Thạc Sĩ Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh bình dương đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
    Định dạng file word

    MỤC LỤC

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .1
    1.1 Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 2
    1.1.1 Các khái niệm về nguồn nhân lực 2
    1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 4
    1.1.3 Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực .8
    1.2 Các định hướng phát triển nguồn nhân lực 10
    1.2.1 Các khái niệm liên quan đến định hướng phát triển nguồn nhân lực 10
    1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng 12
    1.2.3 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng .12
    1.3 Các chiến lược phát triển nguồn nhân lực 13
    1.3.1 Tuyển chọn nguồn nhân lực 13
    1.3.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14
    1.3.3 Trả tiền công cho người lao động 14
    1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực 16
    1.4.1 Dân số, giáo dục - đào tạo 16
    1.4.2 Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực .20
    1.4.3 Thị trường sức lao động .21
    1.5 Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội 22
    1.5.1 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế 22
    1.5.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội 24
    1.6 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới 25
    1.6.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 25
    1.6.2 Kinh nghiệm của Malaysia 26
    1.6.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc . 27
    1.6.4 Kinh nghiệm của Hàn Quốc .28
    1.6.5 Kinh nghiệp của Singapore 29
    1.6.6 Kinh nghiệp của Nhật Bản .30
    1.6.7 Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 30
    Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
    NHÂN LỰC Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG .36
    2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Dương 37
    2.1.1 Những đặc điểm về tự nhiên 37
    2.1.2 Những đặc điểm kinh tế - xã hội 41
    2.1.3 Về văn hóa - xã hội 51
    2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cho các doanh
    nghiệp trong tỉnh Bình Dương 55
    2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực .55
    2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp 61
    2.2.3 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp 69
    2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho các doanh
    nghiệp trong tỉnh Bình Dương 78
    2.3.1 Những thành tựu và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực 78
    2.3.2 Những thách thức, tồn tại về phát triển nguồn nhân lực 81
    Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC
    DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 93
    3.1 Quan điểm, mục tiêu cơ bản phát triển nguồn nhân lực cho các doanh
    nghiệp trong tỉnh Bình Dương 94
    3.1.1Quan điểm phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh
    Bình Dương .94
    3.1.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh
    Bình Dương 95
    3.2. Dự báo nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh Bình
    Dương 96
    3.3. Yêu cầu phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh Bình
    Dương 98
    3.4 Những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực .100
    3.4.1 Giải pháp về đầu tư cho giáo dục đào tạo . 100
    3.4.1.1 Đầu tư phát triển nâng cao dân trí, giáo dục hướng nghiệp 100
    3.4.1.2 Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn.103
    3.4.1.3 Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đến
    năm 2020 . 104
    3.4.1.4 Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động đào tạo .107
    3.4.2. Hoàn thiện chiến lược đào tạo, xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút
    nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao 107
    3.4.2.1 Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thể chế hoá văn bản pháp luật về
    dạy nghề 107
    3.4.2.2 Đổi mới chính sách, cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng tăng
    quyền tự chủ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở dạy nghề 109
    3.4.2.3 Đổi mới công tác hoạch định chính sách và kế hoạch hoá; hoàn
    chỉnh mạng lưới quy hoạch các trường chuyên nghiệp và dạy nghề ..110
    3.4.2.4 Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong dạy nghề; ứng
    dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy và sản xuất thực nghiệm .110
    3.4.2.5 Nâng cao sức cạnh tranh đào tạo nguồn nhân lực để hội nhập
    kinh tế quốc tế .110
    3.4.3 Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý và tuyển dụng lao động trong các
    doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương 111
    3.4.4 Tuyển dụng lao động theo hướng chuyên môn hoá là nhân tố nâng cao
    năng suất và tăng thu nhập cho người lao động .112
    3.4.5 Duy trì tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến bộ 113
    3.4.6 Gắn đào tạo với sử dụng .113
    3.4.7 Phát triển thị trường sức lao động 114
    3.4.8 Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài .115
    3.5. Một số Kiến nghị khác 116
    3.5.1 Đối với Chính phủ .116
    3.5.2 Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương 117
    KẾT LUẬN .119

    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    Để đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp của tỉnh Bình
    Dương trong thời gian sắp tới phục vụ xây dựng nền kinh tế theo hướng Công
    nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất Nước. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đảm
    bảo số lượng, chất lượng, hiệu quả của các doanh nghiệp. Tỉnh Bình Dương cần có
    các chủ trương, chính sách phù hợp thông qua các quy định của pháp luật ở tất cả
    các lĩnh vực đào tạo, cung ứng, sử dụng, đãi ngộ nhằm phát triển nguồn nhân lực
    cho các doanh nghiệp.
    “ Phát triển nguồn nhân lực không còn là vấn đề chúng ta muốn hay chúng
    ta nên phát triển tài nguyên nhân sự mà vấn đề phát triển tài nguyên nhân sự là
    vấn đề sống còn của xã hội chúng ta”.
    Về phía xã hội, Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của xã hội
    nhằm chống lại nạn thất nghiệp .Về phía người lao động và doanh nghiệp, phát triển
    nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức, nhu cầu tồn tại
    và phát triển của các doanh nghiệp.
    Phát triển nguồn nhân lực có một ý nghĩa hết sức quan trọng đó là: Nó là
    điều kiện quyết định để cho các doanh nghiệp tồn tại và đi lên trong cạnh tranh. Bởi
    vì, có nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng thực
    hiện công việc, giảm bớt các tai nạn lao động không đáng có sẽ giúp cho doanh
    nghiệp nâng cao tính năng động của tổ chức và tính ổn định của sản xuất.
    Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực ở
    nước ta nói chung và Bình Dương nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Tôi đã nghiên
    cứu Luận văn về vấn đề : “ Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp của
    tỉnh Bình Dương đến năm 2020”.
    Nội dung của đề tài là tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
    nguồn nhân lực, từ đó có những giải pháp phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng
    thực tế cho các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương. Toàn bộ nội dung đề tài chia
    làm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển nguồn nhân lực
    Chương 1 đã phân tích làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về nguồn nhân
    lực và phát triển nguồn nhân lực; Các định hướng phát triển nguồn nhân lực; Các
    chiến lược phát triển nguồn nhân lực; những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
    nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế xã
    hội. Đồng thời, nêu lên một số bài học kinh nghiệm của các nước về phát triển
    nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế
    xã hội để vận dụng vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
    Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở
    các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương
    Chương 2 luận văn tập trung mô tả toàn cảnh về nguồn nhân lực cho các
    doanh nghiệp của Bình Dương, phân tích làm sáng tỏ về thực trạng phát triển nguồn
    nhân lực cho các doanh nghiệp về quy mô, cơ cấu, chất lượng, giáo dục - đào tạo;
    phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, rút ra nguyên
    nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nêu
    lên được những vấn đề đặt ra hiện nay đối với nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp
    của tỉnh Bình Dương.
    Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp
    trong tỉnh Bình Dương đến năm 2020
    Trên cơ sở mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh; Luận
    văn đã vạch ra những quan điểm cơ bản về sự phù hợp, lịch sử cụ thể, lấy con người
    làm nhân tố trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời Luận văn đã
    vạch ra những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh về: giáo dục
    đào tạo nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, ngân sách đầu
    tư Gắn đào tạo với sử dụng, thu hút người tài nhằm phát triển nguồn nhân lực
    của Tỉnh trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
    Cuối cùng tôi huy vọng với những nội dung trình bày, luận văn sẽ là một tài
    liệu tham khảo hữu ích cho việc phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp
    của tỉnh Bình Dương.
    THESIS SUMMARY

    In order to meet numbered, qualified and efficient human resources demand
    from businesses in Binh Duong province in the direction of national
    industrialization and modernization from now on, Binh Duong province needs to
    roll out strategies, policies thru lawful decrees and regulations in all education,
    training, supply, treatment to lure and develop human resources (human capital) for
    business here.
    Developing human resources is not the issue that we want to exploit that is
    our vital motive to develop society and economy.
    Regarding social issues, we need to develop human resources in order to
    reduce unemployed rate. Laborers and businesses can get the same interest, laborers
    need a good job while businesses need to lure more skilled people for their business
    development.
    Human resources development plays a very important role as follows: It is
    the initial conditions to decide the survival of the businesses and as a competitive
    advantage to compete in the industry. If businesses can improve their productivity,
    product quality and effective as well as accident reduction in work, they can get
    more competitive advantages in business operations and development.
    Being ware of the important roles of human resources development in our
    country in general and in Binh Duong province respectively, I studied and prepared
    the thesis with title: Developing human resources for businesses in Binh Duong
    province until 2020.
    The content of the thesis is to study causes/reasons to affect quality of human
    resources. Then, I propose a number of solutions and application to develop human
    resources for those businesses in Binh Duong province. The thesis consists of 3
    chapters as follows:
    Chapter 1: Literature Review to develop human resources
    In chapter 1, I studied and made clear these definitions, terms and theories to
    find out basic causes to influence human resource development; those elements like
    directions and strategies to develop human resources and its roles were scrutinized.
    We evaluated human resource development role in social and economic
    development. Concurrently, we studied human resource development experiences in
    some several typical countries in order to apply good points and avoid shortcoming
    points in human resources development in direction of industrialization and
    modernization of Binh Duong province.
    Chapter 2: Current human resource development at businesses in Binh Duong
    province.
    In Chapter 2, thesis was fulfilled with collection and analysis of situational
    human resource development at businesses in Binh Duong province. Clear analyzed
    points in business scale, structure, human quality, education and training;
    achievements, shortcomings and causes/reason as well as experiences were
    scrutinized. The solving problems were expressed and these problems are set for
    businesses in Binh Duong provinces to solve in coming years.
    Chapter 3: Some solutions to develop human resources for businesses in Binh
    Duong province until 2020.
    Basing on viewpoints and objectives to develop social and economic
    direction of Binh Duong province, in the thesis, I proposed opinions in align with
    history to consider people as the center of all strategies to develop society and
    economy in Binh Duong province in terms of education, trainings, programs,
    infrastructure, teachers and budgets. Education and training must be went together
    with application and lure more skilled people in provincial development.
    Eventually, I hope that the content of the thesis will be a useful reference for
    Binh Duong province authority and businesses to develop human resources until 2020.

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của Đề tài
    Một nền kinh tế muốn phát triển cần có các nguồn lực: vốn, khoa học – công
    nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực; muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa
    vào ba yếu tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại
    và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
    Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện,
    nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào yếu tố con người. nếu so sánh các nguồn
    lực với nhau thì nguồn nhân lực có ưu thế hơn cả. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào
    khác, nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng
    đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
    Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề hết sức quan
    trọng, nguồn nhân lực cần phát huy tính đa dạng, phong phú về truyền thống văn
    hóa phương Đông như: hiếu học, trọng nhân tài, trọng tri thức, khoa học Tuy
    nhiên cho đến nay, những tiềm năng quan trọng này vẫn chưa được chú ý khai thác
    đầy đủ, đúng mức và có thể sử dụng chưa hiệu quả về nguồn nhân lực.
    Ngày nay, khi thế giới bước vào nền kinh tế tri thức thì vấn đề nhân tài đang
    thực sự là vấn đề cấp thiết, vì nhân tài là hạt nhân của nền kinh tế tri thức. Tuy rằng,
    nhân tài thời nào cũng quý cũng quan trọng nhưng ngày nay lại càng quan trọng
    hơn. Muốn đi tắt, đón đầu trong phát triển thì phải có nguồn nhân lực tiên tiến,
    không để lãng quên nhân tài và không để lãng phí nguồn nhân lực. Do vậy, các quốc
    gia cần phải chủ động quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo và bồi dưỡng để nguồn nhân
    lực phát huy đạt hiệu quả cao nhất.
    Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội trong tình hình mới,
    Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra những yêu cầu cơ bản trước mắt và lâu dài trong việc
    sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả nhất, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy
    những yếu tố tinh thần gắn với truyền thống văn hóa dân tộc. Xây dựng mối quan hệ
    gắn bó chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng với việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao
    nguồn nhân lực; coi chất lượng nguồn nhân lực là một tiền đề cơ bản để nâng cao
    hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước.
    Các Nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
    nước đã đặt con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp đẩy mạnh
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người và nguồn nhân lực là những nhân tố quan
    trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước.
    Con người Việt Nam có trình độ công nghệ tiên tiến hướng tới nền kinh tế tri thức
    với hàm lượng chất xám (trí lực) cao và hiệu quả là tiền đề quan trọng để Việt Nam
    trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
    Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một trong những nhiệm vụ
    hàng đầu của mỗi tổ chức, doanh nghiệp và mỗi quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc
    gia đã đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chiến lược
    phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt các yêu cầu phát triển trước mắt và lâu
    dài của mình.
    Trong những thập kỷ gần đây, một số nước trong khu vực đã có những bước
    phát triển quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
    nước. Các công trình nghiên cứu về “Sự thần kỳ Đông Á” đều nhấn mạnh tới vai trò
    của nguồn nhân lực – vì nó có ý nghĩa to lớn quyết định trong việc đưa các nước
    này từ chỗ kém phát triển, nghèo khổ, khan hiếm về tài nguyên và kiệt quệ sau chiến
    tranh đã trở thành những nước công nghiệp mới, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và
    bền vững, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
    Chất lượng nguồn nhân lực hoặc nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân
    lực với những con người lao động có tri thức tốt, có kỹ năng cao và có tính nhân văn
    sâu sắc.
    Kinh nghiệm cho thấy, sự cất cánh và phát triển thành công của một nước là
    gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói toàn bộ
    bí quyết thành công của một quốc gia xét cho cùng, đều nằm trong chiến lược đào
    tạo và phát triển con người.
    2. Mục tiêu của Đề tài
    Bình Dương là một tỉnh đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội theo hướng
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp ủy, chính
    quyền của tỉnh đặc biệt quan tâm và đặt lên hàng đầu, đã có những biện pháp tích
    cực để khơi dậy những tiềm năng nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong
    tỉnh, sớm hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước và thế giới.
    Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm
    2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế
    nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt
    các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất
    và tinh thần của nhân dân.
    Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong
    Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là thành phố Hồ
    Chí Minh để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao
    hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; xây
    dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát
    triển đô thị và dịch vụ; phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi
    trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn.
    Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát
    triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn
    tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát
    triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ.
    Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững
    giai đoạn sau năm 2020.
    Góp phần xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh
    tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết
    tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật
    chất và tinh thần của nhân dân.

    1.1 NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    1.1.1 Các khái niệm về nguồn nhân lực
    Theo Từ điển thuật ngữ của Pháp, nguồn nhân lực xã hội bao gồm những
    người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm.
    Như vậy theo quan điểm này thì những người trong độ tuổi lao động có khả năng
    lao động nhưng không muốn có việc làm thì không được xếp vào nguồn nhân lực xã
    hội.
    Ở Úc xem nguồn nhân lực là toàn bộ những người bước vào tuổi lao động,
    có khả năng lao động. Trong quan niệm này không có giới hạn trên về tuổi của
    nguồn lao động.
    Theo Liên Hợp quốc, Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức năng
    lực, toàn bộ cuộc sống của con người hiện có, thực tế hoặc tiềm năng để phát triển
    kinh tế xã hội trong một cộng đồng .
    Nhân lực dưới góc độ từ và ngữ là danh từ (từ Hán Việt): nhân là người, lực
    là sức. Ngay trong phạm trù sức người lao động cũng chứa một nội hàm rất rộng.
    Nếu dừng lại ở các bộ phận cấu thành đó là sức óc, sức bắp thịt, sức xương Sức
    thể hiện thông qua các giác quan mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, da cảm giác Còn
    chất lượng của sức lao động đó là trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật,
    lành nghề
    Nếu xét theo nghĩa rộng, toàn bộ tổng thể nền kinh tế được coi là một nguồn
    lực thì nguồn lực con người (Human Resources) là một bộ phận của các nguồn lực
    trong nền sản xuất xã hội. Chẳng hạn nguồn lực vật chất (Physical Resources),
    nguồn lực tài chính (Financial Resources).
    Theo quan điểm của tổ chức Liên Hợp Quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành
    nghề, kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống, sức khỏe con người hiện có,
    thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng.
    Đại từ điển kinh tế thị trường, nguồn nhân lực là nhân khẩu có năng lực lao
    động tất yếu, thích ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhân lực là chỉ
    tổng nhân khẩu xã hội, là nguồn tài nguyên. Tài nguyên nhân lực là tiền đề vật chất

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Triệu Tuệ Anh, Lâm Trạch Viên, (2004), Thiết kế tổ chức và quản lý chiến
    lược nguồn nhân lực, NXBLĐ-XH, Hà Nội.
    2. Vũ Phương Anh, (2003), Biên dịch, Những phương thức sáng tạo, chiến
    thắng và khống chế thị trường, NXB TP.HCM.
    3. Ngô Trần Ánh, 2000, Kinh tế quản lý doanh nghiệp, NXB Thống kê.
    4. Báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương về nguồn nhân lực.
    5. Báo cáo kết quả điều tra lao động việc - việc làm (2010, 2011) của Bộ LĐ
    TB&XH
    6. Trần Kim Dung, 2000, Tình huống và bài tập thực hành, Quản trị nguồn
    nhân lực, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
    7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (2002), NXB CTQG.
    8. Các Mác, Tư Bản, (1988), Quyển I, Tập 1, NXBST, Hà Nội.
    9. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, (1997), Chính sách giải quyết việc
    làm ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.
    10. Thái Trí Dũng, Tâm lý học quản trị kinh doanh, (2002), NXB Thống kê,
    TP. HCM.
    11. Phạm Minh Hạc (CB), (1996) Vấn đề con người trong sự nghiệp công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG, Hà Nội.
    12. Đào Thanh Hải, Tìm hiểu các quy định pháp luật mới về quyền lợi và
    nghĩa vụ của cán bộ công chức và người lao động, NXB Lao động, 2004.
    13. Nguyễn Thanh Hải, (2002), Hoạch định chiến lược kinh doanh, NXB
    Bưu điện.
    14. Trần Đình Hoan, (1996), Đổi mới chính sách xã hội và đổi mới cơ chế
    quản lý việc thực hiện, NXB CTQG, Hà Nội.
    15. Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh, (1997), Bộ Luật lao động và các
    văn Bản hướng dẫn thi hành, TP. HCM.
    16. Bùi Bá Linh, 2003, Quan niệm của Các Mác, PH.Aêngghen về con người
    và sự nghiệp giải phóng con người, NXB Chính trị quốc gia.
    17. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân, (2004), Quản lý mguồn nhân lực ở
    Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.
    18. Trương Thị Minh Sâm, (2003), Những luận cứ khoa học của việc phát
    triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, NXB
    KHXH.
    19. Trần Đình Tâm, 2001, Nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực
    phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001-2010, Luận
    văn thạc sĩ kinh tế.
    20. Nguyễn Minh Đường (2002), “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực với
    phương pháp tiếp cận hệ thống trong điều kiện mới”, Nghiên cứu con người - đối
    tượng và những hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu số 1 (in lần thứ 2), Nxb Khoa
    học Xã hội, Hà Nội.
    21. Tổng Cục dạy nghề (2004), Các văn bản Quy phạm Pháp luật về dạy
    nghề, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
    22. Tổng Cục dạy nghề (tháng 9 năm 2005), Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức
    Hội nhập Kinh tế Quốc tế về Dạy nghề.
    23. Phan Văn Kha (200 7), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh
    tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2007.
    24. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX , (2001), NXB CTQG,
    Hà Nội.
    25. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X , (2006), NXB CTQG,
    Hà Nội.
    26. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2000, (4/2000) – Cục thống
    kê Bình Dương
    27. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2005, (4/2005) – Cục thống kê
    Bình Dương
    28. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010, (4/2010) – Cục thống kê
    Bình Dương
    II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    1. GEORGE T. MILKOVICH, JOHN W. BOUDREAU, 2002, Quản trị
    nguồn nhân lực, NXB Thống kê.
    2. PAUL HERSEY, KEN BLANC HARD, 1995, Quản lý nguồn nhân lực,
    NXB Chính trị Quốc gia
    3.Garry D. Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizzell, (1997),Chiến lược và
    sách lược kinh doanh, NXB Thống kê
    4. Human Capital White Paper (2007)

    5. National Agriculture
    and
    Forestry Research
    Institute
    (2003),

    Human Resource Development Strategy 2003 -2010, Lao-Swedish Upland
    Ariculture and Forestry Programme.
    III. INTERNET
    1. http://www.ceridian.co.uk/hr/downloads/ HumanCapitalWhitePaper _20
    2. http://www.hepza.gov.vn
    3. http://www.mpi.gov.vn
    4. http://www.moet.gov.vn
    5. http://www.tapchicongsan .org.vn
    6. http://www.gso.gov.vn
    7. http://www.binhduong.gov.vn
    8. http://www.molisa.gov.vn
    9. http://www.bduoe.edu.vn
    10. http://www.ktkt.edu.vn
    11. http://www.thudaumot.edu.vn
    12. http://www.tcdn.gov.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...