Luận Văn Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh qua dạy học môn toán

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Rèn luyện, bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường
    phổ thông, đặc biệt trong dạy học môn toán. Luật giáo dục (2005) cũng đặt ra nhiệm vụ phát triển tư
    duy sáng tạo cho học sinh: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
    duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say
    mê học tập và ý chí vươn lên”.
    Theo thang Bloom sáng tạo là cấp độ tư duy cao nhất trong 6 cấp độ: ghi nhớ, hiểu, áp dụng,
    phân tích, đánh giá, sáng tạo.
    Theo PGS.TS Tôn Thân tư duy sáng tạo là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý tưởng mới, độc
    đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao. Tư duy sáng tạo là tư duy độc lập vì nó không bị gò bó, phụ
    thuộc vào những cái đã có. Ý tưởng mới thể hiện ở khả năng tạo ra cái mới, phát hiện ra vấn đề mới,
    tìm ra hướng đi mới, tạo ra kết quả mới. Tính độc đáo của ý tưởng mới thể hiện ở giải pháp lạ, hiếm,
    không quen thuộc hoặc duy nhất.
    Theo PGS.TSKH Phan Dũng tư duy sáng tạo là quá trình suy nghĩ đưa người giải từ không
    biết cách đạt đến mục đích đến biết cách đạt đến mục đích hoặc từ không biết cách tối ưu đạt đến mục
    đích đến biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết. Trong dạy học toán hiện nay
    giáo viên và học sinh thường quan tâm đến kết quả suy nghĩ, chẳng hạn khi đặt các câu hỏi hoặc yêu
    cầu giải các bài tập giáo viên thường quan tâm, đánh giá các câu trả lời, lời giải và đáp số mà ít khi đi
    vào hướng dẫn học sinh quá trình suy nghĩ để có được kết quả đó.
    Những biểu hiện của sự sáng tạo trong học toán là biết nhìn bài toán theo một khía cạnh mới,
    nhìn bài toán dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều cách giải khác nhau, biết đặt ra giả thuyết khi phải
    lý giải một vấn đề, biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi phải xử lý một tình huống; không hoàn
    toàn bằng lòng với những lời giải đã có, không máy móc áp dụng những quy tắc, phương pháp đã biết
    vào những tình huống mới.
    Trong luận án Tiến sĩ của mình PGS.TS Tôn Thân đã trình bày ba yếu tố đặc trưng của tư duy
    sáng tạo đó là tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn và tính độc đáo.
    PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN NĂM HỌC 2011-2012
    TỔ TOÁN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG trang 2
    1. Tính mềm dẻo của tư duy có các đặc trưng:
    - Dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, vận dụng linh hoạt các
    hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa và các phương pháp
    suy luận như quy nạp, suy diễn tương tự, dễ dàng chuyển từ giải pháp này sang giải pháp khác, điều
    chỉnh kịp thời hướng suy nghĩ nếu gặp trở ngại
    - Suy nghĩ không rập khuôn, không áp dụng một cách máy móc những kinh nghiệm, kiến thức
    kỹ năng đã có vào hoàn cảnh mới, điều kiện mới trong đó có những yếu tố đã thay đổi; có khả năng
    thoát khỏi ảnh hưởng kìm hãm của những kinh nghiệm, những phương pháp, những cách nghĩ đã có
    từ trước.
    - Nhận ra vấn đề mới trong điều kiện quen thuộc, nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen
    biết.
    2. Tính nhuần nhuyễn của tư duy thể hiện ở hai đặc trưng sau:
    - Tính đa dạng của các cách xử lý khi giải toán; khả năng tìm được nhiều giải pháp trên nhiều
    góc độ và tình huống khác nhau. Đứng trước một vấn đề phải giải quyết, người có tư duy nhuần
    nhuyễn nhanh chóng tìm và đề xuất được nhiều phương án khác nhau và từ đó tìm được phương án
    tối ưu.
    - Khả năng xem xét đối tượng dưới nhiều khía cạnh khác nhau; có cái nhìn sinh động từ nhiều
    phía đối với các sự vật và hiện tượng chứ không phải cái nhìn bất biến, phiến diện, cứng nhắc.
    3. Tính độc đáo được đặc trưng bởi các khả năng sau:
    - Khả năng tìm ra những liên tưởng và những kết hợp mới;
    - Khả năng tìm ra những mối liên hệ trong những sự kiện bên ngoài tưởng như không có liên
    hệ với nhau;
    - Khả năng tìm ra giải pháp lạ tuy đã biết những giải pháp khác.
    Các yếu tố cơ bản trên không tách rời nhau mà trái lại, chúng quan hệ mật thiết với nhau, hỗ
    trợ bổ sung cho nhau. Khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác
    (tính mềm dẻo) tạo điều kiện cho việc tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác
    nhau (tính nhuần nhuyễn) và nhờ đề xuất được nhiều phương án khác nhau mà có thể tìm được
    phương án lạ, đặc sắc(tính độc đáo). Các yếu tố cơ bản này lại có quan hệ khăng khít với các yếu tố
    PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN NĂM HỌC 2011-2012
    TỔ TOÁN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG trang 3
    khác như: tính chính xác, tính hoàn thiện, tính nhạy cảm Tất cả các yếu tố đặc trưng nói trên cùng
    góp phần tạo nên tư duy sáng tạo, đỉnh cao nhất trong các hoạt động trí tuệ của con người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...