Luận Văn Phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ Chính trị tàu ở Học Viện Hải Quân hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ cán bộ nói chung, người cán bộ Chính trị quân đội nói riêng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức, Xây dựng và rèn luyện quân đội cách mạng. Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh Chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm.” [tr.292-293]. Về trình độ năng lực đối với cán bộ đảng viên ngày nay Đảng ta yêu cầu: “Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có năng lực vận động và lãnh đạo quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng” [tr.300].
    Là những người trực tiếp tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT đội ngũ CBCT ở các đơn vị cơ sở có một vai trò hết sức quan trọng. Họ không chỉ là những người truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng cho CBCS mà còn phải giáo dục hình thành, Phát triển PCNC cho họ trong tương lai. Qua đó thấy rằng việc nâng cao năng lực sư phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CTĐ, CTCT ở đơn vị cơ sở là một yêu cầu quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của các tàu Hải quân nhân dân Việt Nam.
    Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội Hải quân, đội ngũ CTV tàu luôn được xác định là lực lượng nòng cốt, nắm giữ những vị trí trọng yếu trong các đơn vị cơ sở của quân chủng Hải quân, là lực lượng kế cận trực tiếp cho đội ngũ cán bộ chiến thuật và chiến dịch của Đảng. Ngày nay, trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, Xây dựng quân đội, Hải quân nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, trước những yêu cầu của Nghị quyết 51 về việc thực hiện cơ chế chính uỷ, Chính trị viên đòi hỏi đội ngũ CTV tàu phải nâng cao hơn nữa năng lực toàn diện, trong đó cần chú trọng Phát triển NLSP, đây sẽ là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc hình thành và Phát triển nhân cách cho cán bộ, chiến sĩ dưới quyền. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay NL của CTV tàu bên cạnh những mặt mạnh cơ bản, còn bộc lộ không ít những bất cập cần khắc phục như còn lúng túng trong việc tìm ra những phương thức có hiệu quả cho quá trình giáo dục, truyền đạt, hướng dẫn CBCS, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén về Chính trị còn hạn chế . Điều đó đã làm cho công tác giáo dục, huấn luyện, quá trình hoạt động CTĐ, CTCT trên tàu chưa đạt được hiệu quả cao, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của các tàu hải quân.
    Đối với học viên đào tạo cán bộ Chính trị tàu ở HVHQ hiện nay, đây là đối tượng đào tạo mới, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm hoạt động sư phạm còn hạn chế trong khi mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra rất cao; họ sẽ là những cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở, lực lượng nòng cốt góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội có chất lượng cao. Tuy nhiên, một số đồng chí sau khi đã được tuyển chọn vẫn không thật sự thiết tha với mục tiêu, nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành cán bộ chính trị. Quá trình đào tạo, do đặt trọng tâm vào nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho nên một số NLSP của người giáo viên chưa được giáo dục để Phát triển một cách vững chắc. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học với giáo dục kiến thức hoạt động sư phạm cho học viên, không ít những hạn chế, bất cập khác chưa được giải quyết. Học viên nặng về chạy theo kết quả học tập, trong khi đó còn coi nhẹ rèn luyện NLSP của mình.
    Trước những yêu cầu đó việc “Phát triển năng lực sư phạm của Chính trị viên tàu hải quân hiện nay” là cần thiết, vì thế tác giả đã chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu.
    2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
    Việc nghiên cứu năng lực con người trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể được chú ý vào những năm đầu của thế kỷ XIX. F.Gantol với tác phẩm “Sự di truyền của tài năng” Trải qua một thời kỳ dài, vấn đề Phát triển năng lực của con người đã được nhiều nhà khoa học, nhiều ngành tập trung nghiên cứu. Ở Việt Nam, đã có nhiều đề tài, tác phẩm nghiên cứu về Phát triển năng lực của con người Việt Nam, các công trình nghiên cứu chủ yếu trên góc độ lý thuyết của TLH Phát triển, TLH Đại cương và có vận dụng vào một số hoạt động cụ thể như: Giáo dục, kinh doanh, lãnh đạo - quản lý . Một số nhà TLHQS cũng tập trung nghiên cứu nâng cao năng lực ở một số dạng hoạt động nhất định như Nguyễn Ngọc Phú, Lê Anh Chiến, Ngô Minh Tuấn, Cao Xuân Trung.
    Khi đề cập đến vấn đề sư phạm thì chủ yếu được các nhà nghiên cứu thực hiện dưới góc độ khoa học Tâm lý. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, Phát triển năng lực sư phạm, các nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào các kỹ năng, quy trình bồi dưỡng giáo viên. Trong quân đội, tác giả Dương Quang Bích nghiên cứu biện pháp “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên khoa học Xã hội - nhân văn trong quân đội giai đoạn hiện nay”. Gần đây, có nhiều đề tài khoa học các cấp đã luận giải những vấn đề cơ bản, chung nhất về bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm cho học viên đào tạo các môn KHXH&NV. Tuy nhiên cho đến nay, nội dung cụ thể chưa được tác giả nào nghiên cứu. Chúng tôi thấy rằng, đi tìm lời giải khoa học đầy đủ cho vấn đề này vẫn đang là đòi hỏi vừa khách quan, vừa cấp thiết đặt ra.
    Từ các công trình trên cho thấy, việc nghiên cứu, Phát triển NLSP của người CTV trong quá trình tiến hành CTĐ, CTCT ở tàu hải quân chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn.
    Xuất phát tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của vấn đề, chúng tôi xác định đề tài là “Phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ Chính trị tàu ở Học Viện Hải Quân hiện nay” với tư cách là đề tài nghiên cứu.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, khách thể và đối tượng nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu:
    Đề xuất hệ thống biện pháp Phát triển NLSP cho học viên đào tạo cán bộ Chính trị tàu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho đối tượng này.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của năng lực sư phạm.
    - Đánh giá thực trạng năng lực sư phạm của người CTV tàu.
    - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực này của CTV tàu hải quân hiện nay.
    * Khách thể nghiên cứu:
    Học viên đào tạo cán bộ Chính trị tàu.
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Năng lực sư phạm của Học viên đào tạo cán bộ Chính trị tàu.
    4. Giả thuyết Khoa học
    Năng lực sư phạm của CTV tàu hải quân là một loại năng lực đặc thù do hoạt động sư phạm quy định. Năng lực đó được hình thành, Phát triển trong quá trình đào tạo ở nhà trường và trong chính hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng ở tàu. Nếu làm rõ những yếu tố cấu thành năng lực sư phạm; đặc điểm hoạt động năng lực sư phạm và đánh giá đúng thực trạng năng lực sư phạm của CTV tàu thì sẽ đưa ra được các giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực này cho đội ngũ CTV các tàu hải quân hiện nay.
    5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở phương pháp luận
    Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất, sự hình thành và Phát triển năng lực, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về năng lực nói chung và năng lực của CTV trong quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, các nguyên tắc phương pháp luận của TLH Mác xít như: Nguyên tắc quyết định luận duy vật, nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động, nguyên tắc Phát triển, nguyên tắc tiếp cận nhân cách.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn: phân tích, khai thác các tài liệu lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; quan sát, đàm thoại với giáo viên, học viên và cán bộ quản lý; điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến Cụ thể là:
    Quan sát hoạt động sư phạm của học viên đào tạo cán bộ Chính trị tàu
    Tọa đàm với cán bộ quản lý, giảng viên và học viên các lớp đào tạo cán bộ Chính trị tàu ở HVHQ hiện nay.
    Điều tra, trưng cầu ý kiến bằng phiếu với các đối tượng: học viên đang đào tạo tạo cán bộ Chính trị tàu, giảng viên ở HVHQ để tìm hiểu và khẳng định tính khách quan của một số nhận định cần thiết.
    Khi xử lý số liệu tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và sử dụng phương pháp thống kê Toán học để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
    6. Kết cấu luận văn
    Luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
     
Đang tải...