Thạc Sĩ Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến năm 2016

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến năm 2016


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Để phát triển kinh tế – xã hội, mỗi quốc gia đều phải thực hiện công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa. Muốn thực hiện được điều đó, phải tập trung mọi nguồn lực như NNL,
    tài nguyên, tài chính, công nghệ . Trong số các nguồn này, NNL là quan trọng nhất.
    Cho dù một nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, trang bị máy móc kỹ thuật
    hiện đại nhưng thiếu những con người có kiến thức, kỹ năng khai thác các nguồn
    lực đó thì khó có thể đạt được mức phát triển như mong muốn.
    NNL có chất lượng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của
    sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nó là yếu tố có khả năng làm chuyển đổi
    căn bản, toàn diện các hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo
    tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
    Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá đất nước. Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc phát triển NNL,
    nhất là trong lĩnh vực GD&ĐT. Bởi vì, thực hiện tốt công tác phát triển NNL ngành
    GD&ĐT sẽ tạo ra được một đội ngũ lao động có đạo đức, năng lực, trách nhiệm, có
    lòng yêu nước để đảm đương nhiệm vụ GD&ĐT, cung cấp NNL có chất lượng cao cho
    sự phát triển kinh tế - xã hội.
    Thực tế những năm qua, đội ngũ nhà giáo trên địa bàn huyện Xuân Lộc tăng cả
    về số lượng và chất lượng. Các hoạt động phát triển NNL được quan tâm thực hiện.
    Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội mà Đảng bộ, chính quyền
    huyện Xuân Lộc đặt ra thì vẫn còn một số hạn chế lớn trong phát triển NNL ngành
    GD&ĐT như: cơ cấu NNL chưa cân đối giữa các địa bàn, các cấp học; cơ chế,
    chính sách về quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bố trí NNL còn chưa phù
    hợp, chưa thoả đáng, thiếu thuyết phục . Điều này có ảnh hưởng nhất định đến chất
    lượng dạy và học trên địa bàn huyện.
    Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển NNL ngành giáo
    dục và đào tạo tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến năm 2016” làm luận văn
    thạc sĩ quản trị kinh doanh.
    2. Mục tiêu đề tài
    2
    Phân tích thực trạng NNL và phát triển NNL trong lĩnh vực GD&ĐT trên địa bàn
    huyện, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế chủ yếu trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, đề
    xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển NNL ngành GD&ĐT tại
    huyện Xuân Lộc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phát triển NNL ngành GD&ĐT tại huyện
    Xuân Lộc.
    - Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo UBND huyện; lãnh đạo và chuyên viên Phòng
    GD&ĐT, Phòng Nội vụ; Ban Giám hiệu, Chi bộ, Ban Chấp hành Công đoàn ngành
    và cơ sở, giáo viên, nhân viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên
    địa bàn huyện.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Không gian nghiên cứu: Địa bàn huyện Xuân Lộc.
    + Thời gian nghiên cứu: Thu thập số liệu từ năm 2006 đến năm 2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu tại bàn.
    - Nghiên cứu tại hiện trường như: Quan sát, sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn.
    - Chuyên gia.
    5. Kết cấu của luận văn
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NNL NGÀNH GD&ĐT TẠI
    HUYỆN XUÂN LỘC
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NNL NGÀNH GD&ĐT TẠI HUYỆN
    XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2016
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...