Thạc Sĩ Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    MỞ ĐẦU 7
    1. Tính cấp thiết của đề tài 7
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 9
    3. Mục tiêu nghiên cứu . 9
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 10
    5. Phương phápnghiên cứu 10
    6. Những đóng góp của luận văn 11
    7. Kết cấu của luận văn: . 11
    Chương 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCTRONG LĨNH VỰC
    GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . 13
    1.1 Nguồn nhân lực và vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế -xã
    hội 13
    1.1.1. Các quan niệm về nguồn nhân lực 13
    1.1.1.1 Phát triển nguồn nhân lực . 14
    1.1.1.2 Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực . 15
    1.1.2 Các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực . 17
    1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội . 17
    1.2 Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT . 18
    1.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT . 18
    1.2.1.1 Là một bộ phận nguồn nhân lực có học vấn cao nhất . 18
    1.2.1.2 Kết quả hoạt động của nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT không chỉ phụ
    thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội . 19
    1.2.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn
    nhân lực nói chung của quốc gia 20
    1.2.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT . 21
    1.2.2.1 Số lượng nguồn nhân lực GD-ĐT 21
    1.2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT 23
    1.2.2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực GD-ĐT . 25
    1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT . 26
    1.2.3.1 Chính sách phát triển GD-ĐT của quốc gia 26
    1.2.3.2 Đầu tư cho GD-ĐT . 27
    1.2.3.3 Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực GD-ĐT 28
    1.2.4 Yêu cầu của phát triển nguồn nhân lực ngành GD-ĐT . 30
    1.3 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT
    .
    1.3.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục và đội ngũ cán bộ
    quản lý giáo dục . .
    1.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài .
    Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCNGÀNH GIÁO DỤC Ở
    HUYỆN U MINH THƯỢNG -TỈNH KIÊN GIANG 31
    2.1 Khái quát về đặc điểm t ình hình ngành giáo dục huyện U Minh Thượng . 31
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên . 31
    2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội . 33
    2.2 Thực trạng ngành Giáo dục huyện U Minh Thượng 37
    2.2.1 Khái quát về sự nghiệp Giáo dục của Huyện 37
    2.2.2 Thực trạng Giáo dục huyện . 38
    2.2.2.2 Mạng lưới trường lớp . 39
    2.2.2.3 Về học sinh . 40
    2.2.2.4 Về đội ngũ giáo viên . 44
    6
    2.2.2.5 Về cơ sở vật chất . 45
    2.3 Thực trạng nguồn nhân lực Giáo dục trong thời gian qua ở huyện U Minh Thượng 46
    2.3.1 Phòng Giáo dục –đào tạo huyện 46
    2.3.2 Số lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục-đào tạo 48
    2.3.2.1 Về đội ngũ giáo viên . 49
    2.3.2.2Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 51
    2.3.3 Chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT . 52
    2.3.3.1 Về chất lượng đội ngũ giáo viên 52
    2.3.3.2 Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục . 55
    2.3.4 Cơ cấu nguồn nhân lực GD-ĐT 57
    2.3.4.1 Về cơ cấu đội ngũ giáoviên . 57
    2.3.4.2 Về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục . 58
    2.4 Hiện trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT 59
    2.5 Đánh giá chung 63
    2.5.1. Những thành tựu và bất cập chủ yếu . 63
    2.5.1.1. Thành tựu 63
    2.5.1.2. Những tồn tại và bất cập chủ yếu . 64
    2.5.2. Nguyên nhân . 66
    Chương 3GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC Ở
    HUYỆN U MINH THƯỢNG -TỈNH KIÊN GIANG . 71
    3.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong ngành giáo dục . 71
    3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực đặt ra đối với việc phát triển GD-ĐT 71
    3.1.2. Mục tiêu chiến lược phát triển GD-ĐT 73
    3.1.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT của tỉnh Kiên
    Giang. 74
    3.2 Dự báo về phát triển nguồn nhânlực trong lĩnh vực Giáo dục –đào tạo của Huyện đến
    năm 2015. 77
    3.2.2 Dự báo nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT . 80
    3.2.2.1 Về số lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT . 81
    3.2.2.2 Về chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục –đào tạo 82
    3.2.2.3 Về cơ cấu nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục –đào tạo 84
    3.3 Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện U Minh
    Thượng 85
    3.3.1 Tăng cường nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, CBQL 85
    3.3.2. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực GD-ĐT 86
    3.3.3 Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo có chất
    lượng và đồng bộ về cơ cấu 88
    3.3.4 Hoàn thiện cơ chế, chính sách trong phạmvi địa phương sử dụng và đãi ngộ đối
    với đội ngũ nhá giáo . 89
    3.3.5 Tăng cường các điều kiện phục vụ công tác quản lý và giảng dạy 92
    3.3.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 94
    KIẾN NGHỊ . 95
    KẾT LUẬN . 97
    PHỤ LỤC 99


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “ Cán bộ là cái gốc của mọi công
    việc”, “ Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”,Người nói: “Một dân tộc
    dốt là một dân tộc yếu ”
    1
    ,muốn xây dựng một đất nước “Dân giàu nước mạnh xã
    hội dân chủ công bằng văn minh”không thể không phát triển giáo dục. Hơn lúc nào
    hết toàn Đảng và toàndân ta đang hết sức quan tâm chăm lo đến sự phát triển của
    giáo dục “thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”
    2
    .
    Mặt khác, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải huy
    động mọi nguồn lực cần thiết, bao gồm nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn
    lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và lợi thế về điều kiện địa lý, thiên
    nhiên, chính trị, Trong các nguồn lực này thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất,
    quyết định các nguồn lực khác.
    Hiện nay, ở nước ta sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra yêu
    cầu ngày càng cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cho
    ngành GD-ĐT. Nguồn nhân lực ngành GD-ĐT có vai trò quan trọng quyết định đến
    chất lượng nguồn nhân lực nói chung của đất nước.
    Trên thực tế, những năm qua và hiện nay mặc dù nguồn nhân lực GD-ĐT đã
    tăng cả về số lượng, chất lượng và sự thay đổi về cơ cấu, Tuy nhiên với yêu cầu mà
    quá trình phát triển kinh tế và quá trình hội nhập đang đặt ra thì nguồn nhân lực trong
    GD-ĐT còn nhiều bất cập như: chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT còn chưa cao, cơ
    cấu nguồn nhân lực giáo dục-đào tạo còn thiếu cân đối giữa các vùng, miền; cơ chế,
    chính sách sử dụng, sắp xếp, bố trí còn chưa phù hợp, chưa thỏa đáng, việc đầu tư
    còn thấp, chưa xứng đáng với vaitrò và vị thế của đội ngũ này.
    Chính vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là hết sức quan trọng và cần thiết. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã định
    hướng cho việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam “ Người lao độngcó trí tuệ cao,
    có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển
    bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn với một nền khoa học-công nghệ và hiện đại”.
    Ngày 15/6/2004 Ban Bí thư khóa IX đã ban hành Chỉ thị số 40 CT/TW về xây dựng,
    1
    Hồ Chí Minh toàn tập, tr.26.
    2
    Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tr. 130.
    8
    nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm mục tiêu là
    “xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo
    chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh
    chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc
    quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao
    chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Kế thừa và phát triển Nghị quyết
    Đại hội IX và Đại hội X, Đại hội XI đã chỉ rõ chiến lược đột phá của giáo dục và đào
    tạo là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập
    trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” theo hướng
    “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi
    mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu
    then chốt”
    3
    . Và trên cơ sở thực tiễn giáo dục-đào tạo của tỉnh Kiên Giang, Tỉnh ủy
    đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU “ về phát triển GD-ĐT đến năm 2010 và định
    hướng đến năm 2020”,đồng thời UBND Tỉnh đã xây dựng đề án “xây dựng nâng cao
    chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Tỉnh Kiên Giang đến năm
    2010 và định hướng đến năm 2015”.
    Như vậy, việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT phải đặt trong
    chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phải ở vị trí trung tâm, chiến lược của mọi chiến
    lược phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành GD-ĐT
    cho từng địa phương được xây dựng trên cơ sở phân tích điểm mạnh và những yếu
    điểm của địa phương để từ đó có chính sách khuyến khích, phát huy thế mạnh, hạn
    chế những mặt còn tồn tại.
    Huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên giang là huyện vùng sâu, được thành lập
    vào tháng 5/2007. Những năm qua, nhờ có chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và
    sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương nên hoạt động GD-ĐT đã
    đạt một số thành tựu quan trọng góp phần đưa sựnghiệp GD-ĐT của Huyện từng
    bước nâng lên cả về số lượng và chất lượng, góp phần to lớn vào việc đào tạo nguồn
    lực lao động cho địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
    nông thôn. Song, nhìn chung chất lượng giáo dục vẫn còn có những hạn chế nhất
    định. Một trong những nguyên nhân đó là trình độ, năng lực của đội ngũ nhà giáo và
    3
    Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, tr.32.
    9
    cán bộ quản lý ở các trường chưa đáp ứng yêu cầu. Đây là vấn đề mà cấp ủy Đảng,
    Chính quyền huyện U Minh Thượng hết sức quan tâm và đang tìm một giải pháp để
    tháo gỡ.
    Xuất phát từ yêu cầu đó, nên tôi đã chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực
    cho ngành giáo dục ở huyện U Minh Thượng-tỉnh Kiên Giang”để nghiên cứu
    với mong muốn góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển nền giáo dục của Huyện,
    đồng thời luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn nguồn nhân lực trong lĩnh vực
    GD-ĐT đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực đã thu hút
    không ít sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên
    cứu, các Viện, các Trường Đại học. Đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố
    trên các sách báo, tạp chí, yêu cầu về phương hướng, giải pháp phát triển và sử dụng
    nguồn nhân lực có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội như: TS.
    Nguyễn Hữu Dũng: “ Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực con người ở Việt Nam, NXB Lao
    động-Xã hội , Hà Nội 2003”, tác giả Lê Thị Ái Lâm: “ Phát triển nguồn nhân lực thông
    qua Giáo dục-Đào tạo và kinh nghiệm Đông Á , NXB khoa học-xã hội, Hà Nội 2003,
    viết về: Một số luận giải lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và
    đào tạo; Vai trò phát triển nguồn nhân lực, Chiến lược công nghiệp hóa và sự phù hợp
    lẫn nhau với phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh phát triển nguồn nhân lực, Vấn đề
    và giải pháp hiện nay của phát triển nguồn nhân lực, Kinh nghiệm phát triển nguồn
    nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở Đông Á. “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt
    Nam,Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004”của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân, ,
    “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB
    Khoa học Giáo dục, Hà N ội2002” của TS. Nguyễn Thanh, Trường Đại học Kinh tế
    Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, ở tỉnh Kiên Giang chưa có đề tài nào đi sâu
    nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục, đặc biệt là đối với các
    địa bàn vùng sâu như huyện U Minh Thượng.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    3.1 Mục tiêu chung
    Phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT của huyện U Minh
    Thượng, tỉnh Kiên Giang; chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu trong lĩnh vực
    10
    này, từ đó đưa ra những quan điểm và một số giải pháp thiết thực nhằm phát triển
    nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
    3.2 Mục tiêu cụ thể
    -Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát triển nguồn
    nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT.
    -Phân tích thực trạng của nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT hiện nay ở
    huyện U Minh Thượng; chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu và các nguyên
    nhân của nó;
    -Dự báo về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT của huyện U
    Minh Thượng trong giai đoạn 2011-2015.
    -Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm phát triển nguồn nhân lực trong
    lĩnh vực GD-ĐT ở huyện U Minh Thượng trong giai đọan hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tàibao gồm cán bộ quản lý, những người làm
    công tác giảng dạy ở tất cả các trường trên địa bàn huyện U Minh Thượng, không chỉ
    về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài:Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong hệ thống
    các trường công lập
    4
    và nguồn nhân lực được tính cho người lao động trong độ tuổi.
    Công tác dự báo nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT được thực hiện cho giai đoạn
    2011-2015. Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện U Minh Thượng, số liệu thu thập từ
    Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, Phòng GD-ĐT huyện và các trường trên địa bàn Huyện
    U Minh Thượng. Thời gian nghiên cứu từ năm học 2007-2008 đến năm học 2010-2011.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    -Các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích,tổng hợp
    Trên cơ sở số liệu thu thập được từ Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, phòng GD-ĐT Huyện và các trường công lập trên địa bàn huyện, tác giả thống kêsố liệu, tiến
    hành so sánhcác chỉ tiêu qua các năm từ đó phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra
    những mặtmạnh, yếu trong phát triển nhân lực ngành giáo dục huyện các năm qua.
    -Phương pháp dự báo cầu nhân lực
    4
    Hiện tại trên địa bàn Huyện chỉ có 1 trường dạy nghề đang xây dựng, đến cuối năm 2013 mới hoàn thành.
    11
    Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng và thống kê dân số trong độ tuổi đến
    trường, tiến hành dự báo tỷ lệ học sinh đến trường của giai đoạn 2011-2015, từ đó
    xác định nhu cầu về số lượng, trình độ của giáo viên và nhu cầu phát triển mạng lưới
    trường, lớp học,
     Dự báo theo quy mô phát triển dân số của huyện.
    Từ số liệu dự báo phát triển dân số đến năm 2015 của Chi Cục thống kê huyện
    U Minh Thượng,tác giả tiến hành dự báo lượng học sinh sẽ huy động đến trường ở
    các cấp học theo mô hình nhóm tuổi (có dựa trên cơ sở chỉ tiêu Nghị quyết hàng năm).
     Dự báo dựa vào ý kiến chuyên gia :
    Tiến hành trưng cầu ý kiến của Lãnh đạo và chuyên viên phòng GD-ĐT Huyện,
    Ban Giám hiệu của 31 điểm trường (bao gồm Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng) dự
    báo về phát triển quy mô học sinh, kể cả học sinh trong huyện và các huyện lân cận, từ
    đó tính ra nhu cầu nhân lực cho ngành giáo dục.
     Dự báo dựa vào tỉ lệ định mức nhân lực giáo dục từng loại
    5
    .
    Trên cơ sở dự báo số học sinh đến trường ở các cấp học, căn cứ theo quy định
    của Bộ Giáo dục-Đào tạo về số giáo viên/lớp học, tiến hành dự báo nhu cầu nhân lực
    giáo dục qua từng năm học.
    -Phương pháp điều tra khảo sát:
    Tác giả đã tiến hành khảo sát thu thập ý kiến đánh giá của giáo viên ở các
    trường về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, lối sống, tác phong, phong cách
    làm việc, các chế độ chính sách của các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong
    thời gian qua. Đồng thời khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ lãnh đạo phòng Giáo
    dục và cán bộ quản lý đối với phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT.
    6. Những đóng góp của luận văn
    Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT ở huyện U Minh
    Thượng trong những găm qua, đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu điểm và tồn tại
    hạn chế.Trên cơ sở đó,dự báo cầu về phát triển nguồn nhân lực, đồng thờiđề xuất
    một số giải pháp khả thi và thiết thực nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực
    GD-ĐT ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
    7. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
    5
    Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào
    tạo –Bộ Nội vụ, quy định định mức biên chế giáo viên / lớp.
    12
    Chương 1:Lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT.
    Chương 2:Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục ở huyện U
    Minh Thượng -tỉnh Kiên Giang.
    Chương 3:Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục ở huyện U
    Minh Thượng -tỉnh Kiên Giang.
    13
    Chương 1.
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCTRONG LĨNH
    VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    1.1.Nguồn nhân lực và vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với phát
    triển kinh tế -xã hội
    1.1.1. Các quan niệm về nguồn nhân lực
    Theo Từ điển thuật ngữ của Pháp, nguồn nhân lực xã hội bao gồm những
    người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm. Như
    vậy theo quan điểm này thì những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
    nhưng không muốn có việc làm thì không được xếp vào nguồn nhân lực xã hội.
    Ở Úc, nguồn nhân lực được xem là toàn bộ những người bước vào tuổi lao
    động, có khả năng lao động. Trong quan niệm này không có giới hạn trên về tuổi của
    nguồn lao động.
    Theo Liên Hợp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức năng
    lực, toàn bộ cuộc sống của con người hiện có, thực tế hoặc tiềm năng để phát triển
    kinh tế xã hội trong một cộng đồng .
    Theo Đại từ điển kinh tế thị trường, nguồn nhân lực là nhân khẩu có năng lực
    lao động tất yếu, thích ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Nhân lực là
    tổng nhân khẩu xã hội, là nguồn tài nguyên. Tài nguyên nhân lực là tiền đề vật chất
    của tái sản xuất xã hội. Tài nguyên nhân lực vừa là động lực vừa là chủ thể của sự
    phát triển, có tính năng động trong tái sản xuất xã hội. Chính vì lẽ đó khi phân tích về
    nguồn tài nguyên nhân lực, phải xem xét nó trong mối quan hệ với tốc độ tăng dân số,
    sự phát triển của GD-ĐT, nâng cao phẩm chất của người dân, và những điều kiện vật
    chất cần thiết đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tái sản xuất nguồn lực cho xã hội.
    Như vậy, có thể hiểu rằng: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn lực con
    người của một quốc gia, vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả
    năng huy động, quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Theo
    nghĩa hẹp, nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động hay nguồn lực xã hội.
    Đó là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động.
    Nguồn nhân lực là tổng hợp tiềm năng lao động của con người trong một quốc
    gia, một vùng, một khu vực, một địa phương trong một thời điểm cụ thể nhất định.
    Tiềm năng của nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực (đạo đức, lối sống,


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997)-Nghị quyết Hội nghị BCH TW
    lần thứ khóa VIII-NXBCTQG Hà Nội.
    2. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2007)-Quản lý giáo dục,
    NXB ĐHSP.
    3. Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc ‘Xây dựng, nâng cao chất
    lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục’.
    4. Đặng Quốc Bảo (2006) –Phát triển con người và chỉ số phát triển con
    người, một số kiến giải lý luận và thực tiển trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay ở
    Việt Nam-Tài liệu giảng dạy lớp cao học Quản lý giáo dục tại Cần Thơ.
    5. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
    tương lai, vấn đề, giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. Đặng Hồng Sơn(2008)-Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển
    kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020-Luận văn thạc sỹ.
    7. Đỗ Văn Chấn (1998)-Kinh tế học giáo dục, một số vấn đề về phương pháp
    luận, Trường cán bô quản lý giáo dục-đào tạo Hà Nội.
    8. Học viện hành chính Quốc gia (2000) Quản lý nguồn nhân lực, NXB Giáo
    dục, Hà Nội.
    9. Hồ Ngọc Đại (2006)-Giải pháp phát triển giáo dục-NXBGD.
    10. Hồ Chí Minh tòn tập -tập 5 (1997)-NXBCTQGHN.
    11. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Mai Quốc Chánh (1999, Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, NXB ch1inh trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Nguyễn Lân, (2000) Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh,
    TP. HCM.
    14. Nguyễn Hữu Quỳnh, Chủ nhiệm Ban biên dịch, (1998), Đại từ điển kinh trế thị
    trư ờng. Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội.
    15. Phạm Minh Hạc, chủ biên (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp CHN-HĐH, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Phạm Văn Dũng (2006)- Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT ở
    Việt Nam –Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ
    103
    17. Quốc hội (2005)-Luật Giáo dục, NXBCTQG HN.
    18. Sở GD-ĐT Kiên giang (2008,2009,2010,2011)-Báo cáo tổng kêt năm của
    ngành GD-ĐT.
    19. Trần Kiểm (2006)-Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiển-NXBGD.
    20. Trần Kim Dung, 2000, Tình huống và bài tập thực hành,Quản trị nguồn
    nhân lực, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
    21. Trần Khánh Đức (2005), ‘Mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả
    trong phát triển giáo dục ở nước ta thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa’, tạp chí giáo
    dục (105), Tr.1-4.
    22. Tỉnh KiênGiang (2007)-Nghị quyết về phát triển giáo dục và đào tạo đến
    năm 2010 và định hướng đến năm 2015.
    23. UBND huyện U Minh Thượng (2008,2009,2010,2011)-Báo cáo tổng kết
    năm về lĩnh vực GD-ĐT.
    24. UBND huyện U Minh Thượng (2010)-Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội
    của huyện đến năm 2020.
    25. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, (2001), NXB CTQG, Hà Nội.
    26. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, (2006), NXB CTQG, Hà Nội.
    27. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, (2011), NXB CTQG, Hà Nội.
    28. Văn kiện Đại hội Đảng bộ U Minh Thượng (2010), nhiệm kỳ 2010-2015.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...