Thạc Sĩ Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2020

    MỤC LỤC
    Trang
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC BẢNG . iv
    DANH MỤC HÌNH iv
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
    NGUỒN NHÂN LỰC . 6
    1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. 6
    1.1. Những khái niệm cơ bản: . 6
    1.2. Nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực: 11
    1.2.1 Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng: . 11
    1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng: 12
    1.2.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 13
    1.2.4. Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực 19
    1.3. Tuyển chọn nguồn nhân lực: 21
    1.3.4. Đào tạo và phát triển nhân lực: . 21
    1.3.5. Trả tiền công cho lao động: . 23
    2. Phát triển nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 25
    2.1. Toàn cầu hóa kinh tế với vấn đề việc làm và thất nghiệp: 25
    2.2. Toàn cầu hóa kinh tế với vấn đề thu nhập, đời sống và ổn định xã hội: 26
    2.3. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển nguồn nhân lực ở Việt
    Nam . 28
    3. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình
    công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 31
    3.2. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: 34
    Kết luận Chương 1 . 42
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN
    LỰC Ở KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM CỦA TỈNH NGHỆ AN. 44
    1. Giới thiệu khái quát về Nghệ An . 44
    1.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội: 44
    1.2. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Nghệ An: . 47
    ii
    1.3. Giới thiệu khái quát về Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An: . 50
    1.4. Hệ thống tổ chức của các khu công nghiệp: . 66
    2. Thực trạng về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong khu Kinh tế Đông
    Nam của tỉnh Nghệ An. 67
    2.2. Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực . 73
    2.2.1 Hiện trạng các cơ sở đào tạo: 73
    2.2.2 Hiện trạng về đào tạo nhân lực: 76
    2.2.3 Kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực: 79
    2.3. Hiện trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực của khu kinh tế Đông Nam trong
    thời gian tới . 80
    2.3.1 Hiện trạng sử dụng nhân lực: . 80
    2.3.2 Nhu cầu nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam trong thời gian tới: 86
    2.4. Đánh giá chung về đào tạo và việc sử dụng nguồn nhân lực trong Khu công
    nghiệp-Khu Kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. 88
    2.4.1. Về thu hút và tuyển dụng nhân lực tại khu Kinh tế Đông Nam: . 88
    2.4.2. Về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực: 88
    2.4.3. Về mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực cho Khu kinh tế: 89
    2.4.4. Những hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Khu kinh tế Đông
    Nam và nguyên nhân: . 90
    Kết luận Chương 2 . 97
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
    NHÂN LỰC CHO KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM CỦA TỈNH NGHỆ AN
    GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 98
    1. Những căn cứ để xác định phương hướng và giải pháp phát triển nguồn
    nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam. 98
    1.2. Định hướng: .103
    2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An
    đến năm 2020 110
    2.1. Xây dựng chiến lược và hoàn thiện công tác tuyển dụng phát triển nguồn
    nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam: 114
    2.2. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng, sức khỏe và chế độ chính sách nhằm
    nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: .116
    iii
    2.3. Cải thiện điều kiện lao động, hệ thống nội qui, quy chế, kỹ kỷ luật lao động
    và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong Khu kinh tế Đông Nam: 117
    2.4. Bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận doanh nghiệp, hoàn thiện chính
    sách tiền lương và chế độ đãi ngộ: .119
    2.5. Quy hoạch mạng lưới các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề; Giao
    quyền tự chủ trong quản lý, đào tạo, tuyển dụng lao động và xây dựng trường Đại
    học đa ngành trên địa bàn tỉnh: 121
    2.6. Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý và tuyển dụng lao động theo hướng
    chuyên môn hoá là nhân tố nâng cao năng suất và tăng thu nhập cho người lao
    động: .123
    2.7. Đổi mới chính sách, cơ chế quản lý dạy nghề, công tác hoạch định chính
    sách và kế hoạch hoá để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở dạy nghề.
    Đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong dạy nghề; ứng dụng
    công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy và sản xuất thực nghiệm: 124
    2.8. Nâng cao sức cạnh tranh đào tạo nguồn nhân lực để hội nhập kinh tế quốc tế:
    126
    2.9. Phân định rõ chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước với công tác đào
    tạo-quản lý nguồn nhân lực và đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai hoá,
    minh bạch hoá ở tất cả các hoạt động dịch vụ công: 127
    3. Kiến nghị .131
    3.1. Đối với Chính phủ: .131
    3.2. Đối với các Bộ, ngành Trung ương: 132
    3.3. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An: .132
    3.4. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam: 135
    Kết luận Chương 3 136
    KẾT LUẬN 137
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .141

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Một nền kinh tế muốn phát triển cần có các nguồn lực: vốn, khoa học
    - công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực. Muốn tăng trưởng nhanh và
    bền vững cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát
    triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nếu
    so sánh các nguồn lực với nhau thì nguồn nhân lực có ưu thế hơn cả. Do
    vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung
    tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội
    của đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
    Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề hết sức
    quan trọng. Nguồn nhân lực cần phát huy tính đa dạng, phong phú về
    truyền thống văn hóa phương đông như: hiếu học, trọng nhân tài, trọng tri
    thức, khoa học Tuy nhiên cho đến nay, những tiềm năng quan trọng này
    vẫn chưa được chú ý khai thác đầy đủ, đúng mức và có thể sử dụng chưa
    hiệu quả về nguồn nhân lực.
    Nhu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trong bối cảnh toàn cầu
    hóa đã đặt ra những yêu cầu trước mắt và lâu dài trong việc sử dụng nguồn
    nhân lực có hiệu quả nhất, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy những yếu
    tố tinh thần gắn với truyền thống văn hóa dân tộc. Xây dựng mối quan hệ
    gắn bó chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng với việc đào tạo, bồi dưỡng để
    nâng cao nguồn nhân lực; coi chất lượng nguồn nhân lực là một tiền đề cơ
    bản để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước.
    Các Nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
    của Nhà nước đã đặt con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự
    nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người và nguồn nhân
    lực là những nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh,
    2
    hiệu quả và bền vững của đất nước. Con người Việt Nam có trình độ công
    nghệ tiên tiến hướng tới nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất xám (trí
    lực) cao và hiệu quả là tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành nước công
    nghiệp vào năm 2020.
    Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một trong những
    nhiệm vụ hàng đầu của mỗi tổ chức, doanh nghiệp và mỗi quốc gia trên thế
    giới. Nhiều quốc gia đã đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển
    và đề ra các chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt các yêu
    cầu phát triển trước mắt và lâu dài của mình.
    Trong những thập kỷ gần đây, một số nước trong khu vực đã có
    những bước phát triển quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
    nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu về “Sự thần kỳ
    Đông Á” đều nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lực vì nó có ý nghĩa
    to lớn quyết định trong việc đưa các nước này từ chỗ kém phát triển, nghèo
    khổ, khan hiếm về tài nguyên và kiệt quệ sau chiến tranh đã trở thành
    những nước công nghiệp mới, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và bền
    vững, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
    Chất lượng nguồn nhân lực hoặc nguồn nhân lực chất lượng cao là
    nguồn nhân lực với những con người lao động có tri thức tốt, có kỹ năng
    cao và có tính nhân văn sâu sắc. Kinh nghiệm cho thấy, sự cất cánh và phát
    triển thành công của một nước là gắn chặt với chính sách và chiến lược
    phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói toàn bộ bí quyết thành công của một
    quốc gia xét cho cùng, đều nằm trong chiến lược đào tạo và phát triển con
    người.
    Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có dân số đến năm
    2010 là 2.929.107 người, kinh tế phát triển chưa nhanh so với các tỉnh
    trong khu vực và cả nước. Mà nguyên nhân chủ yếu là do:
    Một là: Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn, dân số đông nhưng điều
    kiện tự nhiên khắc nghiệt, trong khi đó điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát
    triển, sức tiêu thụ thấp nên lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư chưa cao.
    3
    Hai là: Không nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước,
    xa các trung tâm kinh tế, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội còn
    nhiều hạn chế so với các địa phương khác trong cả nước, bên cạnh đó thiên
    tai, bão lụt xảy ra nhiều
    Ba là: Việc “chảy máu chất xám” xảy ra thường xuyên, các sinh viên
    sau khi tốt nghiệp loại giỏi hoặc nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ
    Thạc sỹ, Tiến sỹ, Phó giáo sư, Giáo sư không muốn trở về phục vụ cho quê
    hương vì điều kiện và môi trường làm việc ở các nơi khác tốt hơn.
    Chính vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội và khơi dậy những tiềm
    năng nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh, sớm hòa nhập
    vào sự phát triển chung của cả nước và thế giới cần phải có chính sách phát
    triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
    Ngày 17/3/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số:
    749/QĐ-UBND về việc công bố lĩnh vực và nhu cầu thu hút, hỗ trợ đào tạo
    nguồn nhân lực chất lượng cao khối hành chính Nhà nước, sự nghiệp công
    lập ở tỉnh Nghệ An năm 2011. Trong đó: kế hoạch thu hút nguồn nhân lực
    chất lượng cao là 368 người; kế hoạch, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực tại chỗ
    là 276 người; ngoài ra còn có kế hoạch hợp đồng thu hút trí tuệ các nhà khoa học
    trong và ngoài nước về phục vụ cho tỉnh nhà có thời gian từ 3- 5 năm.
    Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 -
    2015 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh
    Nghệ An, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế
    Đông Nam Nghệ An đến năm 2020” cho luận văn thạc sỹ của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài.
    Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam
    Nghệ An đến năm 2020” nhằm hướng đến các mục tiêu:
    - Phân tích và đánh giá những khó khăn, thuận lợi và vai trò của
    nguồn nhân lực đối với sự hình thành và phát triển cho khu kinh tế Đông
    Nam của tỉnh Nghệ An;
    4
    - Phân tích những bài học kinh nghiệm trong chính sách đào tạo
    nguồn nhân lực của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho khu
    kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An;
    - Tìm hiểu thực trạng, đề xuất một số chính sách thu hút và đào tạo
    nguồn nhân lực cho cho khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An trong
    giai đoạn 2011 - 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng về nguồn nhân lực và
    việc sử dụng nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở khu kinh tế Đông Nam của
    tỉnh Nghệ An.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Trong quá trình nghiên các phương pháp phân tích, phương pháp
    tổng hợp, phương pháp nội suy, thu thập số liệu, những thông tin thực tế đã
    và đang diễn ra tại Nghệ An để được áp dụng để thực hiện Luận văn. Mặt
    khác, trên cơ sở những kiến thức đã học, những kinh nghiệm trong quá
    trình công tác của bản thân để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm
    hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.
    5. Những kết quả mong đợi từ đề tài.
    - Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài “Phát triển nguồn nhân lực
    cho khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2020” là việc làm cần thiết
    và có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các cấp chính quyền của tỉnh có những
    thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên
    địa bàn tỉnh Nghệ An; những kết quả mong đợi từ đề tài:
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến
    lược đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực cho
    khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An nói riêng.
    - Phân tích và làm sáng tỏ hiện trạng việc đào tạo và sử dụng nguồn
    nhân lực tại các khu công nghiệp của tỉnh; từ đó, rút ra nguyên nhân và bài
    5
    học kinh nghiệm cho việc hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực
    cho khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An.
    - Vạch ra chiến lược phát triển, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho
    khu kinh tế Đông Nam của tỉnh đến năm 2020, xây dựng chiến lược đào
    tạo và giải pháp cơ bản để đạt được mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho khu
    kinh tế của tỉnh.
    6. Kết cấu của Luận văn: Luận văn gồm có các phần sau đây:
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
    2. Phát triển nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
    3. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới
    Kết luận Chương 1
    Chương 2
    THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
    Ở KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM NGHỆ AN
    1 Giới thiệu khái quát về Khu kinh tế Đông Nam
    2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội
    3. Thực trạng về nguồn nhân lực trong Khu kinh tế Đông Nam của
    tỉnh Nghệ An
    Kết luận Chương 2
    Chương 3
    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    CHO KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020.
    1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam của
    tỉnh đến năm 2020.
    2. Định hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Khu kinh tế
    Đông Nam của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
    6
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
    NGUỒN NHÂN LỰC
    1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
    1.1. Những khái niệm cơ bản:
    Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn
    đề cốt lõi của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Đặc biệt,
    trong thời đại ngày nay, đối với các nước đang phát triển giải quyết vấn đề
    này đang là yêu cầu được đặt ra hết sức bức xúc, nó vừa mang tính thời sự,
    vừa mang tính chiến lược xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã
    hội của mỗi nước. Nguồn nhân lực là một mục tiêu quan trọng trong chiến
    lược phát triển con người.
    Nguồn nhân lực: Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân
    lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống
    con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội
    trong một cộng đồng.
    Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc thì nguồn nhân lực bao gồm
    những người đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động có khả
    năng lao động.
    Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nguồn lực con
    người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi
    nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao
    động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào
    tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền
    khoa học hiện đại”.
    Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong
    công tác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số,
    bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo
    quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (1999), Tài liệu phục vụ
    nghiên cứu những nội dung cơ bản của Hội nghị Lần thứ Tám Ban Chấp
    hành Trung Ương Đảng Khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    2. Ban tuyên giáo Tỉnh Uỷ Nghệ An (2010), Văn kiện Đại hội tỉnh
    Đảng Bộ Nghệ An XVII.
    3. Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, (4-2012), Niên giám thống kê năm
    2012, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An.
    4. Đảng Cộng sản Việt Nam,(1997, 2001, 2006), các văn kiện Đại
    hội VIII, IX, X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy,
    Ban Chấp hành trung ương khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Lần thứ hai
    Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    7. Nguyễn Minh Đường (2002), “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân
    lực với phương pháp tiếp cận hệ thống trong điều kiện mới”, Nghiên cứu
    con người - đối tượng và những hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu số 1
    (in lần thứ 2),Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 202 – 224.
    8. Phạm Thanh Đức (2002), “Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam
    hiện nay”, Nghiên cứu con người - Đối tượng và những xu hướng chủ yếu,
    niên giám nghiên cứu số 1 (in lần thứ hai),Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội.
    9. Nguồn:http://www.tapchicóngan.org.vn/Home/Tri-thuc-vietnam/2011/
    12926 / Phat-trien-nguon-nhan-luc-kinh-nghiem-mot-so-nuoc-tren.aspx
    10. Website www.moet.gov.vn
    11. Theo UNESCO, UNDP và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án VIE/89/022)
    12. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi
    vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá – 2001)
    142
    13. GS. TSKH Vũ Ngọc Hải (Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và
    Đào tạo). Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo
    hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc
    tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên
    và cán bộ quản lý là khâu then chốt
    14. Phạm Minh Hạc (2007), “Phát triển văn hoá con người và nguồn
    nhân lực thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước”, Nxb Chính trị
    Quốc gia, Hà Nội.
    15. Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 tỉnh Đảng bộ Nghệ An nhiệm kỳ
    2010-2015.
    16. Hồ Bá Thâm (tháng 3-2003), “Khoa học con người và Phát triển
    nguồn nhân lực”, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
    17. Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính
    phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày
    31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    18. Nghị định số 108/2006NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
    Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
    Đầu tư.
    19. Quyết định số: 5579/QĐ.UBND tỉnh Nghệ An ngày 19 tháng 12
    năm 2011 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Nghệ
    An giai đoạn 2011-2020.
    20. Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2007 của
    Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành Luật thu nhập doanh nghiệp.
    21. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của
    Chính phủ, Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
    22. Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của
    Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học
    và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020.
    143
    23. Quyết định số 1534/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2008
    của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng
    Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An.
    24. Quyết định số 526/QĐ-BXD ngày 08 tháng 5 năm 1999 của Bộ
    trưởng bộ Xây dựng, về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu Công
    nghiệp Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An.
    25. Quyết định số 2555/QĐ.UB-CN ngày 12 tháng 7 năm 2004 của
    của UBND tỉnh Nghệ An, về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu Công
    nghiệp Nam Cấm, tỉnh Nghệ An.
    26. Tổng Cục dạy nghề (2004), Các văn bản Quy phạm Pháp luật về
    dạy nghề, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
    27. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (tháng 12 năm 2010), Quyết định
    số 101/2010/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch phát triểnKinh tế - Xã hội
    tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2015.
    28. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (tháng 04 năm 2012), Báo
    cáo Đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2015.
    29. Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam, công văn số: 233/KKT-QHXD ngày 15 tháng 5 năm 2012 về số liệu công nhân, nhu cầu thực tế về
    nhà ở công nhân./.
     

    Các file đính kèm:

  2. lehach

    lehach New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nạp xu rồi sao ko mua dc
     
Đang tải...