Luận Văn Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    Thị trường là con đẻ của kinh tế hàng hoá và sự phát triển của phân công lao động xã hội. Như V.I. Lê Nin đã vạch rõ, “nơi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hoá, nơi đó có thị trường” [V.I.Lê Nin: “Bàn về vấn đề thị trường”, NXB Nhân dân, 10-1984, quyển I, tr 79]. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Sức sản xuất xã hội xã hội phát triển dẫn đến sự phân công xã hội và làm nảy sinh kinh tế hàng hoá, rồi tới kinh tế thị trường, là nguyên nhân chủ yếu làm cho kinh tế phát triển.
    Trước đây, nước ta còn chiến tranh bảo vệ tổ quốc nên việc xây dựng nền kinh tế thị trường là rất khó. Sau khi đất nuớc giải phóng và thống nhất, do áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và cho rằng thị trường là phạm trù riêng của chủ nghĩa tư bản cho nên chúng ta chỉ thừa nhận sự tồn tại của sản xuất hàng hoá trong khuôn khổ của "Thi đua chủ nghĩa xã hội " tách rời một cách siêu hình sản xuất hàng hoá với thị trường. Trong khi nền kinh tế thế giới đang phát triển như vũ bão, nhiều quốc gia áp dụng riêng cho mình mô hình kinh tế phù hợp đã đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc như Nhật Bản, Trung Quốc .thì Việt Nam lại có nguy cơ tụt hậu. Dân đói triền miên và mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Trước tình hình đó, tháng 12 -1986 tại Đại hội Đảng khoá VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã họp nghiêm túc tự phê bình sai lầm và đề ra đường lối đổi mới kinh tế. Đó là sự chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới này đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển nhanh hơn. Từ những năm đầu thập kỷ 90 trở lại đây đã cho thấy vai trò của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng đất nước trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu.
    Kết cấu đề tài:
    Phần I: Những vấn đề lí luận chung về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
    Phần II: Thực trạng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
    Phần III: Một số giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
     
Đang tải...