Thạc Sĩ Phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Miền

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
    NĂM - 2012

    MỤC LỤC ( Luận án dài 203 trang)

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC NỮ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
    1.1/ Nguồn nhân lực nữ và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi.
    1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
    1.1.1.1. Quan niệm nguồn nhân lực
    1.1.1.2. Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực
    1.1.2. Quan niệm về nguồn nhân lực nữ và nội dung phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi.
    1.1.2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực nữ và phát triển nguồn nhân lực nữ
    1.1.2.2. Nội dung cơ bản phát triển nguồn nhân lực nữ.
    1.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực nữ miền núi và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi.
    1.1.3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực nữ miền núi
    1.1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi.
    1.2./ Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ đối với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
    1.2.1. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
    1.2.1.1 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    1.2.1.2 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH
    1.2.1.3 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động
    1.2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực tạo cơ hội công bằng
    1.2.1.5. Phát triển nguồn nhân lực góp phần tạo nên sự bền vững xã hội
    1.2.2. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực nữ đối với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
    1.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực nữ là yếu tố cơ bản đảm bảo CBXH và TTKT bền vững
    1.2.2.2. Phát triển nhân lực nữ sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
    1.2.2.3. Không phát triển nguồn nhân lực nữ gây thiệt hại phúc lợi và làm chậm tiến trình phát triển
    1.2.2.4. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam
    1.3. Kinh nghiệm của môt số quốc gia trên thế giới về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội và bài học rút ra cho Việt Nam
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
    1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
    1.3.1.2. Kinh nghiệm của Singapo
    1.3.1.3. Kinh nghiệm của Bănglađet
    1.3.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nữ gắn với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cho Việt Nam
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
    2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực nữ ở miền núi phía Bắc
    2.1.1. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực nữ ở MNPB
    2.1.1.1. Thuận lợi
    2.1.1.2. Khó khăn, tồn tại
    2.1.2 Thực trạng nguồn nhân lực nữ ở MNPB
    2.1.2.1. Qui mô và sự phân bố nguồn nhân lực nữ ở MNPB
    2.1.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực nữ ở MNPB
    2.2. Ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực nữ đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở MNPB từ giai đoạn 2001- 2011
    2.2.1. Ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực nữ ở MNPB tới tăng trưởng kinh tế
    2.2.1.1. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
    2.2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục ảnh hưởng tích cực tới nguồn lực tương lai
    2.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục ảnh hưởng gián tiếp tới tăng trưởng kinh tế qua các ảnh hưởng tới dân số
    2.2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục ảnh hưởng tới vị thế của họ trong xã hội
    2.2.2. Ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực nữ ở MNPB tác động tới công bằng xã hội
    2.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục với việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất
    2.2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ với cơ hội tiếp cận việc làm
    2.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục làm tăng quyền quyết định trong gia đình
    2.2.2.4. Nguồn nhân lực nữ trong việc tạo thu nhập
    2.2.2.5. Nguồn nhân lực nữ trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tham gia bộ máy lãnh đạo Nhà nước các cấp
    2.2.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực nữ ở MNPB đối với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội thời gian qua
    2.2.3.1. Thành tựu
    2.2.3.2. Hạn chế
    2.2.4. Nguyên nhân
    2.2.4.1. Nguyên nhân khách quan
    2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
    3.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
    3.1.1. Cơ hội đối với phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
    3.1.2. Thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
    3.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
    3.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
    3.4. Giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở miền núi phía bắc Việt Nam
    3.4.1. Những giải pháp vĩ mô từ phía Chính phủ
    3.4.1.1.Đổi mới nhận thức lãnh đạo về phát triển và sử dụng nhân lực nữ
    3.4.1.2. Tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm
    3.4.1.3. Phát triển trí lực nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
    3.4.1.4. Nâng cao thể lực nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
    3.4.1.5. Phát triển các giá trị văn hóa dân tộc của phụ nữ miền núi phía Bắc
    3.4.1.6. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhân lực nữ
    3.4.2. Những giải pháp từ phía địa phương để phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
    3.4.2.1. Cùng Chính phủ rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách về phát triển nhân lực nữ
    3.4.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nguồn nhân lực nữ, nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực của bộ máy quản lý
    3.4.2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật về y tế; và công tác dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ sinh sản – kế hoạch hoá gia đình
    3.4.2.4. Tăng cường giáo dục - đào tạo và nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ ở miền núi phía Bắc
    3.4.2.5. Hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập
    3.4.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phát triển phụ nữ
    3.4.2.7. Nâng cao vị thế xã hội trong việc ra quyết định, tạo điều kiện và cơ hội cho nhân lực nữ tham gia các hoạt động xã hội
    3.4.2.8. Hỗ trợ phụ nữ xây dựng, tổ chức cuộc sống gia đình, đẩy mạnh và phát huy hơn nữa vai trò của dịch vụ gia đình
    3.4.2.9. Đánh giá đủ, đúng, trung thực, khách quan, thực chất những đóng góp về tinh thần và vật chất của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
    3.4.3. Những giải pháp từ phía các tổ chức Hội, đoàn thể
    3.4.3.1. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
    3.4.3.2. Hội Nông dân Việt Nam
    3.4.3.3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh
    3.4.4. Các giải pháp đối với bản thân người phụ nữ miền núi phía Bắc
    3.4.4.1. Phụ nữ miền núi phía Bắc cần có sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên
    3.4.4.2. Phụ nữ miền núi phía Bắc phải có bản lĩnh và khả năng tổ chức
    3.4.4.3. Nguồn nhân lực nữ cần nâng cao tính tích cực xã hội của mình
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Phát triển nguồn lực nữ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý trên thế giới. Tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan trọng của phụ nữ trong quá trình sản xuất vật chất, tinh thần cũng như tái sản xuất con người. Tuy nhiên, việc đánh giá đúng vai trò, vị thế và tiềm năng của phụ nữ ở mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử lại có những sự khác biệt. Hàng ngàn năm nay, ở nhiều nơi trên thế giới, so với nam giới, phụ nữ vẫn phải chịu những thiệt thòi về vai trò, vị thế cả trong gia đình và ngoài xã hội.
    Những năm vừa qua trên quy mô toàn cầu, loài người đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ về phát triển phụ nữ. Trên bình diện xã hội, phụ nữ ngày càng được thu hút vào các hoạt động của xã hội, trong phạm vi gia đình, người phụ nữ cũng đã nhận được sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử, tư tưởng trọng nam khinh nữ, áp lực công việc gia đình, những định kiến có tính bất công đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại ở những mức độ khác nhau trong các vùng miền của quốc gia. Đặc biệt đối với các vùng chưa phát triển thì khoảng cách phát triển giữa phụ nữ và nam giới đang còn khá lớn. Chính vấn đề này đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững, hạn chế khả năng đóng góp của phụ nữ vào quá trình tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nói chung.
    Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước và ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển nguồn lực nữ, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo phát triển nguồn nhân lực nữ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Thực tế cho thấy, phụ nữ ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Ngoài xã hội, phụ nữ từng bước khẳng định được vị thế của mình. Tỷ lệ Đại biểu Quốc hội là nữ khoá XI chiếm tới 27,3% và có rất nhiều phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành; tỷ lệ nữ trí thức tăng đều qua các năm; tỷ lệ trẻ em gái bỏ học giảm xuống qua các năm. Bình đẳng giới trong gia đình, các công việc nội trợ, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục được cải thiện đáng kể. Những tư tưởng định kiến về phụ nữ đang từng bước được khắc phục. Tuy nhiên bất bình đẳng trong gia đình ở mỗi vùng miền, mỗi nhóm xã hội diễn ra khá khác nhau. Đặc biệt đối với những vùng điều kiện kinh tế khó khăn như vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa do điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn; các dịch vụ xã hội chưa phát triển thì địa vị của người phụ nữ chưa được cải thiện thậm chí ở một số nơi có nguy cơ suy giảm.
    Miền núi phía Bắc là vùng còn nghèo so với cả nước, đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, với 50,79% dân số là phụ nữ [45]. Lực lượng này đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn vùng. Tuy nhiên, sự đóng góp của nhân lực nữ lại chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân hạn chế sự tăng trưởng kinh tế khu vực này là chưa khai thác hết tiềm năng nguồn nhân lực nữ, chưa thực hiện công bằng cả về giới lẫn thu nhập trong xã hội. Trong bối cảnh đó, việc đánh gía thực trạng phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc chỉ ra những nguyên nhân tác động, đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực này, tạo điều kiện và cơ hội cho họ góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng và đất nước là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “ Phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Miền núi phía Bắc Việt Nam” được lựa chọn làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...