Thạc Sĩ Phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân s

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự ở Việt Nam hiện nay

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nguồn lực con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Con người không chỉ là tinh hoa trong sự phát triển của thế giới mà còn là tác nhân cải biến thế giới, làm nên lịch sử của mình và hoàn thiện chính bản thân mình. Nguồn lực con người với tri thức, kỹ năng, tinh thần thái độ và phẩm chất đạo đức đã trở thành nguồn tài sản vô cùng quý giá, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia và vùng lãnh thổ. Phát triển con người là mục tiêu cao nhất trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là động lực của sự phát triển xã hội. Vì lẽ đó, nhiều quốc gia đã đặt việc phát triển nguồn lực con người ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển của mình. Đối với Việt Nam, chúng ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng đất nước ta thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[SUP]1[/SUP],[1]đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc vị trí, vai trò và ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề”[SUP]2[/SUP].
    Cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự là lực lượng có năng lực chuyên môn giỏi, có tư duy độc lập, sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Họ cũng đang cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật quân sự tham gia sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội. Mặt khác, họ đang cùng với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quốc gia đẩy mạnh việc nghiên cứu, sáng chế, phát triển khoa học kỹ thuật dân dụng, dân sinh, gắn kết khoa học và công nghệ quốc phòng với sự phát triển kinh tế của đất nước.
    Thời gian qua, việc xây dựng và phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng, song nguồn lực này còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: số lượng cán bộ còn thiếu so với tổ chức, biên chế; chất lượng cán bộ đặc biệt là chất lượng đào tạo và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của đất nước nói chung cũng như của quân đội nói riêng; cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học, đặc biệt là cơ cấu nghành nghề, cơ cấu phân bố lực lượng cán bộ khoa học chưa hợp lý. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ Triết học.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
    Nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người trong sự phát triển xã hội là đề tài hấp dẫn, đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài quân đội. Có thể khái quát các công trình trên thành các nhóm đề tài có liên quan đến luận án như sau:
    Thứ nhất, nhóm đề tài nghiên cứu về nguồn lực con người và phát triển nguồn nhân lực nói chung: Liên quan đến chủ đề này, có nhiều công trình và tác phẩm như cuốn "Con người và nguồn lực con người trong phát triển" của Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia, Hà Nội, 1995. Tiếp đến là công trình "Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", do GS, TS. Phạm Minh Hạc, chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, 1996. Cũng liên quan đến vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa có công trình “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do PGS. Mai Quốc Chánh chủ biên (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999). Công trình “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn” do GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn đồng chủ biên (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002). Liên quan đến chủ đề này còn có công trình nghiên cứu “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS. Đoàn Văn Khải (Nxb. Lý luận chính trị, 2005). Tiếp đến là đề tài “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” của TS.Vũ Bá Thể (Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội); hay công trình nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS. Nguyễn Thanh (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005).
    Thứ hai, nhóm đề tài liên quan đến nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người trong quân đội: Một số bài viết tiêu biểu về nguồn lực con người trong quân đội như: "Suy nghĩ về xây dựng nguồn lực con người cho quân đội trong tình hình hiện nay" của Đức Lê, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 7, năm 2001; hay đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Nâng cao chất lượng công tác Đảng, công tác Chính trị ở các cơ quan, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ của quân đội trong thời kỳ mới”, của Viện Khoa học Xã hội và nhân văn quân sự Bộ quốc phòng Hà Nội 2005; bài viết "Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ chuẩn bị cho nền kinh tế tri thức" của GS, TS. Nguyễn Hoa Thịnh, Tạp chí Kỹ thuật và Trang bị, số 4, năm 2000. ngoài ra, liên quan đến chủ đề này còn có đề tài “Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay”của Nguyễn Minh Thắng, Luận án tiến sỹ Triết học, Hà Nội, 2005. Đề tài cấp Bộ Quốc phòng “Xây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong tình hình mới”của Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự, Hà Nội 2012.
    Ở những góc độ khác nhau, các công trình nêu trên đã đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; về vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế, xã hội; các chính sách đối với cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ chính trị - xã hội về phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự trong giai đoạn hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Mục đích: Mục đích của luận án là phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn việc xây dựng và phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự hiện nay; từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển nguồn lực này trong thời gian tới.
    Để đạt được mục đích trên, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như sau: Thứ nhất, trình bày, luận giải làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung và việc phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự nói riêng.Thứ hai, trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng việc xây dựng và phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự thời gian qua. Thứ ba, đề xuất những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự hiện nay.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Về ý nghĩa khoa học: Luận án làm rõ những vấn đề lý luận chung về nguồn lực con người (nguồn nhân lực); phát triển nguồn nhân lực; nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự; luận giải một cách khoa học thực trạng và giải pháp phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự ở Việt Nam hiện nay.
    Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án khẳng định việc xây dựng nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự là vấn đề cơ bản và quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội nói chung và đội ngũ
    [HR][/HR]1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 70.
    2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 216.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...