Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Một trong những nhân tố mang tính quyết định sự phát triển của toàn bộ nền kinh
    tế nói chung và ngân hàng nói riêng là nhân tố con người. Trong các yếu tố vật chất cấu
    thành nên hoạt động của ngân hàng như: vốn, trụ sở làm việc, trang thiết bị, nhân lực và
    môi trường thì nhân lực là yếu tố quyết định nhất. Đặc biệt, trong một ngành kinh tế
    phát triển nhờ qui mô và tri thức như ngân hàng thì nguồn nhân lực chất lượng cao lại
    càng có vai trò quan trọng. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhân
    lực của ngân hàng cần có sự thay đổi cơ bản về chất, không ngừng nâng cao năng lực, kỹ
    năng tác nghiệp và nhận thức về môi trường hoạt động thì mới đáp ứng được yêu cầu của
    nhiệm vụ mới. Chỉ khi có sự chuyển biến cơ bản cả về lượng và chất của đội ngũ nhân
    lực thì hệ thống ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển, nhất là trong điều kiện hội
    nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Hội nhập kinh tế quốc tế đang bước vào giai đoạn quan trọng với việc thực hiện
    các cam kết quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
    nước ta. Thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính
    trị, NHNN Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế
    trong lĩnh vực ngân hàng với 7 nội dung. Một trong những nội dung quan trọng của
    Chương trình là xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn cho đội
    ngũ nhân lực ngành ngân hàng.
    Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đội ngũ nhân lực của NHNN Việt
    Nam đã có sự phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất
    cập. Xem xét về năng lực thực thi nhiệm vụ thì chưa đáp ứng yêu cầu và sẽ gặp nhiều
    khó khăn khi môi trường hoạt động của thị trường tài chính nói chung và hệ thống ngân
    hàng nói riêng có nhiều biến động trong thời gian tới. Hoạt động phát triển nguồn nhân
    lực về cơ bản vẫn thực hiện theo cách thức truyền thống và mang nặng tính chất của một
    cơ quan hành chính thuần túy. Công tác tổ chức cán bộ được thực hiện theo các qui định
    hiện hành của Nhà nước về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đào tạo cán bộ công chức.
    Theo khoa học quản lý nhân sự, phát triển nguồn nhân lực là hoạt động tiềm ẩn trong tất
    cả các công đoạn của quản trị nhân lực. Trong tuyển dụng đã có khía cạnh phát triển dưới
    hình thức xem xét tiềm năng của người được tuyển dụng, tuyển dụng là phát triển về mặt
    lượng của nguồn nhân lực. Trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là làm tăng giá trị
    của nguồn nhân lực qua việc tăng năng lực thực thi nhiệm vụ của mỗi cá nhân và của tổ
    chức. Tuy nhiên những năm qua, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, hiệu quả thực
    hiện các chức năng phát triển của quản lý nguồn nhân lực chưa cao, từ đó ảnh hưởng đến
    chất lượng của đội ngũ nhân lực trong NHNN, không tương xứng với trọng trách của một
    NHTW. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực của
    NHNN là xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu phát triển của
    hệ thống ngân hàng và của hội nhập kinh tế quốc tế
    Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài "Phát triển nguồn nhân lực của
    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" làm luận văn
    tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Những năm qua ở Việt Nam đã có nhiều người quan tâm và nghiên cứu về nguồn
    nhân lực và phát triển nguồn nhân lực theo nhiều giác độ khác nhau. Trong bối cảnh nền
    kinh tế đang chuyển đổi và thị trường lao động chưa hình thành rõ nét, nên đa số công
    trình nghiên cứu có hướng tập trung xem xét vấn đề phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô
    hoặc gắn phát triển nguồn nhân lực với giải quyết công ăn việc làm, phục vụ chiến lược
    phát triển kinh tế. Trong đó có một số nghiên cứu tiêu biểu như chương trình khoa học
    cấp Nhà nước: "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội"
    của GS.TS Nguyễn Mạnh Đường làm chủ nhiệm; Đề tài khoa học cấp Nhà nước năm
    2000: "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam" của TS. Nguyễn Tuyết Mai,
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố con người trong phát triển ở ngành ngân
    hàng, ngay từ đầu những năm 90 đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học bàn về vấn
    đề nguồn nhân lực. Đặc biệt từ khi có Luật NHNN Việt Nam ban hành năm 1997, các đề
    tài khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề cấp thiết của đội ngũ nhân lực ngân
    hàng trong quá trình đổi mới cơ cấu và phát triển của ngành. Các công trình nghiên cứu
    quan trọng, như: đề tài khoa học số 95.10.01 có tiêu đề "Nhu cầu nhân lực của ngành ngân
    hàng Việt Nam thời điểm đầu thế kỷ XXI", do TS. Lê Đình Thu làm chủ nhiệm; đề tài
    khoa học số 95.10.02 về "Khảo sát nhân lực ngành ngân hàng Việt Nam" và đề tài khoa
    học số 95.10.03: "Giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Việt
    Nam thời điểm đầu thế kỷ XXI" do TS. Phạm Thanh Bình làm chủ nhiệm. Nội dung của
    các đề tài và công trình tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá và dự báo xu hướng sử
    dụng nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó chú trọng nhân lực của
    khối ngân hàng thương mại, ít đề cập đến nhân lực của NHNN. Nguyên nhân do thời
    gian đó những vấn đề bất cập của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn được coi là xuất
    phát từ lĩnh vực kinh doanh ngân hàng mà chưa chú ý đến NHNN với tư cách là NHTW
    của đất nước có chức năng ngân hàng của các ngân hàng, chịu trách nhiệm ổn định đồng
    tiền và gián tiếp ổn định hệ thống. Những vấn đề bất cập của nguồn nhân lực NHNN đã
    gợi mở cho nhiều công trình nghiên cứu sau năm 2000. Cụ thể là đề tài khoa học số 98-
    05: "Những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học
    phù hợp với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường" do TS Vũ Thị Liên làm
    chủ nhiệm. Luận văn thạc sĩ kinh tế "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân
    lực Ngân hàng Nhà nước" của tác giả Nguyễn Chí Thành, 2002; Luận văn thạc sĩ kinh tế:
    "Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực hệ thống
    Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Trần Hữu Thắng, 2003. Các
    công trình trên đã nghiên cứu nguồn nhân lực của NHNN trên giác độ quản trị nhân lực
    và đào tạo phát triển.
    Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề phát
    triển nguồn nhân lực của NHNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Mục tiêu:
    Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của NHNN từ khi có Luật NHNN
    Việt Nam đến nay. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của
    NHNN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Nhiệm vụ:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực và kinh
    nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngân hàng trung ương.
    - Phân tích thực trạng và đánh giá theo quan điểm tổng thể phát triển nguồn nhân
    lực của NHNN từ khi có Luật NHNN.
    - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của
    NHNN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của NHNN Việt Nam.
    Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề có nội hàm rộng, luận văn chỉ nghiên cứu phát
    triển nguồn nhân lực như là mục tiêu và đối tượng của quá trình đổi mới cơ cấu và phát
    triển của NHNN Việt Nam.
    Những vấn đề khác có liên quan trong chừng mực nhất định, chúng tôi vẫn đề
    cập nhằm làm sáng tỏ thêm cho vấn đề chính nêu trên đây.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
    phương pháp lôgíc và nghiên cứu so sánh, phương pháp tổng hợp và phân tích.
    Các số liệu sử dụng trong luận văn là những số liệu của các báo cáo và đề tài
    nghiên cứu đã công bố chính thức.
    6. Đóng góp mới của luận văn
    - Đưa ra cách nhìn mới về phát triển nguồn nhân lực theo quan điểm tổng thể,
    thống nhất.
    - Đúc rút kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của một số ngân hàng trung
    ương tiêu biểu.
    - Mô tả và phân tích thực trạng của phát triển nguồn nhân lực của NHNN Việt
    Nam từ 1998 đến nay.
    - Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực của NHNN nhằm đáp
    ứng các yêu cầu mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
    của luận văn gồm 3 chương, 8 mục.
    Mục lục
    Trang
    Më ®Çu 1
    Chương 1: một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn
    nhân lực ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế
    quốc tế
    6
    1.1. Phát triển nguồn nhân lực và các nhân tố tác động đến phát triển
    nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    6
    1.2. Vai trò của ngân hàng, ngân hàng trung ương và yêu cầu đối với
    nguồn nhân lực ngân hàng trung ương trong điều kiện hội nhập kinh
    tế quốc tế
    19
    1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngân hàng trung
    ương
    26
    Chương 2: thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng
    nhà nước việt nam từ khi có luật ngân hàng nhà
    nước
    38
    2.1. Tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt
    Nam
    38
    2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt
    Nam từ 1998 đến nay
    41
    2.3. Đánh giá phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng nhà nước những
    năm qua
    69
    Chương 3: phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân
    lực của ngân hàng nhà nước việt nam trong điều kiện
    hội nhập kinh tế quốc tế
    76
    3.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước
    Việt Nam
    76
    3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt
    Nam
    97
    Kết luận 107
    Danh môc tài liÖu tham kh¶o 109
    Phô lôc 112
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...