàn
    nghiên cứu
    40
    2 Bảng 3.2
    Danh sách các Bệnh viện và Trung tâm y tế
    công lập tỉnh Bắc Giang
    42
    3 Bảng 3.3
    Mức độ đạt được theo từng chuẩn năng lực của
    ĐDCĐ và ĐDĐH
    44
    4 Bảng 3.4
    Mức độ đạt được của chuẩn thực hành theo
    pháp luật đạo đức nghề nghiệp của ĐDCĐ và
    ĐDĐH
    47
    5 Bảng 3.5
    Mức độ hài lòng với công việc của ĐDCĐ và
    ĐDĐH
    48
    6 Bảng 3.6 Số giờ làm việc của Điều Dưỡng 48
    7 Bảng 3.7 Các chỉ tiêu về y tế và dịch vụ y tế 59


    iii

    DANH MỤC HÌNH

    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 2.1 Khung phân tích phát triển nhân lực điều dưỡng 32


    iv

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    STT Biểu đồ Nội dung Trang
    1 Biểu đồ 3.1
    Phân bổ Điều Dưỡng tại các cơ sở y tế công
    lập trong tỉnh
    45







    1

    MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, và các nước đang phát
    triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia, vai trò của ĐD đã được nâng cao
    trong việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, nhóm chăm sóc sức
    khỏe, tham gia khám và điều trị, chăm sóc các bệnh cấp và mãn tính theo
    chuyên ngành và là nghề đang được kính trọng nhất hiện nay.
    Riêng tại Việt Nam vẫn còn tồn tại không ít vấn đề trong việc nhận thức
    về vai trò của người ĐD dù trình độ và phạm vi thực hành của ĐD Việt Nam
    hiện nay đã có nhiều thay đổi. Trong suốt một thời gian dài, xã hội Việt Nam
    chỉ coi trọng Bác sĩ, Dược sĩ mỗi khi nhắc đến công tác chăm sóc sức khỏe
    mà quên đi vai trò của người ĐD, những người đóng góp rất quan trọng cho
    quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu để dự phòng bệnh tật cũng như quá trình
    hồi phục sức khỏe của bệnh nhân sau khi điều trị tích cực. Chỉ đến khi số
    lượng bệnh nhân phải đến bệnh viện để tái khám tăng lên theo thời gian, mà
    nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu kiến thức trong việc chăm sóc bệnh nhân
    sau khi điều trị, thì vai trò của người ĐD lúc đó mới được chú ý.
    Tình trạng số lượng bệnh nhân đến khám và tái khám tăng lên ở các
    bệnh viện là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: sự quá tải trong
    các bệnh viện, hiện tượng nhờn thuốc kháng sinh, lây nhiễm chéo giữa các
    bệnh nhân, gia tăng tiêu cực phí trong bệnh viện.
    Bộ y tế Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến nghề ĐD bằng
    việc ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam (Ban hành kèm theo quyết
    định số 1352/QĐ-BYT ngày 21/04/2012) được cấu trúc theo khuôn mẫu chung của
    ĐD khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ASEAN. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục Đào
    tạo cũng ban hành Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT ngày 02/10/2014 về việc Ban

    2

    hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ĐD trình độ
    Đại học, Cao đẳng. Trong nhóm ngành y tế, ĐD trở thành ngành nghề duy nhất có
    Chuẩn năng lực cơ bản được cấu trúc theo khuôn mẫu chung của khu vực Châu Á
    Thái Bình Dương và ASEAN.
    Năm 2012 Bộ Y tế Việt Nam đã có quy hoạch phát triển nhân lực y tế
    Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 để phát triển nhân lực y tế. Quy hoạch này
    nhằm đáp ứng mục tiêu chính của hệ thống y tế là nâng cao hiệu quả làm việc
    của nhân lực y tế bằng cách bảo đảm có đủ số lượng và độ bao phủ của nhân
    viên, nâng cao năng lực của nhân lực y tế và tạo động lực làm việc, đó là một
    yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu cuối cùng của hệ thống y tế là nâng
    cao sức khoẻ nhân dân, bảo đảm các mục tiêu công bằng, hiệu quả, chất
    lượng. Trong quy hoạch này, phát triển nhân lực ĐD là nhiệm vụ rất quan
    trọng của ngành y tế vì nhân lực ĐD chiếm 50% nhân lực y tế. Lực lượng ĐD
    giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu với mục tiêu
    chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các nhu cầu thiết yếu của người dân, giúp nâng
    cao sức khỏe, duy trì, phục hồi và dự phòng bệnh tật ở ba tuyến: tuyến đầu,
    tuyến sau, và tuyến cuối kết hợp với các chuyên ngành khác trong nhóm chăm
    sóc sức khỏe.Với mô hình bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp và đời sống
    kinh tế ngày càng được nâng cao, nhu cầu được chăm sóc và hưởng các dịch
    vụ chăm sóc có chất lượng là nhu cầu tất yếu của xã hội. Do đó, để nâng cao
    chất lượng đào tạo ĐD, năng lực thực hành của ĐD sau tốt nghiệp, Bộ Y tế đã
    ban hành Chuẩn năng lực cơ bản ĐD để các cơ sở đào tạo và sử dụng ĐD
    nghiên cứu áp dụng. Bộ tài liệu đưa ra những tiêu chuẩn thuộc ba lĩnh vực là:
    năng lực thực hành; năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp; năng lực
    hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng đào
    tạo của các trường y tế còn chưa cao, năng lực thực hành chuyên môn của
    nhân viên y tế mới tốt nghiệp còn yếu, cơ chế đào tạo liên tục chưa thuận lợi
    nhất là các khu vực khó khăn.

    3

    Theo một điều tra của Hội ĐD Việt Nam, có đến 58,4% sai sót, sự cố với
    người bệnh xảy ra tại bệnh viện là do ĐD. Điều này cho thấy, nếu cải thiện về
    số lượng nhân lực, cũng như đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho ĐD thì
    sẽ hạn chế được sai sót và nâng cao được chất lượng công tác chăm sóc và
    điều trị cho người bệnh.
    Để giải quyết các vấn đề nêu trên cần tiến hành các nghiên cứu chuyên
    sâu để tìm các giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ĐD, thúc đẩy hoạt
    động đào tạo và phát triển nhân lực ĐD, góp phần sớm hình thành đội ngũ
    nhân lực ĐD đủ khả năng chăm sóc và điều trị cho người bệnh, góp phần nâng
    cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
    Xuất phát từ những yêu cầu trên, học viên xin chọn chủ đề: “Phát triển
    nhân lực Điều Dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang đến năm
    2020” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế.
    *Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Làm thế nào để phát triển nhân lực
    ĐD tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 ?
    2.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    *Mục đích: Đưa ra giải pháp cụ thể nhằm phát triển nhân lực ĐD tại các
    cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
    *Nhiệm vụ:
    - Làm rõ cơ sở lý luận chung về Phát triển nhân lực ĐD.
    - Phân tích thực trạng phát triển nhân lực ĐD tại các cơ sở y tế công
    lập tỉnh Bắc Giang.
    - Đề xuất giải pháp phát triển nhân lực ĐD tại các cơ sở y tế công lập
    tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
    3.Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
    *Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề phát triển nhân lực ĐD tại các cơ sở y tế
    công lập tỉnh Bắc Giang.

    4

    *Phạm vi nghiên cứu:
    - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải
    pháp thúc đẩy phát triển nhân lực ĐD trong các cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc
    Giang.
    - Thời gian: Giai đoạn 2012-2014, tầm nhìn đến 2020.
    4.Đóng góp của luận văn
    * Tính mới của đề tài:
    - Qua thời gian làm việc với Sở y tế Bắc Giang, được biết chưa từng có
    công trình nghiên cứu, luận văn, báo cáo nào về phát triển nhân lực ĐD , nâng
    cao năng lực ĐD trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh.
    - Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ ĐD của các cơ sở y tế công lập
    trong tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013 – 2014, luận văn đề xuất các giải pháp
    chủ yếu có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ ĐD trong giai
    đoạn hiện nay.
    * Đóng góp cho những đề án quy hoạch và phát triển nhân lực:
    - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác
    phát triển nhân lực ĐD nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, nâng cao chất lượng
    phục vụ.
    - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc sơ
    kết, tổng kết, đánh giá về hoạt động của ĐD trong tỉnh nói chung và công tác
    quy hoạch của ngành Y tế trong tỉnh để xây dựng một số kế hoạch, đề án về
    công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí, sắp
    xếp và thực hiện chính sách đối với đội ngũ ĐD, quản lý cán bộ y tế thuộc Bộ
    Y tế quản lý trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
    - Luận văn cũng có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc
    nghiên cứu, học tập và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ y tế, công chức ngành Y
    tế Việt Nam

    5

    5. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương như sau :
    Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển
    nhân lực Điều Dưỡng.
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng phát triển nhân lực Điều Dưỡng tại các cơ sở y tế
    công lập tỉnh Bắc Giang.
    Chương 4: Giải pháp phát triển nhân lực ĐD tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
     
Đang tải...