Thạc Sĩ Phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG . ii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . iii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
    LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
    NHẬP QUỐC TẾ 5
    1.1. Tổng quan nghiên cứu 5
    1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc
    tế. . 9
    1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực 9
    1.2.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực 11
    1.2.3.Phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế . 14
    1.2.4. Vai trò của công tác phát triển nguồn nhân lực 17
    1.2.5. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế. 20
    1.2.6. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội
    nhập quốc tế 29
    1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực . 34
    1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại Tổng cục Hải quan Việt
    Nam . 34
    1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại Tổng cục dự trữ quốc gia -
    Bộ Tài chính 38
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Tổng cục Thuế trong phát triển nguồn nhân
    lực. . 42
    CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 44
    2.1. Phương pháp luận . 44

    2.2 Khung phân tích 45
    2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 46
    2.3.1. Phương pháp phân tích 46
    2.3.2. Phương pháp tổng hợp 46
    2.3.3. Phương pháp so sánh . 47
    2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu . 47
    2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu 48
    2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 49
    2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh phát triển số lượng nguồn nhân lực . 49
    2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh phát triển chất lượng nguồn nhân lực 50
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỔNG
    CỤC THUẾ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 51
    3.1. Khái quát về Tổng cục Thuế 51
    3.1.1. Đặc điểm và tình hình phát triển của Tổng cục Thuế . 51
    3.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngành Thuế 52
    3.1.3. Đặc điểm của đội ngũ công chức trong cơ quan Thuế 53
    3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục thuế Việt Nam từ
    năm 2003 đến 2014. 54
    3.2.1. Thực trạng phát triển số lượng nguồn nhân lực 55
    3.2.2. Thực trạng phát triển chất lượng nguồn nhân lực . 58
    3.2.3. Nâng cao động cơ thúc đẩy nguồn nhân lực . 69
    3.3. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế Việt
    Nam . 82
    3.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân . 82
    3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 84
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
    NHÂN LỰC TỔNG CỤC THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH
    TẾ QUỐC TẾ 90

    4.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế Việt Nam
    trong quá trình hội nhập quốc tế . 90
    4.1.1. Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành Thuế
    Việt Nam . 90
    4.1 2. Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển
    nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế 95
    4.1.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực Tổng cục Thuế trong điều kiện
    hội nhập kinh tế quốc tế 99
    4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực Tổng cục Thuế
    trong điều kiện hội nhập quốc tế . 102
    4.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực . 102
    4.2.2. Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực . 103
    4.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhân sự ngành Thuế 106
    4.2.4. Hoàn thiện các công cụ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 107
    4.2.5. Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
    đào tạo, bồi dưỡng. 108
    KẾT LUẬN . 114
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
    PHỤ LỤC

    i
    DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 ACFTA
    Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á và Trung
    Quốc
    2 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
    3 AFAS Hiệp định khung về dịch vụ các tổ chức Đông Nam Á
    4 AFTA Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á
    5 APEC
    Tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực Châu Á
    - thái Bình Dương
    6 ASEAN Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á
    7 ASEM Hội nghị các nguyên thủ Quốc gia về hợp tác Á - Âu
    8 BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế
    9 BTC Bộ Tài chính
    10 CNH Công nghiệp hóa
    11 EU Liên minh Châu Âu
    12 GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
    13 HĐH Hiện đại hóa
    14 ILO Tổ chức lao động thế giới
    15 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
    16 JDS Học bổng phát triền nguồn nhân lực của Nhật Bản
    17 JICA Hiệp hội hợp tác hỗ trợ quốc tế Nhật Bản
    18 OECD Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái bình Dương
    19 PIS Hệ thống thông tin nhiều bên tham gia
    20 TPP Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương
    21 UNDB Chương trình phát triển liên hiệp quốc
    22 UNESCO Tổ chức Giáo dục Khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc
    23 WB Ngân hàng thế giới
    24 WTO Tổ chức Thương mại thế giới

    ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    STT
    Tên
    bảng
    Nội dung Trang
    1
    Bảng
    1.1.
    Bảng mô tả thuyết nhu cầu của Maslow trong cơ
    quan, tổ chức
    28
    2
    Bảng
    3.1.
    Sự biến động số lượng cán bộ công chức Tổng cục
    Thuế qua các năm
    55
    3
    Bảng
    3.2.
    Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức Tổng
    cục Thuế
    58
    4
    Bảng
    3.3.
    Phân loại công chức Tổng cục Thuế theo ngạch bậc
    61
    5
    Bảng
    3.4.
    Thống kê tình hình đào tạo kỹ năng cho người lao
    động
    65
    6
    Bảng
    3.5.
    Thống kê số lượng lớp đào tạo kỹ năng cho người
    lao động
    67
    7
    Bảng
    3.6.
    Một số tiêu chuẩn chức danh và trình độ tương ứng
    71
    8
    Bảng
    3.7.
    Số lượng công chức Tổng cục Thuế tham gia đào tạo
    74
    9
    Bảng
    3.8.
    Tình hình thu nhập qua lương của cán bộ Tổng cục
    Thuế
    78



    iii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    STT
    Tên
    hình
    Nội dung Trang
    1
    Hình
    1.1.
    Tháp mô tả thuyết nhu cầu của Maslow trong cơ
    quan, tổ chức
    27
    2
    Hình
    3.1.
    Sự biến động số lượng cán bộ công chức Tổng cục
    Thuế qua các năm
    56
    3
    Hình
    3.2.
    Biểu đồ số lượng cán bộ trong Tổng cục Thuế năm
    2013
    56
    4
    Hình
    3.3.
    Biểu đồ phân bố trình độ chuyên môn cán bộ Tổng
    cục Thuế
    59
    5
    Hình
    3.4.
    Tỷ lệ trình độ đại học và trên đại học trong tổng số
    lao động ở một số cơ quan thuế các nước
    59
    6
    Hình
    3.5.
    Chuyên ngành của đội ngũ nhân lực ở Tổng cục
    Thuế
    60
    7
    Hình
    3.6.
    Cơ cấu độ tuổi nhân lực tại Tổng cục Thuế
    62
    8
    Hình
    3.7.
    Tháp tuổi cán bộ Tổng cục Thuế
    63
    9
    Hình
    3.8.
    Phân loại trình độ ngoại ngữ công chức Tổng cục
    Thuế
    64


    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, hơn bao giờ hết yếu
    tố con người đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là chiếc chìa khoá
    dẫn đến thành công của mỗi cơ quan, mỗi tổ chức. Tầm quan trọng của nguồn
    nhân lực trong bất kỳ tổ chức nào dù lớn hay nhỏ, hoạt động trong bất kỳ lĩnh
    vực nào cũng là một hiện thực hiển nhiên không thể phủ nhận được.
    Nguồn nhân lực được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất có tính quyết
    định đến sự thành bại, uy tín, địa vị, khả năng phát triển bền vững của cơ
    quan, của tổ chức. Để tồn tại và phát triển các cơ quan, tổ chức phải có những
    giải pháp, chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Phát triển
    nguồn nhân lực là nền tảng vững chắc cho thành công của mọi hoạt động
    trong các cơ quan, tổ chức.
    Nền kinh tế thị trường cũng đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với vấn
    đề con người và nguồn nhân lực. Điều mấu chốt ở đây là làm sao có được
    nguồn nhân lực vừa theo kịp, vừa đón đầu, vừa phổ thông, vừa mũi nhọn, đáp
    ứng sự phát triển của nền kinh tế hội nhập.
    Hội nhập kinh tế quốc tế đang bước vào giai đoạn quan trọng với việc
    thực hiện các cam kết quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát
    triển kinh tế xã hội của nước ta.Thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27
    tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị, Tổng cục Thuế đã đề ra Chiến lược cải
    cách ngành Thuế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những
    nội dung quan trọng của Chương trình là xây dựng chiến lược phát triển
    nguồn nhân lực trung và dài hạn cho đội ngũ nhân lực ngành Thuế.
    Sau gần 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đội ngũ nhân lực của
    Tổng cục Thuế Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể về số lượng và chất
    lượng, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều bất cập. Hoạt động phát triển

    2
    nguồn nhân lực về cơ bản vẫn thực hiện theo cách thức truyền thống và mang
    nặng tính chất của một cơ quan hành chính thuần túy. Công tác tổ chức cán bộ
    được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về tuyển dụng, sử
    dụng, đãi ngộ và đào tạo cán bộ công chức. Vì vậy, trong những năm qua, do
    nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, hiệu quả của việc phát triển nguồn nhân
    lực chưa cao, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động
    của Tổng cục Thuế. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt
    Nam đã ký nhiều hiệp định thỏa thuận hợp tác, chống đánh thuế trùng với
    nhiều nước, tính phức tạp trong quản lý thuế đối với các tập đoàn kinh tế đa
    quốc gia v.v ngày càng đòi hỏi cán bộ thuế phải có bản lĩnh tốt, có năng lực
    nghiệp vụ cao, có trình độ ngoại ngữ đủ làm việc, am hiểu các thông lệ quốc
    tế và pháp luật của các nước liên quan.
    Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động phát triển nguồn
    nhân lực của Tổng cục Thuế là xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có
    năng lực, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, đáp ứng các yêu cầu phát
    triển của nền kinh tế hội nhập. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài
    "Phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế Việt Nam trong điều kiện
    hội nhập kinh tế quốc tế" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục tiêu:
    Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế từ
    năm 2003 đến nay. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn
    nhân lực của Tổng cục Thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Nhiệm vụ:
    + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về phát triển
    nguồn nhân lực.
    + Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế
    giai đoạn từ 2003 đến năm 2013. Từ đó chỉ ra những thành tựu, những hạn

    3
    chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực của Tổng
    cục Thuế.
    + Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân
    lực của Tổng cục Thuế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Câu hỏi nghiên cứu
    - Việc phát triển nguồn nhân lực dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn
    nào?
    - Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế hiện nay
    như thế nào?
    - Đâu là thành tựu và tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực của Tổng
    cục Thuế thời gian qua?
    - Những định hướng và giải pháp nào cần thiết cho việc phát triển
    nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế?
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động liên quan đến phát triển nguồn
    nhân lực của Tổng cục Thuế Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu việc phát triển nguồn nhân
    lực trên các khía cạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức, công tác đào
    tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực.
    - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Tổng cục Thuế
    - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2003-2013 và đề xuất
    giải pháp đến năm 2020
    5. Đóng góp của luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác
    xây dựng nguồn nhân lực thuộc Tổng cục Thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của
    quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế
    giai đoạn 2003 - 2013, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu có tính khả thi,
    nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay.
    - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc sơ
    kết, tổng kết, đánh giá về công tác cán bộ nói chung và công tác định hướng,
    xây dựng cơ cấu tổ chức cán bộ của cơ quan Tổng cục Thuế và làm cơ sở để
    xây dựng một số kế hoạch, đề án về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
    dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp và thực hiện chính sách đối với
    đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Tổng cục Thuế Bộ Tài chính trong giai
    đoạn từ nay đến năm 2020.
    - Luận văn cũng có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc
    nghiên cứu, học tập và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ, công chức Thuế ở
    Trường nghiệp vụ Thuế, chủ yếu về chuyên đề xây dựng lực lượng.
    6. Kết cấu của luận văn
    Phần mở đầu
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận phát triển
    nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế trong điều kiện hội nhập quốc tế.
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế
    Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
    Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực của
    Tổng cục Thuế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Phần kết luận
     
Đang tải...