Tiểu Luận phát triển nền kinh tế thị trương tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xuyên suốt tiến trình lịch sử, mọi xã hội đều phải đối mặt với một vấn đề kinh tế cơ bản là việc quyết định phải sản xuất cái gì và cho ai trong một thế giới mà các nguồn tài nguyên bị hạn chế. Trong thế kỷ 20, nhìn chung có hai cơ chế kinh tế đối chọi nhau đã mang những kết quả rất khác nhau, đó là: nền kinh tế chỉ huy được định hướng từ chính phủ trung ương và nền kinh tế thị trường được dựa trên doanh nghiệp tư nhân. Vào buổi bình minh của thế kỷ 21, một điều rõ ràng đối với toàn thế giới là nền kinh tế chỉ huy, tập trung đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế, trong việc đạt được sự thịnh vượng, hoặc thậm chí trong việc bảo đảm an ninh kinh tế cho các công dân của mình.Và cũng trong thời gian này,thế giới xuất hiện thêm một hình thức nữa của nền kinh tế thị trường,đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

    bài nghiên cứu cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. bài viết gôm có 5 chương:

    chương 1: sự tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam. trong chương này giải thích kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội là gì, kèm theo một số các giải thích hỗ trợ khác, dựa trên các nghị quyết đại hội của Đảng và lịch sử của Việt Nam để giải thích tính tất yếu của việc phát triển nền kinh tế thị trường.

    chương 2: bản chất của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.

    Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có bản chất kinh tế khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Bản chất đó được quy định bởi các quan hệ kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam một mặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường,Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.

    chương 3: thực trạng và giải pháp cho việc phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam

    chương 4: cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...