Luận Văn Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề t_i
    Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định
    vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc có ý nghĩa chiến lược. Để giải quyết tốt vấn đề
    đó, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vững mạnh về số lượng và
    chất lượng, cơ cấu hợp lý. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung
    ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc đã chỉ rõ: Nhìn chung đội ngũ cán bộ
    l_nh đạo v_ quản lý ở vùng dân tộc v_ miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về
    năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện; công tác đ_o tạo, bồi dưỡng cán bộ người
    dân tộc thiểu số chưa được quan tâm
    Thực tiễn đã chứng minh: nếu không xây dựng được một đội ngũ cán bộ dân
    tộc thiểu số vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực đảm đương nhiệm vụ cách
    mạng thì mọi chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước không thể đi vào cuộc
    sống, không thể phát huy được nội lực của đồng bào các dân tộc, đáp ứng yêu
    cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để có được đội ngũ
    cán bộ dân tộc thiểu số vững mạnh, trước tiên phải giải quyết tốt công tác phát
    triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số, vì đây là khâu quan trọng nhất, đồng thời
    khó khăn nhất trong công tác cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay. Chỉ có trên cơ sở
    phát triển mạnh nguồn cán bộ dân tộc thiểu số, chúng ta mới có được các thế hệ
    cán bộ dự bị, kế cận đông đảo, đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực, bổ sung
    vào các chức danh lãnh đạo quản lý của hệ thống chính trị các cấp và bổ sung
    cho đội ngũ cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số ở các địa phương. Có như
    vậy mới giải quyết được căn bản vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
    số đủ mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng, phát triển vững chắc trong cả
    thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn khách quan đó, tôi chọn vấn đề: “Phát
    triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện
    nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng, Nhà nước đã triển
    khai nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số một cách sâu
    2
    sắc cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Xét theo phạm vi và đối tượng
    nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm công trình như sau:
    2.1. Nhóm hệ thống các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật
    của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu chung về vấn đề dân tộc (có đề cập đến
    nguồn cán bộ dân tộc thiểu số).
    2.3. Nhóm các công trình chuyên khảo về công tác đào tạo cán bộ dân tộc
    thiểu số.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...