Luận Văn Phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 2/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu
    CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ FACTORING VÀ FORFAITING
    1.1. Nghiệp vụ Factoring .
    1.1.1 Sự ra đời và phát triển
    1.1.2. Khái niệm và phân loại Factoring
    1.1.3. Lợi ích và hạn chế của Factoring trong thương mại quốc tế
    1.1.4. Quy trình thực hiện Factoring quốc tế .
    1.2. Nghiệp vụ Forfaiting
    1.2.1. Sự ra đời và phát triển
    1.2.2 Khái niệm và đặc điểm
    1.2.3 Lợi ích và hạn chế của Forfaiting trong thương mại quốc tế .
    1.2.4. Quy trình thực hiện hoạt động forfaiting
    1.3 So sánh Factoring và Forfaiting
    1.4 Các nhõn tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting quốc tế
    1.4.1 Nhân tố khách quan
    1.4.1.1 Sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu
    1.4.1.2 Môi trường pháp lý hoàn thiện
    1.4.2.3 Chiến lược kinh doanh hiệu quả
    1.4.2.4 Ứng dụng khoa học công nghệ
    1.4.2 Nhân tố chủ quan .
    1.4.2.1 Đội ngũ cán bộ chuyện nghiệp
    1.4.2.2 Mạng lưới thông tin rộng lớn
    1.4.2.3 Chiến lược kinh doanh hiệu quả
    1.4.2.4 Ứng dụng khoa học công nghệ .
    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .
    2.1- Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP NT Việt Nam
    2.1.2. Tình hình hoạt động của NHTMCPNT VN hiện nay
    2.2. Sự cần thiết phát triển hoạt động Factoring và Forfaiting tại VCB
    2.2.1 Xuất phát từ các yếu tố bên ngoài
    2.2.1.1 Hoạt động XK phát triển mạnh mẽ
    2.2.1.2 Cạnh tranh gay gắt từ các NH khác
    2.2.1.3 Xu hướng dịch chuyển phương thức thanh toán
    2.2.2 Xuất phát từ VCB
    2.2.2.1 Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ
    2.2.2.2 Tăng uy tín trên trường quốc tế
    2.3 Thực trạng hoạt động Factoring tại NHTMCP NT VN
    2.3.1 Thực trạng hoạt động Factoring tại Việt Nam
    2.3.2 Đánh giá tình hình hoạt động Factoring tại NH TMCP Ngoại Thương VN
    2.3.2.1. Kết quả đạt được
    2.3.2.2 Hạn chế
    2.3.2.3 Nguyên nhân của hạn chế

    CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ FACTORING VÀ FORFAITING TẠI NH TMCP NT VN .

    3.1 Định hướng phát triển hoạt động tài trợ Factoring và Forfaiting tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới
    3.1.1 Về cung ứng sản phẩm
    3.1.2 Về khách hàng mục tiêu:
    3.1.3 Về mô hình tổ chức
    3.1.4 Về doanh số bao thanh toán
    3.2 Giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
    3.2.1. Xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường
    3.2.2 Hoàn thiện quy trình bao thanh toán
    3.2.3 Tiến hành hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong bao thanh toán
    3.2.4 Thành lập phòng hoặc bộ phận bao thanh toán
    3.2.5 Mở rộng quan hệ Factor đại lý:
    3.2.6 Tăng cường hoạt động Marketing
    3.2.7 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngân hàng có đủ năng lực và có tính chuyên nghiệp cao.
    3.3 Kiến nghị
    3.3.3. Đối với Chớnh phủ .
    3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Kết luận .
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tớnh cấp thiết của đề tài
    Năm 2008 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu, bởi nó đang bị đe doạ bởi một cơn bão mà báo chí vẫn thường nhắc tới, đó là khủng hoảng kinh tế. Cơn bão này xuất phát điểm bắt đầu là Mĩ và đã nhanh chóng lan toả đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù cho tác động đối của nó, theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, là không ảnh hưởng quá mạnh đến nền kinh tế Việt Nam cũn non trẻ. Tuy nhiờn, khủng hoảng vẫn góp phần làm giảm các chỉ tiêu kinh tế trong nước, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Ngưyờn nhõn do nhập khẩu các nước đều giảm mạnh, đặc biệt là thị truờng Mỹ và châu Âu nên xuất khẩu của ta giảm, hơn nữa giá cả các mặt hàng giảm nên mặc dù tổng sản lượng hàng xuất khẩu vẫn tăng nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm. Đó là chưa kể các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu gặp khó khăn trong huy động vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỡnh. Thỏng 8/2008, ta xuất khẩu 6,1 tỷ USD, tháng 9/2008 giảm xuống còn 5,3 tỷ USD. Năm 2009 khả năng xuất khẩu sẽ không tăng cao do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trờn cỏc mặt nêu trên.
    Trước bối cảnh khó khăn đó, cộng thêm với tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, các doanh nghiệp XNK Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong việc duy trì doanh số hoạt động.
    Muốn bán được hàng, các nhà XK Việt Nam phải chấp nhận chào hàng bằng phương thức thanh toán O/A, D/A hoặc cho các DN nước ngoài trả chậm dài hạn để tạo ưu thế giành lấy hợp đồng so với các nhà xuất khẩu khỏc cú cựng sự tương đương về chất lượng và giá cả. Việc này đồng nghĩa với các nhà XK Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ rủi ro về thanh toán và gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong kinh doanh, khả năng quay vòng vốn thấp.
    Factoring và Forfaiting cung cấp một cách giải quyết đơn giản, bất kể người bán hàng là một doanh nghiệp nhỏ hay một tập đoàn lớn. Hiện nay trên thế giới, Factoring và Forfaiting đã được coi như là một sự thay thế hoàn hảo cho các phương thức tài trợ thương mại khác nhất là khi vai trò của phương thức thanh toán TDCT đang ngày càng giảm xuống. Factoring và Forfaiting cung cấp cho người bán hàng bốn yếu tố dịch vụ rất quan trọng đó là : tài trợ vốn lưu động, dịch vụ thu hộ tiền từ người mua hàng, dịch vụ quản lí sổ cái bán hàng và dịch vụ đảm bảo rủi ro. Vì vậy việc phát triển hình thức tài trợ thương mại hiện đại và hiệu quả như Factoring và Forfaiting là một nhu cầu hết sức cần thiết.
    Trải qua những cung bậc thăng trầm trong quá trình hoạt động, cho tới nay VCB đã khẳng định được vị thế vô cùng quan trọng trong hệ thống NH VN, có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính và sự cạnh tranh ngày càng găy gắt từ phớa cỏc NH, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng đối ngoại, VCB cần nắm vững thời cơ và phát huy những lợi thế có sẵn của mình để duy trì vị trì hàng đầu trong TTQT và tài trợ XNK. Đứng trước đòi hỏi đó, việc định hướng phát triển một hoạt động tài trợ có hiệu quả như Factoring và Forfaiting tại VCB trở nên cấp thiết vô cùng. Chớnh vỡ võy, đề tài “Phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong tài trợ thương mại quốc tế” được lựa chọn nghiên cứu với hy vọng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về hoạt động Factoring và Forfaiting, từ đó đưa ra những đánh giá làm cơ sở để xây dựng một hệ thống giải pháp định hướng nhằm phát triển nghiệp vụ này tại VCB.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Một là, làm sáng tỏ vai trò của hoạt động Factoring và Forfaiting đối với nền kinh tế và các chủ thể tham gia, luận giải có hệ thống cơ sở lý luận về Factoring và Forfaiting, các ưu nhược điểm của từng nghiệp vụ.
    Hai là, xem xét tình hình thực hiện nghiệp vụ Factoring và Forfaiting ở Việt Nam và tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
    Ba là, rút ra những đánh giá, đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển nghiệp vụ này một cách thành công tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, làm hình mẫu cho các NH khác học hỏi kinh nghiệm trong quá trình phát triển của mình.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Thứ nhất, cơ sở lý luận thao thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến hoạt động Factoring và Forfaiting.
    Thứ hai, thực trạng phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting ở Việt Nam và thế giới.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác – Lờnin, bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật.
    Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong khoá luận bao gồm: phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sỏnh kết hợp với việc minh hoạ bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ Factoring và Forfaiting
    Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam.
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...