Thạc Sĩ Phát triển nguồn nhân lực của các trường Cao đẳng thuộc Tập đoàn Điện lựcViệt Nam (EVN) đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
    Định dạng file word

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    TÓM TẮT LUẬN VĂN (Tiếng việt)
    TÓM TẮT LUẬN VĂN (Tiếng anh)
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

    i
    ii
    iii
    iv
    vii
    x
    xi
    xiii

    MỞ ĐẦU .1

    1.
    2.
    3.
    4.
    5.
    6.
    Tính cấp thiết của đề tài: 1
    Mục tiêu nghiên cứu: . 1
    Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
    Phương pháp nghiên cứu: 3
    Cách thức tiến hành: . 3
    Kết quả nghiên cứu 3

    Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .5
    1.1 Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực: . 5
    1.1.1 Nguồn nhân lực: . 5
    1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực: . 8
    1.1.3 Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội .12
    1.1.4 Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển của EVN 13
    1.2 Chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 14
    1.2.1 Chính sách phát triển nguồn nhân lực của của Đảng. 14
    1.2.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Chính Phủ .16
    1.2.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam .17
    1.2.3.1 Xây dựng các trường thành nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho EVN
    17

    1.2.3.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực của các trường
    19

    1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Điện lực
    . 19
    1.3.1 Về môi trường vĩ mô .19
    1.3.2 Về môi trường vi mô: .24
    1.3.3 Các nhân tố thuộc môi trường nội bộ: .25
    1.4 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Điện lực . 29
    1.4.1 Đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và cơ cấu phù hợp 29
    1.4.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .29
    1.4.3 Phát triển trình độ lành nghề 31
    1.5 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới . 32
    1.5.1 Kinh nghiệm của Mỹ: 32
    1.5.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản: 32
    1.5.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc: .33
    1.5.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc: 34
    1.5.5 Kinh nghiệm của Xin - ga - po: 34
    1.5.6 Bài học kinh nghiệm: .35
    TÓM TẮT CHƯƠNG I 36
    Chương II: THỰC TRẠNG QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
    . 37
    2.1 Giới thiệu khái quát về các trường . 37
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37
    2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các trường 38

    2.1.2.1 Chức năng:
    2.1.2.2 Nhiệm vụ:
    38
    38

    2.1.3 Tổ chức quản lý: 40
    2.1.4 Điều kiện cơ sở vật chất của các trường 43
    2.1.5 Các hệ, hình thức và ngành nghề đào tạo của các trường Cao đẳng Điện lực 44
    2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các trường Cao đẳng . 48
    2.2.1 Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại các trường Cao đẳng Điện lực .48

    2.2.1.1 Xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực
    2.2.2.2 Công tác tuyển dụng lao động
    2.2.2.3 Bố trí sử dụng nguồn nhân lực
    2.2.2.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    48
    49
    51
    51

    2.2.2 Đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực tại các trường Cao đẳng 54

    2.2.2.1 Phương pháp và dữ liệu đánh giá
    54

    Mục tiêu nghiên cứu: .54
    Phương pháp nghiên cứu: 54
    2.2.2.2 Phân tích dữ liệu đánh giá kết quả hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại

    các trường Cao đẳng Điện lực
    55

    Đánh giá về số lượng và cơ cấu lao động có đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo 55

    2.2.2.3 Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng
    69

    2.3 Phân tích thực trạng của các trường Cao đẳng theo phương pháp SWOT . 71
    2.3.1 Điểm mạnh: .71
    2.3.2 Điểm yếu: .72
    2.3.3 Cơ hội: .73
    2.3.4 Thách thức: 74
    TÓM TẮT CHƯƠNG II 77
    Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC
    TRƯỜNG THUỘC EVN ĐẾN NĂM 2020 . 78
    3.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực tại các trường . 78
    3.1.1 Quan điểm 78
    3.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của các trường đến năm 2020 80
    3.2.1 Mục tiêu phát triển chung .80
    3.2.2 Mục tiêu phát triển cụ thể 81
    3.3 Định hướng phát triển nguồn nhân lực của EVN đến năm 2020 . 83
    3.3.1 Tầm nhìn - sứ mạng - giá trị cốt lõi của các trường cao đẳng đến năm 2020 86

    3.3.1.1 Tầm nhìn
    3.3.1.2 Sứ mạng
    3.3.1.3 Giá trị cốt lõi
    86
    87
    87

    3.3.2 Định hướng về phát triển nguồn nhân lực các trường Cao đẳng Điện lực đến
    năm 2020 88

    3.3.2.1 Phát triển qui mô đào tạo
    3.3.2.2 Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên
    88
    89

    3.4 Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực của các trường Cao đẳng Điện lực 90
    3.4.1 Các giải pháp hoàn thiện chính sách tuyển dụng để phát triển nguồn nhân lực .90

    3.4.1.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách tuyển mộ nhân sự
    3.4.1.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách tuyển chọn
    90
    91

    3.4.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách bố trí, sử dụng nhân sự để phát triển
    nguồn nhân lực 92
    3.4.3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách đánh giá nhân sự và chính sách thăng tiến
    để phát triển nguồn nhân lực .94

    3.4.3.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách đánh giá nhân sự
    3.4.3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách thăng tiến
    94
    96

    3.4.4 Các giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 96
    3.4.5. Các giải pháp hoàn thiện chính sách lương để phát triển nguồn nhân lực 99
    3.4.6 Giải pháp về cơ sở vật chất: .101
    3.5 Một số kiến nghị . 102
    3.5.1 Các cơ quan hữu trách (Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công thương) 102
    3.5.2 Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN 103
    TÓM TẮT CHƯƠNG III . 104
    KẾT LUẬN . 104

    TÓM TẮT LUẬN VĂN


    Ở nước ta chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, được
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua, đã
    chỉ rõ: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền
    giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và
    hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo
    viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.
    Công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã bộc lộ những
    hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Cụ thể là:
    - Sự phát triển đội ngũ giáo viên không theo kịp với sự gia tăng quy mô và
    yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục nghề
    nghiệp và giáo dục đại học.
    - Chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, do vậy việc đổi mới
    chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá diễn ra chậm.
    Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mà nhất là sau khi Việt
    Nam gia nhập WTO, ngành Điện Việt Nam sẽ phát triển trong những bối cảnh hoàn
    toàn mới mẽ. Trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung, Cao đẳng Điện lực TP. Hồ
    Chí Minh chính là nơi cung cấp chủ yếu nguồn nhân lực cho EVN. Chính vì thế,
    phát triển nguồn nhân lực phải được xem là nhân tố hàng đầu, là khâu đột phá trong
    chiến lược phát triển của các trường thuộc EVN.
    Từ những lý do thực tiễn trên, việc hoạch định các giải pháp phát triển nguồn
    nhân lực của các trường Cao đẳng thuộc EVN đến năm 2020 là cấp thiết.
    Nội dung của đề tài là tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
    nguồn nhân lực, từ đó có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng nguồn
    nhân lực và ứng dụng thực tế cho các trường Cao đẳng Điện lực. Toàn bộ nội dung
    đề tài chia làm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực
    Trong chương này nêu lên lý thuyết về khái niệm nguồn nhân lực và phát triển
    nguồn nhân lực. Các chính sách của Chính phủ, của Đảng, của Tập đoàn Điện lực
    Việt Nam, các trường Cao đẳng Điện lực về vấn đề phát triển nguồn nhân lực.
    Chương 2: Thực trạng quá trình phát triển nguồn nhân lực của các trường Cao
    đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
    Trong chương này giới thiệu khái quát về các trường và nêu lên thực trạng
    phát triển nguồn nhân lực của các trường
    Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của các trường thuộc EVN đến
    năm 2020
    Trong chương này nêu lên quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
    của các trường, nhu cầu nhân lực của các trường đến năm 2020 từ đó đưa ra các giải
    pháp phù hợp phát triển nguồn nhân lực.
    Cuối cùng tôi hy vọng với những nội dung trình bày, luận văn sẽ là một tài
    liệu tham khảo hữu ích cho việc phát triển nguồn nhân lực của các trường Cao đẳng
    thuộc EVN.
    DISSERTATION ABSTRACTS
    In our country, the development of socially economic strategy in 2011-2020
    period, National Congress of the Communist Party's of Viet Nam XI through,
    specified: development of education is the national leading.
    Renewal of fundamental and comprehensive education in Viet nam towards
    standardized modernization, socialization, democratization and international
    integration, in particular, innovatative manageable education, developmental team
    of teachers and managers is key.
    The developmental team of teachers, managers of education revealed the
    constraints, affecting the quality and effectiveness of education. Namely:
    - Development of teachers have not kept pace with the increasing in the
    scale and demands on the quality of education, especially in education
    for career and college education.
    - The quality of teachers is inadequate, so the renewal programs,
    methodology, and the reviews took place slowly.
    In the trend of globalization and international economic integration, after
    Viet nam joined into the WTO, the power sectors of Viet nam will be developed
    completely in new situations. Central of Electric of Power College, Ho Chi Minh
    of Electric Power College is the place to provide main human resources for EVN.
    Thus, the development of human resources should be considered as the leading
    factor, is sewn in the breakthrough of the developmental strategy of the College of
    EVN.
    From the reasons above, the planning practices solutions for human
    resources development of the College in EVN by 2020 is urgent.
    The content of the subject is to find out the causes affecting the quality of
    human resources, from which there are practical solutions to enhance the quality of
    human resources and practical applications in the College power. The entire content
    of the topic is divided into 3 chapters:
    Chapter 1: General arguments about human resource development.
    In this chapter, we mention the theory of the concept of human resources
    and human resources development. The policy of the Government, Party, Vietnam
    's electricity, and the electricity of College on the issue of human resources
    development
    Chapter 2: status of development of human resources of the colleges in the
    electricity of Viet nam
    In this introductory overview about the market and the reality of human
    resources development
    Chapter 3: The development solutions of human resource of colleges of EVN by
    2020
    In this chapter, we provide the perspective and the development of human
    resources of the market, the demand for man power by 2020 of colleges that offer
    the appropriate resource development solution man power

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất
    lượng hiệu quả của doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực luôn được coi là mục
    tiêu, động lực và phương tiện phát triển doanh nghiệp bền vững. Trong bối cảnh
    cạnh tranh kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các nước đều coi phát
    triển nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh sản
    phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia.
    Thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
    định hướng đến năm 2020 trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mà
    nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành Điện Việt Nam sẽ phát triển trong
    những bối cảnh hoàn toàn mới mẽ; cùng với quá trình tái cơ cấu ngành Điện và hình
    thành thị trường Điện lực cạnh tranh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập
    theo mô hình Tập Đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh đa ngành nghề, đa sở hữu. Có 4
    trường trực thuộc EVN: trường Đại học Điện lực, trường Cao đẳng Điện lực miền
    Trung, Cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh và trường đào tạo nghề. Các trường
    chính là nơi cung cấp chủ yếu nguồn nhân lực cho EVN. Chính vì thế, phát triển
    nguồn nhân lực phải được xem là nhân tố hàng đầu, là khâu đột phá trong chiến
    lược phát triển của các trường thuộc EVN.
    Từ những lý do thực tiễn trên, việc hoạch định các giải pháp phát triển nguồn
    nhân lực của các trường đến năm 2020 là một yêu cầu khách quan và cấp thiết.
    Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực của các trường Cao
    đẳng thuộc Tập đoàn Điện lựcViệt Nam (EVN) đến năm 2020” để thực hiện
    luận văn tốt nghiệp.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    v Mục tiêu chung:
    Mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp sát với thực tế, thiết thực,
    thật sự mang lại hiệu quả cho công tác phát triển và nâng cao chất lượng nguồn
    nhân lực của các trường thuộc EVN.
    v Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận chính về nguồn nhân lực.
    - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của các trường Cao đẳng thuộc EVN, xác
    định các điểm mạnh và điểm yếu, các thuận lợi và khó khăn làm tiền đề cho việc đề
    xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
    - Dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành Điện từ nay đến năm 2020.
    - Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các trường trong giai
    đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn 2020.
    3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    v Nội dung nghiên cứu:
    - Chương 1: Lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực.
    - Chương 2: Thực trạng quá trình phát triển nguồn nhân lực của các trường Cao
    đẳng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
    - Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của các trường thuộc EVN đến
    năm 2020.
    v Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    1. Đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực hiện tại và các vấn đề liên quan đến
    phát triển nguồn nhân lực của các trường Cao đẳng thuộc EVN.
    2. Phạm vi nghiên cứu được xác định là nguồn nhân lực hiện tại và các nội dung
    phát triển nguồn nhân lực của các trường Cao đẳng thuộc EVN. Trong đề tài tập
    trung nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực của 2 trường là: Cao đẳng Điện
    lực Miền trung, Cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu được
    tập trung vào các vấn đề: số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, các
    chính sách liên quan đến nâng cao chất lượng và các yếu tố động viên nguồn
    nhân lực.
    Cách tiếp cận:
    Sử dụng cách tiếp cận hệ thống và tiếp cận khoa học liên ngành (quản trị học,
    quản trị nguồn nhân lực, tâm lý quản trị kinh doanh).
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Trên cơ sở lý thuyết về quản trị kinh doanh, sử dụng phương pháp tổng hợp,
    thống kê và phân tích.
    Thông tin nghiên cứu:
    - Thông tin thứ cấp: thu thập từ báo chí, tạp chí chuyên ngành, internet, các báo
    cáo, số liệu thống kê của các trường, của EVN.
    - Thông tin sơ cấp: tự thu thập qua khảo sát, điều tra GV- CBCNV. Mẫu điều tra
    được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
    5. Cách thức tiến hành:
    Các bước tiến hành trong quá trình nghiên cứu:
    Bước 1: Xác định tên đề tài “Phát triển nguồn nhân lực của các trường thuộc
    EVN đến năm 2020”.
    Bước 2: Tìm hiểu các lý thuyết có liên quan về nguồn nhân lực và phát triển nguồn
    nhân lực.
    Bước 3: Suy nghĩ các câu hỏi cần khảo sát về mức độ hài lòng về chính sách nhân
    sự, khảo sát ai, bao nhiêu người.
    Bước 4: Cần thu thập thông tin, số liệu về nhân sự, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ,
    mức lương
    Bước 5: Phân tích số liệu thu thập được.
    Bước 6: Trên cơ sở các số liệu đã phân tích giải thích ý nghĩa, làm sáng tỏ số liệu
    tại sao có kết quả như vậy, từ đó có những nghiên cứu thích hợp và đưa ra các giải
    pháp thực tế.
    Bước 7: Hoàn thiện luận văn, đưa ra các kết quả, những gợi ý, các giải pháp, các
    kiến nghị đối với EVN, nhà nước.
    6. Kết quả nghiên cứu
    - Kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp chiến lược nhằm phát triển và nâng cao
    chất lượng nguồn nhân lực của các trường thuộc EVN. Việc thực hiện những giải
    pháp này sẽ đem lại cho các trường các lợi ích sau:
    - Phát triển được chất lượng nguồn nhân lực hiện hữu, tạo cơ sở bước đầu chuẩn bị
    lực lượng nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của xã hội, đội ngũ nhân
    lực có kỹ năng tốt để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng
    của ngành Điện Việt Nam.
    Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    1.1 Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực:
    1.1.1 Nguồn nhân lực:
    Khái niệm “nguồn nhân lực” hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn
    nhân lực, cho đến nay khái niệm về vấn đề này vẫn chưa thống nhất, xin đưa ra một
    số khái niệm như sau:
    Theo quan điểm của Liên hiệp quốc, “nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là
    kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm
    năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”. Quan niệm này cho rằng,
    khái niệm nguồn nhân lực bao gồm các nội dung cơ bản sau:
    Về mặt lượng, nguồn nhân lực bao gồm những người đang làm việc và những
    người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
    Về mặt chất, nguồn nhân lực là nguồn lực con người thể hiện ở trình độ lành
    nghề, kiến thức, năng lực của con người.
    Nguồn nhân lực không chỉ bao hàm nguồn lực hiện tại mà còn bao hàm cả
    nguồn lực tiềm tàng của con người có khả năng khai thác trong tương lai.
    Hoặc “nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm
    cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của
    người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được
    chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay địa
    phương nào đó”. Cụ thể hóa như sau:
    Về mặt chất lượng, nguồn nhân lực bao gồm: thể lực, trí lực và tâm lực;
    Về mặt lượng, nguồn nhân lực là tổng thể nguồn nhân lực hiện có và tiềm
    năng của một quốc gia hay một địa phương.
    Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: “nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người
    bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân”. Như vậy, ở đây
    nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất
    khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
    Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì: “Nguồn nhân lực của một quốc gia
    là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”. Nguồn nhân
    lực được hiểu theo hai nghĩa:
    Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất
    xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao
    gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
    Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực
    cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động,
    có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ
    thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ
    được huy động vào quá trình lao động.
    Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể
    hiểu: “Nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng
    lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao
    động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải
    vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước”.
    Theo Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia
    chương trình KX - 07 thì: “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng
    con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm
    chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế
    và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một
    quốc gia hay một địa phương nào đó ”.
    Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt'', một
    nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển
    nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển
    các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho
    sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có
    tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. PGS.TS Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp
    Thành phố Hồ Chí Minh.
    2. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    3. Nguyễn Hữu Thân (2001), Quản trị nhân sự, NXB thống kê.
    4. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân lực,
    nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    5. Nguyễn Thị Cành (2009), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên
    cứu khoa học kinh tế, NXB đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
    6. Đồng Thị Thanh Phương & Nguyễn Thị Ngọc An (2008) Quản trị nguồn nhân
    lực, NXB thống kê.
    7. Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM (2009), Tài liệu hội nghị CBCC
    8. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2001), Quy chế về công tác cán bộ trong EVN.
    9. Bộ giáo dục & Đào tạo (2011), Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh
    trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
    10. Bộ giáo dục & Đào tạo (2011), Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT
    11. Bộ giáo dục & Đào tạo (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục
    giai đoạn 2011- 2020.
    12. Bộ giáo dục & Đào tạo (2010), Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho
    các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội.
    13. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2008). Quy chế đào tạo phát triển nguồn nhân
    lực.
    14. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 của Trường Cao đẳng Điện lực
    TP.HCM (2006).
    15. Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM (2011), Kỷ yếu 35 năm xây dựng và phát
    triển bền vững.
    16. Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM (2010), Tài liệu hội nghị CBCC
    17. Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM (2011). Tài liệu hội nghị CBCC
    18. Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM (2005), Điều lệ tổ chức và hoạt động
    19. Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM (2009), báo cáo công tác đào tạo và định
    hướng phát triển của trường Cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh giai đoạn
    2009 - 2020.
    20. Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung (2009), Chiến lược phát triển trường Cao
    đẳng Điện lực miền Trung giai đoạn 2010 - 2020.
    21. Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung (2011), báo cáo gửi Bộ Công thương
    22. Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung (2010), báo cáo gửi Bộ Công thương
    23. Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung (2009), báo cáo gửi Bộ Công thương
    24. Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung (2008), báo cáo gửi Bộ Công thương
    25. Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung (2007), báo cáo gửi Bộ Công thương
    26. Huỳnh Thanh Lâm (2008), phát triển nguồn nhân lực của Công ty Điện lực TP.
    Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
    Minh.
    27. Nguyễn Thị Quỳnh Thương (2010), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
    Học vện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở TP. Hồ Chí Minh, luận văn
    thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
    28. Đinh Nguyễn Trường Giang (2009), phát triển nguồn nhân lực tại công ty
    truyền tải điện 4 đến năm 2015, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế
    TP. Hồ Chí Minh.
    29. Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
    tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng, số 5(40).
    30. www.gov.vn
    31. www.evn.com.vn
    32. www.hepc.edu.vn
    33. www.cepc.edu.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...