Tiến Sĩ Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    Trang

    Lời cảm ơn i
    Lời cam đoan ii
    Mục lục . iii
    Danh mục các chữ viết tắt . . . vi
    Danh mục các bảng . viii
    Danh mục các hình vẽ . ix
    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH ĐIỆN VÀ KINH NGHIỆM
    QUỐC TẾ
    12

    1.1. NGUỒN NHÂN LỰC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI . 12
    1.1.1 Nguồn nhân lực 12
    1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển . 15
    1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC
    ĐIỆN LỰC 23
    1.2.1 Khái niệm, chức năng và nội dung phát triển nguồn nhân lực . 23
    1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức điện lực 37
    1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của tổ chức điện lực 54
    1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐIỆN LỰC TRÊN THẾ
    GIỚI 60
    1.3.1 Phát triển NNL ở các Công ty Điện lực Nhật Bản . 61
    1.3.2 Phát triển NNL ở các tổ chức điện lực ASEAN 64
    1.3.3 Những bài học vận dụng cho phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn
    Điện lực Việt Nam . 69
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 72

    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TẬP
    ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
    73
    2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 73
    2.1.1 Sự hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam 73
    2.1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh điện ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam 74
    2.1.3 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam 76
    2.2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT
    NAM . 82
    2.2.1 Nguồn nhân lực hiện có và tổ chức quản lý . . 83
    2.2.2 Công tác hoạch định phát triển nguồn nhân lực 90
    2.2.3 Thực hiện phát triển nguồn nhân lực . 94
    2.3. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN CƠ CẤU, CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
    ĐIỆN Ở TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM . 108
    2.3.1 Chuyển biến về quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực . 108
    2.3.2 Tác động của phát triển nguồn nhân lực đến kết quả sản xuất kinh
    doanh điện . 115
    2.3.3 Phân tích năng suất lao động trong sản xuất kinh doanh điện ở Tập đoàn
    Điện lực Việt Nam . 121
    2.4. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TẬP ĐOÀN
    125
    2.4.1 Những kết quả đạt được . 125
    2.4.2 Những hạn chế chủ yếu . . 127
    2.4. Nguyên nhân của các hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực 132
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 140

    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐẾN
    2015
    141

    3.1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC . 141
    3.1.1 Mục tiêu phát triển hệ thống điện Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn
    đến năm 2025 . 141
    3.1.2 Chiến lược phát triển của Tập đoàn điện lực Việt Nam đến năm 2015 143
    3.1.3 Phương hướng và quan điểm phát triển nguồn nhân lực của đất nước
    trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 149
    3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TẬP ĐOÀN
    ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐẾN NĂM
    2015 . 151
    3.2.1 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn đến năm 2015 151
    3.2.2 Định hướng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn 152
    3.2.3 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực đến năm 2015 . 156
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TẬP ĐOÀN
    ĐIỆN LỰC VIỆT NAM . . 173
    3.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định phát triển nguồn nhân lực 174
    3.3.1.1 Đảm bảo trình tự và phương pháp hoạch định khoa học . 174
    3.3.1.2 Chú trọng yêu cầu về năng lực trong hoạch định phát triển NNL và
    phân tích nhu cầu đào tạo tại các đơn vị . 177
    3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý và thực hiện phát triển nguồn
    nhân lực . 181
    3.3.2.1 Đổi mới phương pháp quản lý và thực hiện 182
    3.3.2.2 Hoàn thiện cơ chế và các chính sách về quản lý phát triển NNL 186
    3.3.2.3 Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý
    và thực hiện phát triển nguồn nhân lực . . 190
    3.3.3 Tổ chức lại và nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo . . 193
    3.3.3.1 Tổ chức các cơ sở đào tạo hiện có theo hướng giảm đầu mối để tập trung đầu tư, gắn chặt hoạt động đào tạo với phát triển sản
    xuất kinh doanh của Tập đoàn . . 194
    3.3.3.2 Đổi mới phương pháp và nội dung thực hiện đào tạo bồi dưỡng
    thường xuyên tại các Trường . 195
    3.3.3.3 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí hoạt động
    đào tạo kỹ thuật 196
    3.3.3.4 Xây dựng chính sách, cơ chế để nâng cao tiền lương, thu nhập
    cho giáo viên, hướng dẫn viên các cơ sở đào tạo . 198
    3.3.3.5 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên,
    hướng dẫn viên . 199
    3.3.4 Nhóm giải pháp về hợp tác trong nước và quốc tế . . 200
    3.3.4.1 Tăng cường hợp tác trong nước để phát huy hiệu quả mọi
    nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực. . 200
    3.3.4.2 Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế và phát triển nguồn
    nhân lực . 201
    3.3.5 Đảm bảo sự đồng bộ trong các chính sách quản lý nguồn nhân lực . 202
    3.3.5.1 Đổi mới công tác lập kế hoạch nhân lực . 203
    3.3.5.2 Hoàn thiện và công khai chính sách thu hút, tuyển dụng . 204
    3.3.5.3 Đổi mới công tác cán bộ và quản lý lao động . . 204
    3.3.5.4 Đổi mới chính sách và cơ chế trả lương . . 205
    3.3.5.5 Xây dựng môi trường làm việc tích cực, khích lệ sáng tạo . 206
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . . 208

    KIẾN NGHỊ . . 209
    KẾT LUẬN . . 210
    NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 214
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 215
    PHẦN PHỤ LỤC . . 221

    Phụ lục 1: Danh mục vị trí chức danh vận hành hệ thống điện (HTĐ) và các
    yêu cầu cơ bản về CMKT và năng lực . 221

    Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (năm 2010) 236

    Phụ lục 3: Danh mục các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam . 237

    Phụ lục 4: Một số chỉ tiêu SXKD điện giai đoạn 2001-2008 của Tổng công ty
    và Tập đoàn Điện lực Việt Nam . 239

    Phụ lục 5: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo của Tập đoàn Điện lực
    Việt Nam (khối SXKD điện, năm 2009) . . 240

    Phụ lục 6: Danh mục dự án NMĐ đưa vào vận hành giai đoạn 2009-2015 242

    Phụ lục 7: Danh mục công trình Truyền tải 500 kV - Phần TBA đưa vào vận
    hành giai đoạn 2009-2015 . 243

    Phụ lục 8: Danh mục công trình Truyền tải 500 kV - Phần đường dây đưa vào
    vận hành giai đoạn 2009-2015 . 244

    Phụ lục 9: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về NNL và công tác phát triển
    NNL ở các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 245

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án

    Điện năng không chỉ là một dạng năng lượng đơn thuần. Hiện nay, nó đã trở thành một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống người dân, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngành Điện do vậy là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng đảm bảo kết cấu hạ tầng của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, ngành Điện đã có nửa thế kỷ hình thành và phát triển với sự điều hành trực tiếp của Chính phủ cho tới năm
    1995 là thời kỳ hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Năm 2007, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được thí điểm hình thành trên cơ sở Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
    Hiện nay, EVN giữ vai trò chi phối tổng công suất phát điện toàn quốc, nắm giữ và điều hành hệ thống điện quốc gia. Hoạt động sản xuất và kinh doanh (SXKD) điện của EVN có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động điện lực ở Việt Nam, trong đó nguồn nhân lực (NNL) đóng vai trò quan trọng. Phát triển NNL có ý nghĩa chiến lược, quyết định việc nâng cao năng lực và hiệu quả SXKD
    điện của EVN.
    Trong thời gian qua, NNL ở ngành Điện Việt Nam tăng mạnh về số lượng, về trình độ đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của SXKD điện so với khu vực và thế giới. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu nhanh hơn so với thế giới và khu vực ASEAN về năng suất lao động và hiệu quả SXKD.
    Một mặt, EVN được giao nhiệm vụ nặng nề trong thực hiện Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015, thực hiện vai trò chủ đạo trong đảm bảo cung cấp điện năng cho đất nước ở mức tăng trưởng cao về nhu cầu. Mặt khác, yêu cầu tái cơ cấu ngành Điện, trong đó có việc hình thành thị
    trường điện cạnh tranh đặt ra những nguy cơ và thách thức mới đối với EVN. Để vượt qua những khó khăn và thách thức, đảm bảo hoạt động hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phát triển SXKD điện thì một vấn đề cơ bản và lâu dài là phải tập trung hoàn thiện và đẩy mạnh phát triển NNL của Tập đoàn.
    Với những biến đổi và đòi hỏi sâu sắc như trên, việc nghiên cứu một cách toàn diện về phát triển NNL sản xuất kinh doanh điện để tìm ra các giải pháp hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, cải thiện năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam trở nên cấp bách. Đến nay, đã có một số nghiên cứu về phát triển NNL cho ngành Điện nhưng còn lẻ tẻ, chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống về phát triển NNL cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Gần đây EVN cũng đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh phát triển NNL nhưng kết quả công tác này vẫn có những hạn chế, NNL chưa theo kịp yêu cầu của phát triển. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài "Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015" làm đề tài nghiên cứu cho Luận án.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích:

    - Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NNL, từ đó bổ sung, làm rõ những nội dung, yêu cầu chủ yếu trong phát triển NNL của một tổ chức điện lực. Một mặt, kết quả nghiên cứu của Luận án đáp ứng đòi hỏi phát triển NNL đảm bảo yêu cầu về SXKD điện đến năm 2015 của EVN, mặt khác nhằm hoàn thiện công tác này trong thực tiễn hoạt động của một tổ điện lực như EVN.
    - Đưa ra phương hướng phát triển NNL đến năm 2015 và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác này ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD điện trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...