Tiểu Luận Phát triển nguồn nhân lực của Myanmar thông qua hệ thống giáo dục và các chính sách về lao động và v

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Tính tất yếu của bài viết

    Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề cấp thiết của bất kỳ quốc gia nào. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, luôn bị coi là “vùng trũng” của thế giới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là đòi hỏi bức thiết và có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách của mỗi quốc gia, bởi điều đó quyết định đến sự phát triển trong tương lai của đất nước đó, khi mà thế giới liên tục vận động, thay đổi và hiện đại hơn từng ngày từng giờ.
    Thông qua phân tích chính sách phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan, quốc gia nằm trong khối ASEAN, ta có thể thấy rõ hơn vai trò của nguồn nhân lực và từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn nhân lực đó.
    Mục đích bài luận
    - Diễn giải, phân tích chính sách phát triển nguồn nhân lực của Myanmar thông qua 1 số ngành, lĩnh vực
    - Đưa ra bài học kinh nghiệm vào áp dụng thực tiễn đối với Việt Nam.
    Đối tượng của bài viết
    Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem xét Phát triển nguồn nhân lực của Myanmar thông qua hệ thống giáo dục và các chính sách về lao động và việc làm của Thái Lan
    Bài viết gồm các phần:
    1. Tổng quan về chính sách phát triền nguồn nhân lực của Thái Lan
    1.1 Vài nét về đất nước Thái Lan
    1.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan
    2. Liên hệ thực tế Việt Nam
    2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
    2.2 Một số giải pháp đặt ra
    3. Kết luận

    1. Tổng quan về chính sách phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan
    1.1 Vài nét về đất nước Thái Lan
    1.1.1 Vị trí địa lý, tự nhiên

    Tên nước : Thái Lan
    Diện tích : 513,120 km2
    Thủ đô : Bangkok.
    Ngôn ngữ: Tiếng Thái Lan
    Vị trí địa lý : Nằm ở khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp Lào, Campuchia, Myanmar và vịnh Thái Lan.
    Tài nguyên, khoáng sản : thiếc, cao su, ga tự nhiên, vonfram, tantalium, gỗ, chì, , thạch cao, than non, fluorite.
    Khí hậu : nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa rõ rệt : Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt độ thường từ 32 độ C vào tháng 12 và lên tới 35 độ C vào tháng 4
    1.1.2 Kinh tế, chính trị, xã hội
    * Kinh tế:
    - GDP danh nghĩa : 263.889 tỷ USD (2009)
    - GDP (theo sức mua tương đương): 539.871 tỷ USD (2009)
    - GDP bình quân đầu người : $3,939
    - Tỷ trọng các ngành trong GDP :
    Nông nghiệp : 11,4%
    Công nghiệp: 44,5%
    Dịch vụ : 44,1%
    - Các ngành công nghiệp chính: ô tô và phụ tùng ô tô (11%), điện gia dụng, linh kiện (8%), Du lịch (6%), xi măng, sản xuất tự động, các ngành công nghiệp nặng và nhẹ, đồ gia dụng, máy tính và phụ tùng, đồ nội thất , nhựa, hàng dệt may, nông nghiệp chế biến, đồ uống, thuốc lá.
    - Ngoại thương (2008):
    Xuất khẩu: $178,4 tỉ
    Nhập khẩu: $179 tỉ
    Nợ (2008): $64,8 tỉ
    - Đơn vị tiền tệ : ฿ baht
    Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.
    Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sau sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước.
    Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên "Thaksinomics". Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2% , đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD).
    Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tính và thiết bị điện. Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong
    Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...