Chuyên Đề phát triển năng lực tự đọc cho học sinh Tiểu học

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.Nhiệm vụ của dạy học tập đọc ở tiểu học

    1. Đọc là gì?

    Để xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ “Đọc là gì?”. Trong thực tế dạy đọc, người ta thường hay phiến diện và cực đoan, không hiểu khái niệm “đọc” một cách đấy đủ. Nhiều khi người ta thường nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ - âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát ra thành lời, nghĩa là đã đọc thì phải thành tiếng. Vì vậy họ đánh giá một giờ dạy chỉ dựa vào một căn cứ duy nhất : đếm xem có bao nhiêu em được đứng dậy đọc. Ngược lại, có người lại quan niệm đọc chỉ là để hiểu những nghĩa lý những gì được đọc, tức là tìm hiểu bài. Vì vậy, thầy - trò sa vào hỏi đáp về văn bản, sa vào bình giá mà không chịu đọc chính văn bản đó.

    Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của đọc. Trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga” (1988), Viện sỹ M.R.Lơvôp đã định nghĩa : “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)”. Đây là một định nghĩa rất phù hợp với dạy học Tập đọc ở tiểu học. Định nghĩa này thể hiện một quan điểm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã bậc hai : chữ viết → âm thanh và chữ viết (âm thanh) → nghĩa. Như vậy, đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đó chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trình này.

    2. Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở tiểu học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...