Tiến Sĩ Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Phần 1. Mở đầu . 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
    1.2.1. Mục tiêu chung . 3
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    1.4. Đóng góp mới của luận án 4
    Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành
    nông nghiệp . 5
    2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp . 5
    2.1.1. Một số khái niệm cơ bản . 5
    2.1.2. Ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp . 12
    2.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển 16
    2.1.4. Nội dung đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 19
    2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 23
    2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp . 30
    2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp trên thế giới . 30
    2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở một số địa
    phương Việt Nam . 34 2.3. Một số nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 41
    Tóm tắt phần 2 43
    Phần 3. Phương pháp nghiên cứu . 45
    3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 45
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 45
    3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội . 47
    3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
    Hòa Bình . 52
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 53
    3.2.1. Phương pháp tiếp cận 53
    3.2.2. Khung phân tích 54
    3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu . 56
    3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin 58
    3.2.5. Phương pháp phân tích . 61
    3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 62
    3.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy mô nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 63
    3.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp . 63
    3.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 64
    3.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 64
    3.3.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của hệ thổng y tế . 65
    Tóm tắt phần 3 65
    Phần 4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Ngành nông nghiệp tỉnh
    Hoà Bình 66
    4.1. Quy mô nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình 66
    4.1.1. Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tham gia hoạt động . 66
    4.1.2. Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp không tham gia hoạt động 71
    4.2. Chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình . 72
    4.2.1. Trình độ học vấn . 72
    4.2.3. Năng lực làm việc . 76
    4.2.4. Phẩm chất đạo đức 89
    4.2.5. Thể lực nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình . 91
    4.3. Cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình 93 4.3.1. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 93
    4.3.2. Độ tuổi, giới tính, dân tộc . 96
    4.4. Kết quả sử dụng lao động ngành nông nghiệp 98
    4.4.1. Năng suất lao động ngành nông nghiệp 98
    4.4.2. Năng suất một số cây hàng năm . 99
    4.4.3. Giá trị sản phẩm thu được . 100
    4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành nông
    nghiệp tỉnh Hòa Bình 100
    4.5.1. Trình độ phát triển kinh tế 100
    4.5.2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 102
    4.5.3. Thu nhập của lao động ngành nông nghiệp 108
    4.5.4. Tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 109
    4.5.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp . 112
    4.5.6. Thị trường lao động 113
    4.5.7. Điều kiện tự nhiên, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc . 115
    4.5.8. Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ . 117
    4.6. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh
    Hòa Bình . 118
    Tóm tắt phần 4 119
    Phần 5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển Nguồn nhân lực ngành
    nông nghiệp tỉnh hoà bình 121
    5.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình
    đến năm 2020 121
    5.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh
    Hoà Bình đến năm 2020 . 121
    5.1.2. Các căn cứ để đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành nông
    nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 124
    5.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành nông
    nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 128
    5.2.1. Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành
    nông nghiệp . 128
    5.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng . 130 5.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao thu nhập đối với lao động ngành nông nghiệp . 136
    5.2.4. Nhóm giải pháp về tuyển dụng, bố trí sử dụng nguồn nhân lực ngành
    nông nghiệp . 137
    5.2.5. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành
    nông nghiệp . 138
    5.2.6. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường lao động . 140
    5.2.7. Giải pháp về nâng cao năng lực tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật
    của cán bộ nông nghiệp 142
    5.2.8. Nhóm giải pháp về thực hiện tốt chính sách y tế đối với lao động ngành
    nông nghiệp . 143
    Phần 6. Kết luận và kiến nghị 145
    6.1. Kết luận . 145
    6.2. Kiến nghị . 146
    Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 148
    Tài liệu tham khảo 149
    Phụ lục 160
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Việt Nam là một nước đang phát triển, trong đó lao động ngành nông
    nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng giá trị do ngành nông nghiệp tạo ra lại thấp
    hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
    của ngành nông nghiệp chiếm tới 46,9%, nhưng chỉ tạo ra 18,4% giá trị tổng sản
    phẩm trong nước (Tổng cục Thống kê, 2014a). Nguồn nhân lực ngành nông
    nghiệp với số lượng đông, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp,
    thiếu tác phong làm việc công nghiệp. Vì vậy, những lao động trình độ thấp và
    thanh niên ở khu vực nông thôn gặp khó khăn khi chuyển đổi sang khu vực kinh
    tế tư nhân đang mở rộng và thường bị rớt lại trong ngành nông nghiệp hoặc khu
    vực kinh tế phi chính thức (Worldbank, 2014a). Năm 2010, tỷ lệ lao động ngành
    nông nghiệp đã qua đào tạo rất thấp chỉ chiếm 15,5%; để đạt được mục tiêu nâng
    tỷ lệ này lên 50% vào năm 2020 thì cần phải nỗ lực rất lớn (Chính phủ Nước
    CHXHCNVN, 2011b). Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp trên thế giới hiện nay
    áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng lao động trí óc thay cho
    lao động chân tay đã tạo ra năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm rất cao, đặc
    biệt là sự cơ giới hoá, hóa học hóa và sinh học hoá trong nông nghiệp. Chính vì
    vậy, phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đang là vấn đề rất được quan
    tâm của Đảng, Nhà nước và các địa phương.
    Hoà Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong những năm
    qua, kinh tế nông nghiệp của tỉnh từng bước phát triển, giá trị sản xuất ngành
    nông nghiệp hàng năm tăng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước
    đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và hình thành một số vùng sản
    xuất hàng hoá như vùng trồng cây có múi ở huyện Cao Phong, vùng mía
    nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, vùng chè ở Lương
    Sơn, Lạc Thủy Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa đáp ứng được so với
    yêu cầu nhiệm vụ đề ra và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về phát triển
    nông nghiệp của tỉnh; phát triển nông nghiệp chưa bền vững, sức cạnh tranh
    thấp, chưa tạo ra những vùng nguyên liệu lớn phục vụ cho sản xuất, chế biến



    nông lâm thuỷ sản; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới các hình thức sản
    xuất trong nông nghiệp còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp (UBND
    tỉnh Hòa Bình, 2011b).
    Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của tỉnh còn chậm
    dẫn đến tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh vẫn ở mức cao. Năm 2013, lao động
    ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình chiếm tỷ lệ 66,98% tổng số lao động của
    cả tỉnh; nhưng nếu xét về đóng góp vào GDP của tỉnh, toàn ngành chỉ tạo ra
    22,14% GDP của toàn tỉnh. Cơ cấu lao động trong các lĩnh vực của ngành nông
    nghiệp chưa đáp ứng được nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tỷ trọng lao
    động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt vẫn ở mức cao, lĩnh vực chăn nuôi, thủy
    sản, lâm nghiệp chưa thu hút được nhiều lao động. Chất lượng nguồn nhân lực
    ngành nông nghiệp còn hạn chế với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ
    thuật thấp, cơ cấu lao động kỹ thuật chưa hợp lý, thiếu lao động chuyên môn kỹ
    thuật ở tất cả các cấp trình độ, kỹ năng làm việc của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh,
    cấp huyện, cấp xã và nông dân vẫn còn ở mức trung bình; bố trí sử dụng lao động
    còn chưa hợp lý; nông dân còn thiếu kiến thức cơ bản và kỹ năng làm việc cần
    thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất nông nghiệp theo hướng sản
    xuất hàng hóa; nhận thức của nông dân về học tập nâng cao trình độ còn thấp dẫn
    đến năng suất lao động chưa cao (UBND tỉnh Hòa Bình, 2012b).
    Nhằm thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp
    hành Trung ương Đảng (khoá X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Tỉnh
    uỷ Hoà Bình đã đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển nguồn nhân lực ngành nông
    nghiệp (UBND tỉnh Hoà Bình, 2008). Năm 2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban
    hành quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hoà Bình nhằm cụ thể hoá một bước
    chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, được xem như
    kế hoạch dài hạn của tỉnh về phát triển nhân lực, trong đó làm rõ phát triển nguồn
    nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh. Đây là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp
    phát triển nguồn nhân lực của ngành nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế -
    xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
    Nghiên cứu về nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã có đề
    tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ nông nghiệp xã,
    phường, thị trấn phục vụ sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình” (Nguyễn
    Tuấn Sơn, 2010). Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ nghiên cứu đến đối tượng là cán
    bộ nông nghiệp xã, chưa bao gồm toàn bộ NNL ngành nông nghiệp của tỉnh. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp
    tỉnh Hoà Bình, đánh giá được những điểm mạnh và thành tựu đạt được, những
    hạn chế và nhược điểm của quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành nông
    nghiệp ở tỉnh Hoà Bình thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết
    thực nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình là
    cần thiết, không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, có ý nghĩa cả về lý
    luận và thực tiễn.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Xác định thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh
    Hòa Bình, đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành nông
    nghiệp tỉnh đến năm 2020.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa và làm rõ các luận cứ khoa học về phát triển nguồn nhân
    lực ngành nông nghiệp.
    - Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh
    Hoà Bình giai đoạn 2001-2014.
    - Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực
    ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020.
     
Đang tải...