Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cho đồng bằng sông cửu long theo quan điểm hệ thống

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cho đồng bằng sông cửu long theo quan điểm hệ thống



    I. NGUỒN NHÂN LỰC ĐBSCL ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ – XÃ HỘI QUỐC GIA
    I.1. Chúng ta đều biết rõ về vai trò của nông nghiệp , nông thôn và nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Đối với ĐBSCL, trong lịch sử và đặc biệt trong thời kỳ Đổi mới, những điều chúng tôi muốn lưu ý ở đây là:
    .Vai trò bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và quốc tế – một trong những vấn đề phức tạp và nóng bỏng nhất của phát triển bền vững quy mô toàn cầu: năng suất và sản lượng lúa ĐBSCL tăng nhanh liên tục đã có vị trí hàng đầu, quyết định nhất trong bảo đảm nguồn lương thực ổn định cho an ninh lương thực, cho việc CNH và đô thị hóa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thồi gian qua. Không những thế, với lợi thế so sánh ( DRC) cao, các sản phẩm của ĐBSCL ( gạo – 0,56; thủy sản nuôi – 0,30, quả tươi – 0,15 ) trong đó gạo và thủy sản là những sản phẩm đầu tiên của Việt nam hội nhập thị trường quốc tế từ những năm 90 của thế kỷ XX. Trong tình thế dịch gia cầm và gia súc có nhiều diễn biến khó lường như hiện nay, chắc chắn các sản phẩm thủy hải sản của ĐBSCL ngày càng có vị trí đặc biệt hơn nữa trong bảo đảm nguồn đạm thực phẩm quý gía này cho thị trường trong nước. Điều này chứng tỏ rằng nguồn nhân lực ĐBSCL đã, đang và sẽ đảm nhận vị thế trọng yếu đối với quá trình CNH, HĐH , phát triển bền vững đất nước, từ đó, không thể lượng hóa đơn thuần vai trò của ĐBSCL (trong đó có nguồn nhân lực) chỉ thông qua các chỉ tiêu gía trị tổng sản phẩm hoặc GDP trên địa bàn Vùng( như một số cách tiếp cận kinh tế hẹp, phiến diện).
    .Vai trò cung ứng nguồn nhân lực các trình độ cho quốc gia, trực tiếp nhất cho Vùng KTTĐPN, trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa, hội nhập kinh tế thế giới.
    .Vai trò của một khu vực thị trường tiêu thụ quy mô lớn và ngày càng mở rộng, đặc biệt là khi phần lớn lao động có việc làm và thu nhập.
    .Vai trò của một vùng phát triển công nghiệp và dịch vụ quy mô lớn khi thời cơ tới (khi cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư – dự báo sơ bộ: sau 2015).
    .Vai trò vừa là tiền đồn vừa là hậu phương của an ninh – quốc phòng quốc gia và khu vực.
    Thời gian gần đây, ĐBSCL đã được xác định là 1 trong 4 vùng kinh tế trọng điểm quốc gia.
    I.2. Từ những luận điểm tổng quát nêu trên có thể thấy rằng cần thiết phải nghiên cứu đánh gía đúng đắn cũng như tìm các giải pháp hữu hiệu, khả thi cho việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL đáp ứng những nhu cầu vuợt ngoài quan hệ cung – cầu quy mô địa phương – vùng đơn thuần khép kín theo địa dư hoặc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo kiểu tính đơn giản – nhưng không mang đủ ý nghĩa thực của phạm trù này trong điều kiện hiện nay của Việt nam . Thực tiễn tăng trưởng và phát triển tại các tỉnh – thành phố thuộc Vùng KTTĐPN cho thấy: lao động ngoài tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao ( 80% tại Bình Dương, 70% tại Tp. HCM, 60% tại Đồng Nai ). Trong số đó có bao nhiêu lao động từ Vùng ĐBSCL? Chắc chắn là rất nhiều, nhưng cho tới nay chưa có số liệu thống kê và những công trình khảo sát tương ứng. Sự phát triển nhanh chóng công nghiệp và đô thị tại Vùng KTTĐPN cũng thu hút một lực lượng lớn doanh nhân, các nhà quản trị, kỹ sư, lao động trong nhiều ngành dịch vụ, quản lý Nhà nước từ ĐBSCL ‘’Ly hương bất ly quê ‘’trong điều kiện truyền thông và giao lưu hiện đại



    II. Xu thế mới, thực tiễn mới, quy luật mới
    Quá trình đổi mới của kinh tế Việt Nam trong trên 20 năm vừa qua, đặc biệt trên 10 năm gần đây, diễn ra trong khung cảnh đặc biệt của nền kinh tế thế giới – giai đoạn tái cấu trúc và chuyển hướng về chất, mang tính lịch sử quy mô thiên niên kỷ. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống internet, kỹ thuật số, truyền thông đa phương tiện trong 13 năm gần đây đang khẳng định những khuôn khổ mới của quy luật thị trường, khác hẳn các quy luật đã từng vận hành tốt trước 1973. Nền kinh tế mới và cơ cấu lao động mới bắt đầu hình thành tuy ở giai đoạn khởi đầu nhưng đã vận hành trên phạm vi toàn cầu với nhịp độ rất cao, trên các quỹ đạo phi tuyến, đặc trưng cho các hệ thống mở và động, từ đó, để phân tích và dự báo đúng đắn các xu thế mới này đòi hỏi phải thay đổi từ đó, để phân tích và dự báo đúng đắn các xu thế mới này đòi hỏi phải thay đổi từ tuy duy tuyến tính cho các hệ thống kín và tuyến tính sang tư duy hệ thống cho các hệ thống mở, động và phi tuyến. Hơn lúc nào hết, tư duy hệ thống và tư duy biện chứng cần được sử dụng trong phân tích hiện trạng và xu thế của nền kinh tế hiện đại.
    Những đường nét chuyển đổi chủ yếu thể hiện trên quy mô toàn cầu là:
    A Thị trường khu vực hoá và toàn cầu hoá, tái cấu trúc trong các công ty đa quốc gia và mô hình liên kết đổi mới
    Trong hơn 15 năm gần đây, giới khoa học có những quan tâm lớn tới các giả thiết của Joseph Schumpeter rằng “sự mất cân bằng động” chính là trạng thái ổn định duy nhất của nền kinh tế; “sự phá hoại mang tính sáng tạo” của đổi mới chính là động lực của nền kinh tế; và công nghệ mới là tác nhân thay đổi chính - nếu không là duy nhất - của các thay đổi kinh tế.

    Trong nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, các quốc gia đang từng bước khởi đầu quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá theo một quan niệm mới, tạo ra các hệ thống sản xuất – kinh doanh linh hoạt trên nền liên kết mạng giữa các phần tử (nhân tố) nhỏ và vừa, phân đoạn-phân loại thị trường trên phạm vi thị trường toàn cầu hoá và khu vực hoá


    Những biến đổi về chất cũng như lượng trong các công ty xuyên quốc gia và mạng lưới doanh nhân hiện đại đã diễn ra liên tục và đầy kịch tính, phản ánh một nghịch lý toàn cầu trong thời đại hiện nay, đó là: nền kinh tế thế giới càng lớn, các tay chơi nhỏ nhất càng hùng mạnh - đặc biệt ứng dụng cho kinh doanh. Những công ty lớn như IBM, Philips và GM, đều phải phân mảnh để trở thành những liên hiệp các công ty nhỏ tự trị có đầu óc linh hoạt nếu muốn tồn tại.
    Sự thu nhỏ, sự tái cấu trúc, sự tạo dựng các mạng tổ chức dù được gọi là gì đi nữa thì cũng cùng một nội dung, đó là: Các công ty phải giải thể guồng máy quan liêu để tồn sinh. Lợi thế quy mô (economies of scale) đang nhường bước cho lợi thế cơ hội (economies of scope) nhờ tìm được kích cỡ thích hợp cho sự hiệp trợ, khả năng linh hoạt trên thị trường, và trên hết là: tốc độ. Nhiều Công ty không có nhà máy riêng của mình mà là sự liên kết qui trình công nghệ với bất kỳ nhà chế tạo chi tiết, thiết bị nào trên thế giới; Các thiết bị của công ty được chế tạo tại Nhật hay tại Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc được đóng gói ở Malaysia và được tung ra cũng như kiểm nghiệm tại San Diego Trong nền kinh tế toàn cầu, các công ty lớn và nhỏ đều có thể thành công. Vấn đề là cần xác định kích cỡ phù hợp đối với một tổ chức cụ thể trong một ngành nghề cụ thể, và sau đó có cơ cấu đúng và lãnh đạo đúng. Nhiều công ty lớn đã tự tái cấu trúc lại như thể tập hợp của nhiều đơn vị nhỏ, độc lập và dễ quản lý. Do vậy trên thế giới đã diễn ra sự bố trí lại, thu nho quy mô, hợp đồng phụ, tản quyền, sản phẩm phụ, lập doanh nghiệp trong doanh nghiệp, vv Xu thế này được gọi là sự phân khúc ( hoặc phân đoạn ) thị trường, từ đó lao động được chuyên môn hóa theo từng nguyên công.
    Chúng ta đang chứng kiến việc hình thành các mạng lưới của những mối liên kết chiến lược, các sự hợp tác mang tính cộng sinh, các đối thủ cạnh tranh cùng làm việc - cộng sinh với nhau. Ranh giới giữa các ngành công nghiệp đang biến mất, thay vào đó chúng ta chỉ thấy một mạng lưới không xác định giữa các tổ chức có liên quan với nhau. Đây là một nguyên tắc mới của kinh tế học. Một điều lạ của các hệ thống động và mở – gọi là các hệ thống sống – la: một công ty kinh doanh ra đời sẽ kéo theo việc tạo ra một môi trường cho một công ty khác xuất hiện. Như thế, thay vì là một trò chơi có kết quả triệt tiêu – cứ một cơ sở kinh doanh ra đời là một cơ sở khác phải chết – sự việc xảy ra hòan toàn ngược lại. Càng có thêm nhiều doanh nghiệp thì càng có thêm chỗ cho những doanh nghiệp khác, điều này đã thay đổi về cơ bản những quan niệm và quy luật cạnh tranh hình thành trước những năm 90 của thế kỷ XX.



    B. Nền sản xuất hiện đại đòi hỏi 4 yếu tố: cơ sở hạ tầng, nhân lực, vốn và công nghệ. Thị trường ở phạm vi toàn cầu, hai yếu tố vốn và công nghệ có độ cơ động rất cao (và ngày càng cao), trong khi hai yếu tố cơ sở hạ tầng và nhân lực là hai yếu tố nội sinh, về cơ bản cần có những nỗ lực và thời gian. Kinh nghiệm thực tiễn 15 – 20 năm gần đây cho thấy trong điều kiện toàn cầu hoá, nếu một nước có được cơ sở hạ tầng phát triển và nguồn nhân lực đáp ứng được hoặc có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi về chất lượng, cơ cấu và số lượng thì nguồn vốn và công nghệ sẽ đến với đất nước đó. Vì thế, cơ hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tham gia thị trường toàn cầu là cơ hội của tất cả các quốc gia, tất cả các doanh nghiệp, của mọi người lao động tại các nước phát triển cũng như đang phát triển, nếu có chiến lược phù hợp tập trung vào việc nắm bắt thời cơ – thời cơ trở thành động lực hàng đầu trong phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...