Luận Văn Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam



    Quan hệ sở hữu là một nội dung quan trọng nhất của quan hệ sản xuất. Đó là quan hệ kinh tế giữa người với người trong sự chiếm hữu hay nói cách khác đó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Do đó, cũng như quan hệ sản xuất, sự vận động của quan hệ sở hữu về hình thức, mức độ và phạm vi không phải là ý muốn chủ quan của con người mà là khách quan do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định.
    Đi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội trong lịch sử, từ phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản ta thấy tương ứng với mỗi lực lượng sản xuất thì cũng có các quan hệ sở hữu khác nhau, từ đó mà cũng tồn tại các quan hệ sản xuất khác nhau. Tức là sự phát triển của sở hữu là một quá trình lịch sử tự nhiên.
    Trong điều kiện quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, do nền sản xuất chưa qua chủ nghĩa tư bản nên trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất vẫn ở mức thấp. Trong nền kinh tế tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu này là các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau. Do đó, trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay tất yếu tồn tại kinh tế nhiều thành phần.
     
Đang tải...