Tiến Sĩ Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9- 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 4
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    4. Đối tượng nghiên cứu 4
    5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 4
    6. Giả thuyết khoa học . 4
    7. Các phương pháp nghiên cứu 5
    8. Đóng góp của luận án 8
    9. Cấu trúc của luận án . 8
    1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
    VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ MẦM NON THÔNG QUA TƯƠNG TÁC MẪU TÍNH . 10
    1. Những nghiên cứu ở nước ngoài . 10
    1.1. Những quan điểm cơ bản về sự phát triển ngôn ngữ . 10
    1.1.1 Thuyết bẩm sinh (Nativist Theories) 10
    1.1.2. Thuyết học tập hay thuyết hành vi (Learning/ Behaviourist Theories) 11
    1.1.3 Thuyết nhận thức (Cognitive theory) . 12
    1.1.4 Thuyết nhận thức xã hội (hay còn gọi là quan điểm tương tác xã hội ) (Interactionist Theory) 13
    1.2 Nghiên cứu tương tác mẫu tính đối với sự phát triển ngôn ngữ . 14
    1.2.1 Nghiên cứu về tương tác mẫu tính (TTMT) 14
    1.2.2 Nghiên cứu về những ảnh hưởng của tương tác mẫu tính đối với sự PTNN của trẻ mầm non 16
    2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 17
    2.1 Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non . 17
    2.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non theo hướng cấu trúc 17
    2.1.2 Nghiên cứu về biện pháp phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non . 19
    2.2 Nghiên cứu về PTNN cho trẻ mầm non thông qua tương tác mẫu tính 20
    2.2.1 Nghiên cứu phát triển ngôn ngữ theo định hướng giao tiếp nói chung 20
    2.2.2. Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính . 21
    Chương 1. TƯƠNG TÁC MẪU TÍNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TUỔI MẦM NON . 23
    1.1 Quan niệm về sự “phát triển” và “phát triển ngôn ngữ” 23
    1.2 Tương tác mẫu tính với sự phát triển ngôn ngữ 24
    1.2.1 Quan niệm về “tương tác mẫu tính”và “phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính” . 24
    1.2.2 Đặc trưng của tương tác mẫu tính 28
    1.2.3 Tương tác mẫu tính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ đến giai đoạn đầu của giao tiếp ngôn ngữ . 41
    1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới TTMT 52
    1.3 Đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi và TTMT 57
    1.3.1 Đặc điểm sinh lý . 57
    1.3.2 Đặc điểm tâm lý 58
    1.3.3 Đặc điểm ngôn ngữ 60
    1.3.4 Tương tác mẫu tính ở độ tuổi 9-18 tháng 62
    Tiểu kết chương 1 64
    Chương 2. THỰC TRẠNG, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 9-18 THÁNG TUỔI THÔNG QUA TƯƠNG TÁC MẪU TÍNH . 65
    2.1 Thực trạng về tương tác mẫu tính với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi 65
    2.1.1. Tổ chức điều tra . 65
    2.1.2 Kết quả và nhận xét 74
    2.1.3 Kết luận . 88
    2.2 Nội dung phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính . 92
    2.2.1 Phát triển ngôn ngữ theo phương diện cấu trúc . 92
    2.2.2 Phát triển ngôn ngữ theo phương diện chức năng . 97
    2.3 Biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính . 107
    2.3.1 Một số các yêu cầu trong việc đề xuất biện pháp 107
    2.3.2 Biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính . 113
    Tiểu kết chương 2 127
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 128
    3.1. Mục đích thực nghiệm 128
    3.2. Đối tượng thực nghiệm . 128
    3.3. Thời gian thực nghiệm 128
    3.4. Nội dung thực nghiệm . 128
    3.5. Quy trình thực nghiệm . 128
    3.6. Phương tiện đánh giá ngôn ngữ của trẻ 9-24 tháng tuổi và tiêu chí đánh giá . 129
    3.7 Kết quả thực nghiệm 129
    3.7.1 So sánh mức độ của các nhóm trước và sau thực nghiệm . 129
    3.7.2 Kiểm định hiệu quả thực nghiệm theo các mức độ thấp, trung bình, khá cao và cao 132
    3.7.3 Kiểm định sự thay đổi của các nhóm trong từng lĩnh vực ngôn ngữ sau thực nghiệm . 134
    3.7.4 Đánh giá chung 137
    Tiểu kết chương 3 142
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 143
    KẾT LUẬN . 143
    KIẾN NGHỊ 144
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI . 148
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ em Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt trong xã hội loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể phản ánh thế giới một cách lý tính, gián tiếp và khái quát như A.R.Luria đã so sánh: “Động vật có một thế giới - thế giới của những vật thể và hoàn cảnh được tri giác một cách cảm tính; con người có hai thế giới, trong đó có thế giới của những vật thể được tri giác một cách trực tiếp và thế giới của những hình ảnh, vật thể, những quan hệ, những tính chất mà chúng được xác định bằng các từ.” [1]. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con người giao tiếp được với nhau một cách thuận lợi, dễ dàng nhất, làm cơ sở để liên kết và tổ chức xã hội loài người. Vì vậy, Lê-nin cũng đã từng khẳng định “ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trọng yếu nhất trong xã hội loài người”[trích theo 26].
    Đối với trẻ em nói chung, và trẻ 9 - 18 tháng tuổi nói riêng, trước khi có ngôn ngữ, trẻ cũng đã giao tiếp với người lớn nhưng chủ yếu thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ và mang tính cảm xúc. Khi lĩnh hội được ngôn ngữ, ngôn ngữ trở thành phương tiện giúp hoạt động giao tiếp của trẻ mang tính mục đích, tính ý hướng rõ ràng hơn, truyền tải lượng thông tin phong phú, chính xác hơn. Hơn thế nữa, ngôn ngữ giúp trẻ thúc đẩy được nhanh hơn, hiệu quả hơn quá trình xã hội hóa bản thân, để hòa nhập vào xã hội loài người với tư cách là một thành viên thuộc xã hội đó. Như vậy, “ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện” [26], không chỉ đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức mà còn đối với sự phát triển năng lực giao tiếp, đạo đức, văn hóa, tình cảm xã hội, thẩm mỹ
    1.2 Tương tác mẫu tính là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ trong giai đoạn tiền ngôn ngữ và giai đoạn chuyển giao từ tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ chính thức – 9-18 tháng tuổi
    Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ nhưng nó chịu sự chi phối của những yếu tố nào? Bắt đầu từ việc xem sự phát triển nói chung và sự phát triển ngôn ngữ nói riêng như là một quá trình mà trong đó trẻ đóng vai trò chủ thể tích cực, các học thuyết tập trung lí giải việc lĩnh hội ngôn ngữ ở trẻ nhỏ là do yếu tố nào chi phối, bẩm sinh, di truyền hay hoàn cảnh xã hội? Trong quá trình phát triển của nhân loại nói chung, và phát triển ngôn ngữ của con người nói riêng, yếu tố di truyền hay yếu tố hoàn cảnh đóng vai trò quyết định? Những câu hỏi này là đề tài tranh luận diễn ra trong nhiều thập kỉ nay nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy việc lĩnh hội ngôn ngữ một phần phụ thuộc vào năng lực bẩm sinh của trẻ nhưng hoàn cảnh cũng có những tác động không nhỏ thông qua các kiểu kinh nghiệm ngôn ngữ mà trẻ có thể tiếp xúc.
    Như đã nêu, hoàn cảnh tác động không nhỏ tới sự lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ, nếu không giao tiếp bằng ngôn ngữ với những người xung quanh thì việc lĩnh hội ngôn từ cũng trở nên khó khăn. Trong số các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới sự lĩnh hội ngôn ngữ, tương tác mẫu tính được xem là tác nhân đầu tiên và quan trọng nhất làm xuất hiện các dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ chính thức.
    Tương tác mẫu tính có ảnh hưởng rất lớn như vậy, nhưng trên thực tế việc tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá vai trò của kiểu tương tác này đối với sự phát triển nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng ở trẻ nhỏ ở nước ta vẫn còn một số hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở nhà trường và nhấn mạnh vai trò của giáo viên mầm non (GVMN), chưa quan tâm đúng mức tới mắt xích gia đình, đặc biệt là những người đầu tiên tiếp xúc, trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ. Thực tế là chúng ta đã vô tình quên mất rằng “lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo”, cho nên mảng đề tài nghiên cứu về vai trò, kiểu tương tác mẫu tính đối với sự phát triển nhân cách, năng lực của trẻ vẫn còn tương đối mới mẻ ở nước ta. Trong khi đó, trẻ ở giai đoạn tiền ngôn ngữ cũng như giai đoạn chuyển giao từ tiền ngôn ngữ sang ngôn ngữ chính thức – 9-18 tháng tuổi chủ yếu được chăm sóc tại gia đình. Mặt khác, vì chưa nghiên cứu những cách thức nuôi dạy, tương tác với trẻ tương đối hiệu quả của các bà mẹ trong mỗi gia đình, nên chúng ta vô tình đã bỏ qua những bài học thực tiễn quí báu, bỏ qua cơ hội vận dụng chúng trong quá trình đào tạo GVMN, để mỗi cô giáo được trau dồi thêm phẩm chất và năng lực mẫu tính trong quá trình tương tác, giao tiếp với trẻ, để “khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.
    1.3 Giai đoạn 9-18 tháng tuổi (giai đoạn chuyển giao từ giao tiếp tiền ngôn ngữ sang giai đoạn đầu của giao tiếp ngôn ngữ) là giai đoạn chịu ảnh hưởng sâu đậm của tương tác mẫu tính
    Đa số trẻ 9-18 tháng tuổi được chăm sóc, giáo dục tại gia đình, mẹ và những người thân chính là người tạo ra mối quan hệ xã hội đầu tiên, chủ yếu cho trẻ, do vậy tương tác xã hội của trẻ chủ yếu là tương tác mẫu tính. Điều đó cho thấy tương tác mẫu tính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đối với ngôn ngữ bởi đây là giai đoạn chuyển biến về chất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ việc phát ra những âm thanh vô nghĩa sang phát âm có nghĩa, từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ. Vì vậy, sự tương tác ở giai đoạn này có ý nghĩa chuẩn bị quan trọng cho các bước phát triển tâm lý-ngôn ngữ ở giai đoạn sau. Nói cách khác, việc quan tâm phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính chính là một lựa chọn hướng đến những nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất thuộc về môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý - ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn 9-18 tháng. Thực hiện tốt tương tác mẫu tính là cơ sở cho các hướng tác động cụ thể nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này cũng như giai đoạn kế tiếp.
    1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng tích cực của tương tác mẫu tính đối với sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non góp phần phát huy giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ Để giáo dục một con người toàn diện, cần có sự phối hợp khăng khít giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Một trong những cách để hiện thực hóa được quan điểm trên là cần tăng cường hơn nữa các công trình nghiên cứu về vai trò gia đình, vai trò của bà mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Riêng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ, vì xuất phát từ thực tế là hầu như trẻ đã nói được hoặc đã được chuẩn bị để biết nói trước khi đến trường mầm non nên sự chuẩn bị đó phần lớn thuộc về gia đình, còn trường mầm non là nơi tiếp tục duy trì, phát huy các năng lực ngôn ngữ đó cho trẻ. Để quá trình đổi mới giáo dục hiệu quả hơn nữa, chúng ta cần cố gắng tham khảo và vận dụng kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để nhìn nhận lại vấn đề tương tác mẫu tính ở góc độ lí luận chứ không chỉ đánh giá nó ở góc độ kinh nghiệm, bản năng. Bởi lẽ kiểu chăm sóc giáo dục mầm non có một đặc thù rất riêng, đó là “cô giáo như mẹ hiền”. Và làm thế nào để “cô giáo như mẹ hiền”, góp phần phát huy tiềm năng vốn có ở trẻ, trong đó có tiềm năng ngôn ngữ, lại rất cần đến việc tìm hiểu một cách hệ thống và khoa học về kiểu tương tác mẫu tính cũng như vai trò của nó trong việc chuẩn bị các tiền đề giúp trẻ lĩnh hội ngôn ngữ. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu khoa học tìm hiểu về kiểu tương tác mẫu tính trong mối liên hệ với sự phát triển chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng của trẻ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...