Tiến Sĩ Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá Quân đội nhân dân Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Công trình “Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá Quân đội nhân dân Việt Nam” là kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả. NCS đã dành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết xây dựng luận án và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ hướng dẫn, các nhà khoa học cùng đồng nghiệp.
    Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trong lĩnh vực quân sự. Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước, luận án đề cập thực trạng phát triển NNL quân sự CLC ở Việt Nam từ 1994 đến nay với việc khảo sát ở một số đơn vị và hơn 160 tài liệu liên quan.
    Nội dung chính của luận án gồm: 03 chương, tập trung luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL quân sự CLC; thực trạng; một số vấn đề đặt ra và những quan điểm, giải pháp phát triển lực lượng này nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá QĐNDVN.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Hiện nay NNL nói chung, NNL có CLC nói riêng là “chìa khoá” cho chiến lược cạnh tranh và phát triển của mỗi quốc gia. Nhiều nước tuy hạn chế về nguồn tài nguyên thiên nhiên song do biết khai thác, phát huy NNL nên đã có sự phát triển “thần kì”. Đối với Việt Nam, NNL có CLC là yếu tố quyết định thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, lần đầu tiên thuật ngữ"nguồn nhân lực chất lượng cao" được thể hiện trong văn kiện, Đại hội XI xác định phát triển NNL, nhất là NNL có CLC là một trong ba khâu đột phá chiến lược để xây dựng và BVTQ trong giai đoạn cách mạng mới [50, tr.106].
    Trong lĩnh vực quân sự, do những quy luật đặc thù của chiến tranh BVTQ nên yếu tố con người luôn giữ vai trò quyết định để giành chiến thắng. Theo Lênin: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường” [89, tr.147]. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nêu quan điểm: “Người trước, súng sau”. Do đó, người quân nhân cách mạng với tư cách là NNL quân sự CLC luôn giữ vai trò trọng yếu tạo nên sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh vai trò quyết định của con người trong chiến tranh. Đó là sự phát huy cao nhất trí tuệ, phẩm chất, bản lĩnh Việt Nam để chiến thắng quân đội nhà nghề với trang bị, vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới.
    Tuy nhiên, trước yêu cầu xây dựng và BVTQ trong bối cảnh mới, đòi hỏi phải thực hiện sáng tạo chủ trương xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong đó, yếu tố con người với tư cách là NNL quân sự CLC vẫn luôn giữ vai trò then chốt. Bởi vì, muốn xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, hiện đại đòi hỏi phải xây dựng, đào tạo con người phù hợp, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, ưu tú về chất lượng để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Người quân nhân phải có tư duy đổi mới, tác phong công nghiệp, bản lĩnh vững vàng, kỷ luật nghiêm và tinh thông nghiệp vụ. Nếu chỉ có vũ khí, trang bị hiện đại mà con người chưa hiện đại, trình độ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì không thể thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng quân đội trong tình hình mới. Vì vậy, phát triển NNL quân sự CLC đã, đang và sẽ là nhu cầu bức thiết đặt ra đối với QĐNDVN.
    Thời gian qua, chủ trương phát triển người quân nhân cách mạng nói chung đã được quan tâm triển khai thực hiện và thu được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng quân đội. Tuy nhiên, vấn đề NNL quân sự và phát triển NNL quân sự CLC chưa được nghiên cứu, luận giải toàn diện với tư cách là một phạm trù khoa học. Vấn đề phát hiện, thu hút, đào tạo và sử dụng còn bộc lộ những vướng mắc, bất cập. NNL quân sự CLC còn chiếm tỷ lệ nhỏ, vừa thiếu trầm trọng chuyên gia giỏi vừa mất cân đối về cơ cấu. Việc khó thu hút nhân tài vào quân đội cùng với tình trạng “chảy máu chất xám” diễn ra đang ảnh hưởng rất lớn đến phát triển NNL quân sự CLC. Nhìn chung Quân đội đang rất khan hiếm những chuyên gia đầu ngành, tổng công trình sư, chuyên gia kĩ thuật quân sự, đặc biệt ở những đơn vị được xác định tiến thẳng lên xây dựng hiện đại. Trong khi đó, chúng ta vẫn chưa thực hiện hiệu quả những chủ trương, chính sách, biện pháp . mang tính cơ bản, hệ thống, tạo sự đột phá để phát triển lực lượng này nhằm đáp ứng yêu cầu HĐH quân đội.
    Vì vậy, với mong muốn góp phần luận giải, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc phát triển NNL quân sự CLC ở nước ta hiện nay, tác giả lựa chọn vấn đề: "Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam " làm đề tài luận án.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng cơ sở khoa học của những giải pháp nhằm phát triển NNL quân sự CLC đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa QĐNDVN.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển NNL quân sự CLC vì mục tiêu hiện đại hoá QĐNDVN
    * Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: Nghiên cứu NNL quân sự CLC ở Việt Nam, tập trung khảo sát một số cơ quan, đơn vị điển hình; tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong lịch sử dân tộc và quân đội một số nước trên thế giới.
    Về thời gian: Luận án nghiên cứu phát triển NNL quân sự CLC từ năm 1994 đến nay, từ khi có Nghị quyết số 93 của ĐUQSTW (nay là QUTƯ) về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên, chuyên môn kĩ thuật và xây dựng nhà trường chính quy.
    Về nội dung:
    - Luận án nghiên cứu NNL quân sự CLC là những người có bằng đại học và tương đương trở lên, tập trung vào các lực lượng là cán bộ các cấp; nhà khoa học, giảng viên, trí thức trong quân đội và đội ngũ cán bộ, chuyên môn kĩ thuật quân sự. Đây là những NNL quân sự CLC nòng cốt để thực hiện chủ trương HĐH quân đội.
    - Quan niệm HĐH quân đội được luận án tiếp cận nghiên cứu là một quá trình xây dựng Quân đội hiện đại. HĐH quân đội vừa là một khâu, một bước, một thành tố tạo thành chỉnh thể trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại vừa phản ánh sự sáng tạo, đi tắt, đón đầu, xác định một số đơn vị trọng điểm để tiến thẳng lên xây dựng hiện đại.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    * Những đóng góp mới của luận án về mặt lý luận
    - Luận án đưa ra quan niệm về NNL quân sự, NNL quân sự CLC và phát triển NNL quân sự CLC trong QĐNDVN hiện nay.
    - Xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL quân sự CLC đáp ứng yêu cầu HĐH quân đội hiện nay.
    * Đóng góp mới về mặt thực tiễn
    - Đánh giá toàn diện về thực trạng phát triển NNL quân sự CLC từ năm 1994 đến nay. Đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển lực lượng này đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá QĐNDVN đến năm 2020.
    - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy trong Quân đội, nhất là đối với các môn Kinh tế chính trị và Kinh tế quân sự.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Tài liệu tiếng Việt
    1. Nguyễn Hữu An (1994), “Xây dựng sức mạnh của Đảng của Quân đội nhân dân trong điều kiện ngày nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 12, tr. 88.
    2. Hoàng Vân Anh (2009), “Nhìn lại quá trình hiện đại hóa quân đội một số nước Đông Nam Á trong năm 2009”, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại,số 12, tr.53.
    3. Hoàng Vân Anh (2010), “Chính sách phát triển lực lượng không quân Thái Lan năm 2010”, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 02, tr.43.
    4. Arkady N.Barsukow (2003), “Công nghệ mô phỏng ở Học viện Không quân Gagarin (Nga)”, Tạp chí Đức “Modern Simulation & Training”, Số 02.
    5. Ph.Ăngghen.(1855) “Các quân đội châu Âu”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG. H. 1993, tr.537.
    6. Ph.Ăngghen (1858) “Kị binh”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 14, Nxb CTQG. H. 1994, tr.387.
    7. Ph.Ăngghen (1860) “Lịch sử khẩu súng trường”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 15, Nxb CTQG, H. 1994, tr.278.
    8. Ph.Ăngghen (1878) “Chống Đuy - Rinh”, C. Mác và Ăngghen Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG, H.1994.
    9. Tô Viết Báo (2010), Nghiên cứu đổi mới quy hoạch tổ chức và phân cấp quản lý hệ thống nhà trường quân đội, Đề tài khoa học KXB 04-03, H.
    10. Tô Viết Báo (2010), “Một số ý kiến về phân cấp quản lý giáo dục – đào tạo trong quân đội”, Tạp chí Nhà trường quân đội số 01, tr.08.
    11. Lê Bằng (1994), “Mấy ý kiến về đổi mới công tác quân sự thời bình”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 2, tr.24.
    12. Lê Bằng (1995) Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng đổi mới, tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, H.
    13. Nguyễn Duy Bi (1995), “Tổ chức triển khai các hoạt động tác chiến điện tử của quân đội ta”, Tạp chí Quốc toàn dân, Số 03, tr.14.
    14. Trần Danh Bích (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb Quân đội nhân dân, H.
    15. Lê Thanh Bình (2009), “Hệ thống đào tạo sĩ quan quân đội Mỹ”, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 12, tr. 29.
    16. Nguyễn Thị Thanh Bình (2009), “Hải quân Singapore tăng cường sức mạnh”, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 07, tr.34.
    17. Dư Xuân Bình (2009), Nghiên cứu đổi mới công tác tạo nguồn và tuyển chọn học viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng cán bộ quân đội trong giai đoạn mới, Đề tài khoa học KXB. 04 – 05, H.
    18. Nguyễn Tiến Bình (1995), “Chủ động tích cực tiến công địch trên lĩnh vực tư tưởng, chống diễn biến hoà bình, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 05, tr.36.
    19. Hồ Trọng Bình (2008), “Từ việc đưa cán bộ quân sự ra nước ngoài đào tạo trong chiến tranh giải phóng dân tộc đến vấn đề đặt ra hiện nay”, Báo Quân đội nhân dân ngày 17/11/2008.
    20. Đức Bình, (2007), “Nga hoàn thiện hệ thống đào tạo quân sự”, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 12, tr.55.
    21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Báo cáo hội thảo quốc gia “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”, TP HCM.
    22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb CTQG, H, tr.09.
     
Đang tải...