Đồ Án Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH ở Quảng Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và xu thế phát triển kinh tế tri thức, lấy tri thức làm động lực phát triển hiện nay, nguồn nhân lực ngày càng thể hiện vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương hay một quốc gia. Việt Nam đang bước vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nên đòi hỏi một lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ, có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ chuyên môn và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, là yếu tố then chốt bảo đảm nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đúng hướng, đạt đến trình độ cao sẽ tạo ra các giá trị “hàng hóa đặc biệt”, đó là điều kiện rất quan trọng để một tỉnh nghèo, chậm phát triển, khí hậu khắc nghiệt như Quảng Nam có cơ hội vươn lên, tiến kịp với các địa phương trong khu vực và cả nước, cũng là điều kiện để nâng cao đời sống của người dân và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhân lực dể có những giải pháp tạo ra một sự chuyển biến về chất, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH cho tỉnh Quảng Nam trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Vì vậy em chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Nam”. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Tập trung nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Nam từ 2006 – 2011, nhằm đánh giá ưu điểm, hạn chế tìm ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh Quảng Nam, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Quảng Nam trong giai đoạn tới . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: là nghiên cứuthực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Nam từ 2006 – 2011, định hướng và giải pháp triển nguồn nhân lực từ nay đến năn 2020. Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả, điều tra số liệu, nghiên cứu thực tiễn, trên cơ sở đó, so sánhphân tích, đánh giá và tổng hợp tìm ra bản chất vấn đề có tính qui luật, đề ra giải pháp có căn cứ, có tính khả thi cao nhằm phát triển nguồn nhân lực trong quá trình nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Nam. Trong qúa trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, dù hết sức cố gắn song do trình độ và kiến thức của em còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của quí thầy giáo, cô giáo cũng như độc giả để đề tài hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...