Thạc Sĩ Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC


    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv


    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
    4 Những đóng góp của đề tài 5
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
    NGÀNH HÀNG NẤM ĂN 7
    1.1 Lý luận về phát triển ngành hàng nấm ăn 7
    1.1.1 Ý nghĩa và vai trò của phát triển ngành hàng nấm ăn 7
    1.1.2 Lý luận về ngành hàng 11
    1.1.3 Đặc điểm phát triển ngành hàng nấm ăn 19
    1.1.4 Nội dung phát triển ngành hàng nấm ăn 20
    1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng nấm ăn 23
    1.2 Cơ sở thực tiễn 29
    1.2.1 Tình hình phát triển ngành hàng nấm ăn một số nước trên thế giới 29
    1.2.2 Tình hình phát triển ngành hàng nấm ăn ở Việt Nam 34
    1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu lý luận và thực
    tiễn phát triển ngành hàng nấm ăn trên thế giới và Việt Nam 38
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ NGÀNH HÀNG NẤM ĂN 42
    2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42
    2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 42
    2.1.2 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai 43
    2.1.3 Tình hình dân số và lao động 45
    2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh một số ngành chính của vùng 46
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 48
    2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 48
    2.2.2 Phương pháp chọn điểm khảo sát 51
    2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin 54
    2.2.4 Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý số liệu 57
    2.2.5 Phương pháp phân tích 57
    2.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài 60
    Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG NẤM ĂN
    VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 64
    3.1 Sơ đồ ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sồng Hồng 64
    3.1.1 Sơ đồ tổng quát 64
    3.1.2 Dòng và kênh tiêu thụ sản phẩm 65
    3.2 Thực trạng hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng nấm ăn 66
    3.2.1 Tác nhân sản xuất 66
    3.2.2 Tác nhân thu gom, sơ chế và phân phối bán buôn 78
    3.2.3 Tác nhân chế biến xuất khẩu 82
    3.2.4 Tác nhân bán lẻ 85
    3.2.5 Yêu cầu của người tiêu dùng 87
    3.3 Đánh giá mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng nấm ăn 89
    3.3.1 Mối quan hệ giữa cơ quan nghiên cứu và các cơ sở sản xuất 89
    3.3.2 Mối quan hệ giữa các cơ sở sản xuất và người thu gom nấm ăn 90
    3.3.3 Mối quan hệ giữa người sản xuất, người thu gom với doanh nghiệp
    chế biến, xuất khẩu 92
    3.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế của ngành hàng nấm ăn 94
    3.4.1 Kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân 94
    3.4.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế theo từng loại nấm ăn 100
    3.5 Đánh giá sự phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng 105
    3.5.1 Về sự tăng trưởng của ngành hàng nấm ăn 105
    3.5.2 Về sự thông suốt của ngành hàng nấm ăn 106
    3.5.3 Về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường 107
    3.6 Các nhân tố ảnh hưởng phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng
    sông Hồng 109
    3.6.1 Nhóm nhân tố bên trong 109
    3.6.2 Nhóm nhân tố bên ngoài 112
    Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
    HÀNG NẤM ĂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 120
    4.1 Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp 120
    4.1.1 Tiềm năng phát triển ngành hàng nấm ăn 120
    4.1.2 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 122
    4.1.3 Chủ trương phát triển ngành hàng nấm ăn của Nhà nước 129
    4.2 Định hướng phát triển ngành hàng nấm ăn 130
    4.3 Giải pháp chủ yếu phát triển ngành hàng nấm ăn 131
    4.3.1 Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội 131
    4.3.2 Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ 134
    4.3.3 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 135
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
    1 Kết luận 137
    2 Kiến nghị 138
    Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài 140
    Tài liệu tham khảo 141
    Phụ lục 145

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ở Việt Nam việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn mới bắt đầu từ những năm
    1970 của thế kỷ trước. Tuy nhiên việc tổ chức sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ
    mang tính chất tận dụng nhà xưởng, nguyên liệu và lao động, trang thiết bị rất
    nghèo nàn, giá thành sản phẩm còn cao do năng suất lao động thấp. Việc thu gom
    sản phẩm nấm để sơ chế, chế biến và tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn vì chưa hình
    thành nhiều vùng chuyên canh lớn. Những năm gần đây do việc đẩy mạnh ứng dụng
    khoa học công nghệ đã tạo bước đột phá trong ngành hàng nấm ăn cả về khối lượng,
    chất lượng và chủng loại sản phẩm nấm. Tổng sản lượng nấm trong cả nước năm
    2011 ước đạt khoảng 270 nghìn tấn tập trung ở khu vực trọng điểm là phía Bắc và
    phía Nam với 16 chủng loại nấm khác nhau (Cục Trồng trọt, 2011).
    Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những xu hướng lớn của thời
    đại phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng tới tất
    cả các quốc gia trên thế giới. Đứng trước thực tế này, nước ta đã đổi mới, nhận thức
    và tiến hành xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm chủ lực ưu tiên đầu tư phát
    triển trở thành sản phẩm Quốc gia trong đó có sản phẩm nấm ăn – nấm dược liệu
    (Chính phủ, 2012). Hiện nay, ngành hàng nấm ăn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông
    Hồng cùng với cả nước đang phát triển và có cơ hội khá tốt để đáp ứng nhu cầu của
    người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành ngành
    hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng còn có một số tồn tại, bất cập như sau:
    Một là, tổ chức sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ mang tính chất tận
    dụng chưa có quy hoạch đồng bộ để phát huy hết tiềm năng sẵn có đáp ứng được
    nhu cầu của thị trường. Chính điều này đã làm cho giá thành sản phẩm cao do năng
    suất thấp, chất lượng giảm sút, không ổn định về số lượng và chất lượng, gây tổn
    thất cho người sản xuất và doanh nghiệp nhất là trong lĩnh vực thu gom chế biến
    xuất khẩu. Đồng thời, sản phẩm nấm ăn của ta khó có khả năng cạnh tranh được với
    các sản phẩm nấm cùng loại của một số nước trong khu vực và trên thế giới.
    Hai là, số lượng các tác nhân tham gia vào ngành hàng nấm ăn còn ít và nhỏ
    lẻ chưa chuyên nghiệp, chủ yếu theo mùa vụ hoặc theo phong trào, sản phẩm khi
    thừa, khi thiếu, không đủ số lượng, chủng loại theo yêu cầu doanh nghiệp và thị
    trường tiêu thụ. Đồng thời, vấn đề liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng còn
    lỏng lẻo, mang tính hình thức, chưa tạo động lực thúc đẩy cho phát triển từ khâu sản
    xuất đến lưu thông phân phối, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là mối liên
    kết giữa tác nhân sản xuất với các doanh nghiệp thu mua chế biến và tác nhân thu
    gom phân phối vào những thời kỳ cao điểm để xảy ra tình trạng “tranh mua, tranh
    bán” nấm nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến nấm xuất khẩu.
    Ba là, nguồn lực về đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ còn thiếu và yếu
    trong công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu phát
    triển của các địa phương. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông,
    nước sạch, xử lý vệ sinh môi trường, công nghệ lạc hậu . và cơ chế chính sách chưa
    thống nhất, đồng bộ cũng ảnh hưởng từ các cơ sở sản xuất đến doanh nghiệp chế
    biến xuất khẩu.
    Từ những lý do trên đã dẫn đến các cơ sở sản xuất nấm chưa tập trung đầu tư
    mở rộng quy mô sản xuất; một số doanh nghiệp chế biến gặp phải không ít khó
    khăn trong việc tạo nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào ổn định phục vụ cho các
    đơn hàng nội tiêu và xuất khẩu. Có những doanh nghiệp phải tạm thời ngừng hoạt
    động hoặc chuyển sang kết hợp thu mua chế biến các loại nông sản khác để tận
    dụng nguồn lực đã đầu tư. Với những bất cập kể trên nguy cơ mất dần thị phần
    trong nước của ngành hàng nấm ăn nước ta ngày một hiện hữu. Bởi vì, theo thống
    kê không đầy đủ của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
    trong thời gian qua nước ta đang phải nhập tới 80% sản lượng trên tổng nhu cầu tiêu
    dùng các loại nấm ăn từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và vũng
    lãnh thổ Đài Loan . Trong khi đó chúng ta xuất khẩu những nguyên liệu chính cho
    sản xuất nấm như rơm rạ, mùn cưa, bông phế loại và thân lõi ngô nghiền; đồng thời
    xuất khẩu một lượng lớn lao động phổ thông làm việc cho các nhà máy, trang trại
    sản xuất nấm tại các nước trên để đổi lại nhập khẩu các sản phẩm nấm ăn phục vụ
    nhu cầu tiêu dùng tại các địa phương.
    Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
    ngành hàng nông sản nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu ngành hàng nấm ăn thì chưa
    có nhiều mà chỉ mới đề cập đến một số khía cạnh trong phát triển sản xuất, nghiên
    cứu quy trình công nghệ hoặc phân tích hiệu quả của sản xuất nấm ăn như: i)
    Nguyễn Hữu Ngoan (1996), Một số vấn đề kinh tế tổ chức sản xuất nấm mỡ xuất
    khẩu ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay. Công trình đã nghiên cứu thực trạng tổ
    chức sản xuất nấm mỡ và một số giải giải pháp nhằm phát huy lợi thế và nâng cao
    hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất nấm mỡ phục vụ nhu cầu xuất khẩu ở
    vùng đồng bằng sông Hồng; ii) Nguyễn Hữu Đống và cs. (2010), Nấm ăn - cơ sở
    khoa học và công nghệ nuôi trồng. Tập thể tác giả mới chỉ tập trung đến vấn đề
    khoa học công nghệ trong nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu; đồng thời đã đề
    xuất một số giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất nấm nói chung; iii)
    Thân Đức Nhã (2004), Hoàn thiện công nghệ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm
    hàng hóa theo mô hình làng nghề. Đây là một dự án sản xuất thử nghiệm do Bộ
    Khoa học và Công nghệ đầu tư tập trung ở 2 xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh
    Ninh Bình và xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tác giả của công
    trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến khía cạnh về nâng cao khoa học kỹ thuật
    trong nuôi trồng và chế biến nấm phục vụ cho việc tiêu thụ nấm của các làng nghề
    trồng nấm; iv) Khuyết danh (2008), Báo cáo tóm tắt ngành hàng nấm ở tỉnh Quảng
    Bình. Công trình nghiên cứu này là một hợp phần trong dự án “Quản lý bền vững
    nguồn tài nguyên thiên nhiên miền Trung Việt Nam”. Dự án mới chỉ tập trung đánh
    giá kết quả một số chương trình hỗ trợ cho việc sản xuất và tiêu thụ nấm trên địa
    bàn tỉnh Quảng Bình do các tổ chức Quốc tế tài trợ trước đó. Từ đó dự án đưa ra
    một số định hướng cho hỗ trợ phát triển tập trung vào một số tác nhân trong ngành
    hàng còn yếu so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh theo yêu cầu của tổ chức tài trợ;
    v) Đinh Xuân Linh và cs. (2012), Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn – nấm dược liệu.
    Đây là quyển sách chuyên khảo được đăng tải các công trình nghiên cứu của tập thể
    tác giả từ việc chọn tạo giống, hoàn thiện quy trình công nghệ, mô hình tổ chức sản
    xuất và hạch toán kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu của
    Việt Nam hiện nay; vi) Nguyễn Trọng Dũng và Nguyễn Thị Minh Hòa (2012),
    Chuỗi giá trị nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với
    công trình nghiên cứu này, tập thể tác giả đã đi sâu phân tích chuỗi giá trị của nấm
    rơm trên địa bàn của một xã Phú Lương từ việc nghiên cứu cấu trúc chuỗi giá trị đến
    vị thế tài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị nấm rơm nói trên.
    Nhìn chung, các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá thực
    trạng, so sánh lợi thế, xu hướng phát triển, tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm
    nấm ăn; đặc biệt là kỹ thuật sản xuất nấm ăn nhằm nâng cao năng suất và chất
    lượng các loại nấm ăn. Do đó, chưa có công trình nghiên cứu và thảo luận một cách
    có hệ thống về Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng. Hiện
    nay, hàng loạt những vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như: Ngành hàng nấm
    ăn đã hình thành và phát triển ở nước ta nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng
    như thế nào? Những tác nhân nào tham gia vào ngành hàng nấm ăn và đang gặp
    phải những khó khăn, trở ngại nào? Những giải pháp nào được nghiên cứu, đề xuất
    cho việc phát triển ngành hàng nấm ăn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng? Để
    góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên, đề tài: “Phát triển ngành hàng nấm ăn
    vùng đồng bằng sông Hồng” được tiến hành.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    * Mục tiêu tổng quát
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng nấm ăn của vùng
    đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển ngành hàng nấm
    ăn của vùng.
    * Mục tiêu cụ thể
    - Luận giải và làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng nấm ăn.
    - Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
    ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng những năm qua.
    - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành hàng nấm ăn tại vùng đồng
    bằng sông Hồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...