Thạc Sĩ Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/11/17.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    TRONG TỔ CHỨC 8
    1.1. Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực 8
    1.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức 19
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực . 28
    1.4. Một số kinh nghiệm về công tác phát triển nguồn nhân lực 33
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
    LỰC TẠI TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 36
    2.1. Khái quát về Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam 36
    2.2. Tổng quan tình hình phát triển nguồn nhân lực tại Ủy ban chứng khoán
    Nhà nước . .
    2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm lưu ký chứng khoán
    Việt Nam . 41
    2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm
    lưu ký chứng khoán Việt Nam 52
    2.5. Đánh giá chung về công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm lưu
    ký chứng khoán Việt Nam 56
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
    NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 59
    3.1. Định hướng và chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm lưu ký
    chứng khoán Việt Nam . 59
    3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm lưu ký chứng khoán
    Việt Nam . 62
    3.3. Một số kiến nghị . 70
    KẾT LUẬN . 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 74

    iv
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ
    LĐ Lao động
    NL Nhân lực
    NNL Nguồn nhân lực
    CBCNV Cán bộ công nhân viên
    PTNNL Phát triển nguồn nhân lực
    Trung tâm Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
    Nam

















    v
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1. Công tác bố trí, sử dụng lao động . .
    Bảng 2.2: Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ nhân lựcError! Bookmark not
    defined.
    Bảng 2.3. Cơ cấu theo trình độ của đội ngũ nhân lựcError! Bookmark not
    defined.
    Bảng 2.4. Chi phí đào tạo tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam Error!
    Bookmark not defined.
    Bảng 2.5. Bảng tổng hợp kết quả khám sức khoẻ định kỳ hàng năm Error!
    Bookmark not defined.
    Bảng 2.6. Tình hình kỷ luật tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
    . .
    Bảng 2.7. Thu nhập người lao động tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
    Nam . .













    vi





    vii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ

    Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm lưu ký chứng khoán 39
    Biểu đồ 2.1. Quy mô nhân lực tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam 42
    Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nhân lực theo giới tính tại Trung tâm lưu ký chứng khoán
    Việt Nam . 45
    Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi năm 2016 tại Trung tâm lưu ký
    chứng khoán Việt Nam . 46
    Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn năm 2016 tại Trung tâm
    lưu ký chứng khoán Việt Nam 47

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau 15 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã
    ngày càng khẳng định vai trò là một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế,
    từng bước tạo dựng cơ chế công bằng, minh bạch trên thị trường, bảo vệ nhà
    đầu tư. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và doanh nghiệp đã
    huy động được 1,7 triệu tỷ đồng; thị trường trái phiếu Chính phủ được đánh
    giá có mức tăng trưởng dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Á
    cũng như khu vực ASEAN + 3. Quy mô thị trường tăng bình quân trên 20%
    mỗi năm kể từ năm 2011, mức vốn hóa tăng 580 lần so với những năm đầu
    thành lập. Đến nay đã có gần 700 công ty niêm yết, quy mô tăng hơn 300 lần
    với giá trị vốn hoá thị trường đạt trên 31% GDP. Thời gian gần đây để tạo
    nguồn cung hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường cũng như thu hút các
    nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước, các sản phẩm mới của thị trường đã
    được nghiên cứu triển khai và chuẩn bị chính thức đi vào hoạt động như
    Chứng khoán phái sinh, Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant), các sản
    phẩm dịch vụ cho Quỹ đầu tư,
    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) được thành lập từ
    năm 2005 trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm lưu ký chứng khoán
    sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu
    nhà nước theo Luật Chứng khoán.Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
    giữ vai trò là tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch; đảm bảo cho
    hệ thống thanh toán chứng khoán quốc gia vận hành an toàn, bảo mật, giúp thị
    trường chứng khoán hoạt động thông suốt, hiệu quả. (cung cấp các dịch vụ
    đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ việc
    giao dịch mua, bán chứng khoán).

    2
    Để từng bước đáp ứng và nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh
    Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển về quy mô và chất lượng, đa
    dạng về sản phẩm là thách thức không hề nhỏ cho Trung tâm Lưu ký Chứng
    khoán Việt Nam. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc này, Trung tâm
    Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã rất chú trọng đến công tác phát triển nguồn
    nhân lực. Số lượng và chất lượng của các chương trình phát triển nguồn nhân
    lực cải thiện qua từng năm. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, tổ chức thực
    hiện và đánh giá hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực còn một số tồn
    tại cần khắc phục như thiếu tính chủ động trong việc xác định nhu cầu phát
    triển, chương trình phát triển chưa sáng tạo, .
    Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân
    lực tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ” với mong muốn tìm
    hiểu thực trạng nguồn nhân lực tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
    đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác này tại
    đơn vị.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến phát triển NNL đã
    thu hút không ít sự quan tâm các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt các
    nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các viện, các trường đại học
    2.1. Một số công trình nước ngoài
    Các tác giả Theodore Schultz (1961) với công trình “Investment in
    Human Capital” và tác giả Gary S. Becker (1964) trong loạt bài giảng về
    “Nguồn vốn con người: phân tích lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn” là
    những người đầu tiên đưa ra khái niệm về “vốn con người.” Đây là một khái
    niệm quan trọng mở ra một hướng tiếp cận mới về con người. Thuyết về “vốn
    con người” đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách phát triển giáo
    dục và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia từ những năm 1960. Lý thuyết

    3
    này đã chứng minh vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo để nâng cao phát
    triển NNL của con người - một trong những nguồn vốn quan trọng nhất của
    sản xuất vật chất. Schultz. T.W cho rằng, ngày nay việc không coi LĐ như
    một loại vốn, một phương tiện sản xuất là hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, do
    những nguyên nhân về yếu tố thời đại mà “vốn con người” chưa được đề cập
    đến với tư cách là nguồn lực con người với đầy đủ tính chất đặc biệt của nó
    trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
    Tác giả Kelly D.J (2001) trong công trình “Dual Perceptions of HRD:
    Issues for Policy: SME’s, Other Constituencies, and the Contested Definitions
    of Human Resource Development” đã đưa ra những khái niệm về LĐ và hiệu
    quả nâng cao phát triển NNL. Theo đó, phát triển LĐ là một phạm trù nằm
    trong tổng thể quá trình thuộc về sự nghiệp phát triển con người . Vì vậy, cần
    phải có các cơ chế, chính sách tổng thể để phát triển con người một cách toàn
    diện nhằm nâng cao phát triển NNL.
    Các tác giả Kristine Sydhagen và Peter Cunningham (2007) thuộc Đại
    học Nelson Mandela Metropolitan đã công bố công trình nghiên cứu về khái
    niệm và nội dung của LĐ với tựa đề “Human Resource Development
    International”. Sau đó, tác giả Abdullsh Haslinda (2009) trong công trình
    “Definition of HRD: Key Concepts from a National and International
    Context” cũng tập trung làm rõ khái niệm, mục đích và chức năng của LĐ.
    Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã tổng hợp lý thuyết và thực tiễn khái
    niệm, quan điểm về phát triển NNL ở các phạm vi, góc độ khác nhau từ các
    nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới đã công bố. Tuy nhiên, do những giới hạn
    và phạm vi nghiên cứu của từng công trình mà các tác giả chưa đề cập đến
    phạm trù nguồn LĐ có chất lượng cao và phát triển lực lượng này trong bối
    cảnh phát triển kinh tế tri thức.


    4
    2.2. Một số công trình trong nước
    TS. Nguyễn Bá Ngọc; KS. Trần Văn Hoan (chủ biên) “Toàn cầu hóa:
    cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam” Nhà xuất bản (Nxb) Lao
    động - xã hội (2002): Các tác giả đã trình bày tổng quát tác động của toàn cầu
    hóa đến lao động và các vấn đề của xã hội Việt Nam, những xu hướng vận
    động của nguồn nhân lực, phân tích những cơ hội và thách thức đối với lao
    động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, từ đó đề ra các giải pháp
    đối với lao động Việt Nam.
    PGS, TS. Nguyễn Văn Phúc - ThS. Mai Thu Hồng (201 2), “Khai thác
    và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội. Cuốn sách đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của nguồn nhân
    lực Việt Nam trong thời gian qua dưới sự tác động của các yếu tố văn hóa,
    lịch sử, kinh tế và chính trị cũng như quá trình hội nhập quốc tế trong xu thế
    toàn cầu hóa. Trên thực tế, tài nguyên nhân lực Việt Nam đã hình thành được
    những lợi thế nhất định, đã được khai thác và sử dụng và phát huy được vai
    trò tích cực của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy 4
    nhiên, tài nguyên nhân lực nói chung và lực lượng lao động Việt Nam nói
    riêng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên
    này vẫn có những yếu kém đòi hỏi cần có những nỗ lực to lớn để khắc phục.
    Tác giả Lưu Đức Hải (2016) với công trình “Phát triển nguồn LĐ chất
    lượng cao đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở nước ta hiện
    nay”, đã nghiên cứu, luận giải chuyên sâu về lao động, lao động có chất lượng
    cao ở Việt Nam hiện nay. Đề tài đã đi sâu xây dựng những tiêu chí cụ thể
    đánh giá về lao động có chất lượng cao, những yêu cầu và yếu tố tác động
    đến phát triển lực lượng này ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá, kinh tế thị
    trường định hướng XHCN. Trên cơ sở khảo sát lao động ở 40 ngành nghề lĩnh
    vực khác nhau, công trình đã đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển lao

    5
    động có chất lượng cao ở nước ta, đặc biệt công trình đã đề xuất một số giải
    pháp có tính chất đột phá để phát triển lao động ở một số ngành nghề có tính
    chất đặc thù cần phải đi tắt đón đầu.
    Ngoài ra còn rất nhiều những công trình, những bài báo, các cuộc hội
    thảo, luận văn, luận án bàn về NNL. Tuy nhiên những kết quả được nghiên
    cứu về NNL mới chỉ đề cập tới những vấn đề chung của NNL, và mới chỉ
    từng bước giải quyết tháo gỡ những khó khăn trước mắt của những vấn đề cơ
    bản này. Còn vấn đề phát triển NNL trong thị trường chứng khoán chưa được
    đề cập đến. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước, luận
    văn tập trung phân tích luận giải những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn
    đang đặt ra trong quá trình nâng cao phát triển NNL của Trung tâm lưu ký
    chứng khoán Việt Nam.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân
    lực và đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm lưu ký
    chứng khoán Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công
    tác phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống một số lý luận về phát triển nguồn nhân lực.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực
    tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
    - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân
    lực tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.

    6
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán
    Việt Nam
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (Bao gồm
    Trụ sở chính tại Hà Nội và Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh).
    - Về thời gian: Sử dụng số liệu phân tích thuộc giai đoạn 2012 - 2016
    và các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2016-2020.
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin;
    đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kế thừa
    có hệ thống và chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ,
    luận văn thạc sĩ và các tài liệu khoa học, kinh tế, chính trị có nội dung liên
    quan hoặc đề cập đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.
    Phương pháp thu thập số liệu: Trong luận văn sử dụng mẫu phiếu
    khảo sát đối với các nhân lực trong và ngoài Trung tâm lưu ký chứng khoán
    Việt Nam.
    Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Sử dụng 02 phiếu điều tra phỏng
    vấn NL là lãnh đạo Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và NL công tác
    trong và ngoài Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm đánh giá công
    tác phát triển NNL của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đưa ra
    một số giải pháp, kiến nghị để công tác phát triển NNL tại Trung tâm lưu ký
    chứng khoán Việt Nam ngày một hiệu quả hơn.
    Phương pháp phân tích các dữ liệu thứ cấp: Sử dụng phần mềm
    Excel để phân tích các số liệu, phương pháp trừu tượng hoá, phương pháp
    phân tích và tổng hợp, lý luận với thực tiễn.

    7
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
    tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để đảm bảo thị trường chứng
    khoán Việt Nam hoạt động an toàn, thông suốt, từng bước góp phần nâng
    hạng thị trường và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
    7. Cơ cấu của luận văn
    Luận văn gồm có 3 chương
    Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức
    Chương 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm
    Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
    Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phát triển
    nguồn nhân lực tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
     
Đang tải...