Luận Văn Phát triển ngành thương mại thành phố Cần Thơ đến năm 2015

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Thành phố (TP) Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của Đồng
    bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Để thực hiện vai trò thúc đẩy sự
    phát triển các ngành kinh tế - xã hội của thành phố và toàn vùng,
    ngành thương mại TP Cần Thơ cần được tăng cường phát triển, tạo
    những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và
    công nghiệp, cung ứng hàng tiêu dùng cho đời sống, đồng thời hòa
    nhập vào thị trường của vùng, cả nước và quốc tế.
    Tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 Bộ Chính trị
    đã xác định: "Phát triển đô thị, xây dựng TP Cần Thơ thành thành
    phố loại I trực thuộc Trung ương, đóng vai trò trung tâm kinh tế,
    văn hoá, khoa học, kỹ thuật của vùng. Xây dựng Trung tâm thương
    mại cấp vùng ở Cần Thơ và các trung tâm cấp tỉnh ở các thị xã .
    Hình thành các hệ thống chợ nông sản, thuỷ sản trên toàn vùng”.
    Với lòng mong muốn khai thác tối đa lợi thế của TP Cần
    Thơ trong phát triển mạnh ngành thương mại để TP Cần Thơ thực
    sự trở thành trung tâm thương mại của vùng ĐBSCL theo Nghị
    quyết của Bộ Chính trị đã xác định, là người đã công tác ngành
    thương mại, tác giả chọn đề tài “Phát triển ngành thương mại thành
    phố Cần Thơ đến năm 2015” để làm luận án nghiên cứu.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển ngành
    thương mại TP Cần Thơ; xác định quan điểm, mục tiêu và đề xuất
    một số giải pháp phát triển ngành thương mại TP Cần Thơ đến năm
    2015.
    - Phạm vi nghiên cứu: phân tích thực trạng phát triển ngành
    thương mại TP Cần Thơ từ năm 2000 đến năm 2005 (bao gồm
    thương mại nội địa và thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa, không
    bao gồm hàng hóa vô hình, không nghiên cứu lĩnh vực dịch vụ);
    xác định quan điểm, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp phát
    triển ngành thương mại TP Cần Thơ đến năm 2015.
    2
    3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
    - Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về học thuyết
    thương mại quốc tế, vai trò của thương mại, các đặc trưng của
    thương mại, các yếu tố ảnh hưởng phát triển thương mại đô thị, làm
    cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng phát triển ngành
    thương mại TP Cần Thơ thời gian qua.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành thương
    mại TP Cần Thơ giai đoạn 2000-2005, rút ra những kết quả đã đạt
    được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; phân tích điểm
    mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với phát triển ngành thương
    mại TP Cần Thơ đến năm 2015.
    - Xác định quan điểm, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp
    phát triển ngành thương mại TP Cần Thơ đến năm 2015.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp luận:
    Luận án vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng,
    vận dụng quan điểm đường lối của Đảng và chính sách của Nhà
    nước về phát triển thương mại và theo cách tiếp cận hệ thống để
    phân tích làm rõ thực trạng phát triển thương mại TP Cần Thơ thời
    gian qua. Từ đó, có những nhận định và đường lối phát triển các ý
    tưởng của các quan điểm trong xây dựng các quan điểm, mục tiêu,
    đề xuất những giải pháp phát triển ngành thương mại TP Cần Thơ
    đến năm 2015.
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Luận án được sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp
    thống kê, phương pháp khảo sát thực tế thu thập số liệu, thực hiện qua
    các số liệu thống kê báo cáo, khảo sát tại các doanh nghiệp thương
    mại trên địa bàn thành phố và phương pháp chuyên gia. Nghiên cứu
    đúc kết kinh nghiệm về phát triển thương mại của một số tỉnh, thành
    phố trong cả nước và nước ngoài.
    Tài liệu được sử dụng nghiên cứu bao gồm: các Nghị quyết
    của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
    cả nước, vùng ĐBSCL; Quy hoạch phát triển ngành thương mại từ
    3
    Trung ương đến địa phương; các Nghị quyết của Thành ủy, HĐND
    và kế hoạch của UBND TP Cần Thơ Các nguồn số liệu được sử
    dụng để phân tích: Niên giám thống kê; Báo cáo tổng kết, các hội
    nghị của Bộ Thương mại và các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và các
    địa phương; Quy hoạch tổng thể ngành, địa phương; tài liệu tham
    khảo về phát triển thương mại, các biểu số liệu điều tra
    5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
    - Về lý luận:
    Xác định vai trò của thương mại, các yếu tố ảnh hưởng đến
    phát triển thương mại, vận dụng các học thuyết thương mại quốc
    tế, đúc kết các bài học kinh nghiệm của các quốc gia vào việc phát
    triển ngành thương mại TP Cần Thơ.
    - Về thực tiễn:
    Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thương mại TP
    Cần Thơ trong thời gian qua (từ năm 2000 đến năm 2005), những
    kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; phân tích
    các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ theo ma trận SWOT;
    xác định quan điểm mục tiêu và đề xuất giải pháp phát triển ngành
    thương mại TP Cần Thơ đến năm 2015.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...