Tiến Sĩ Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm khu vực miền núi phía

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Những luận điểm khoa học cần bảo vệ . 6
    9. Đóng góp mới của đề tài . 7
    10. Cấu trúc của đề tài . 7
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
    XÃ HỘI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
    KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG ĐÀO TẠO THEO
    HỌC CHẾ TÍN CHỈ 8
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
    1.1.1. Trên thế giới 8
    1.1.2. Ở Việt Nam . 12
    1.2. Một số khái niệm công cụ 17
    1.2.1. Năng lực 17
    1.2.2. Hoạt động xã hội . 19
    1.2.3. Năng lực hoạt động xã hội 22
    1.2.4. Phát triển năng lực hoạt động xã hội . 24
    1.3. Những vấn đề cơ bản về phát triển NLHĐXH cho SV ĐHSP khu vực
    miền núi phía Bắc . 26
    1.3.1. Đặc điểm tâm lý của SV 26
    1.3.2. Đặc điểm về môi trường sống, giao tiếp, học tập và hoạt động xã hội đặc
    thù của SV ĐHSP khu vực miền núi phía Bắc . 27
    1.3.3. Các thành tố trong quá trình phát triển NLHĐXH cho SV ĐHSP khu vực
    miền núi phía Bắc . 29
    1.3.4. Các con đường phát triển NLHĐXH cho SV ĐHSP khu vực miền núi
    phía Bắc 41
    1.4. Phát triển NLHĐXH cho SV ĐHSP khu vực miền núi phía Bắc trong đào tạo
    theo HCTC 45
    1.4.1. Đặc trưng và tác động của đào tạo theo HCTC tới NLHĐXH . 45
    1.4.2. Yêu cầu đặt ra cho phát triển NLHĐXH trong đào tạo theo tín chỉ . 46
    1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển NLHĐXH cho SV các
    trường ĐHSP trong đào tạo theo HCTC 49
    Kết luận chương 1 . 53
    Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
    XÃ HỘI CHO SV CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHU VỰC
    MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ
    TÍN CHỈ 54
    2.1. Khái quát về các trường đại học thuộc khu vực miền núi phía Bắc 54
    2.2. Phân tích chương trình đào tạo ở các trường ĐHSP hiện nay đối với việc
    phát triển NLHĐXH . 55
    2.3. Những nghiên cứu thực tiễn phát triển NLHĐXH . 56
    2.4. Tổ chức khảo sát thực trạng phát triển NLHĐXH cho SV các trường
    ĐHSP khu vực miền núi phía Bắc trong đào tạo theo HCTC 58
    2.4.1. Mục đích khảo sát . 58
    2.4.2. Đối tượng khảo sát 59
    2.4.3. Phương pháp khảo sát . 59
    2.5. Kết quả khảo sát . 59
    2.5.1. Nhận thức của GV, SV về việc phát triển NLHĐXH cho SV ĐHSP khu
    vực miền núi phía Bắc 59
    2.5.2. Thực trạng về nội dung phát triển NLHĐXH cho SV ĐHSP khu vực
    miền núi phía Bắc . 62
    2.5.3. Thực trạng về phương pháp phát triển NLHĐXH cho SV khu vực miền
    núi phía Bắc 70
    2.5.4. Thực trạng về các con đường phát triển NLHĐXH cho SV khu vực
    miền núi phía Bắc . 73
    2.5.5. Ưu và nhược điểm của phương thức đào tạo theo HCTC trong việc phát
    triển NLHĐXH cho SV ĐHSP 75
    2.5.6. Thực trạng về những khó khăn trong việc phát triển NLHĐXH cho SV ĐHSP 77
    2.5.7. Thực trạng về NLHĐXH của SV ĐHSP khu vực miền núi phía Bắc 79
    2.6. Đánh giá chung về thực trạng 80
    Kết luận chương 2 . 82
    Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
    CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHU VỰC
    MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ
    TÍN CHỈ . 83
    3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp . 83
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 83
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đối tượng 83
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn . 83
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 84
    3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 84
    3.2. Các biện pháp phát triển NLHĐXH cho SV các trường ĐHSP khu vực
    miền núi phía Bắc . 85
    3.2.1. Xác định quy trình phát triển NLHĐXH cho SV các trường ĐHSP khu vực
    miền núi phía Bắc phù hợp với phương thức đào tạo theo HCTC . 85
    3.2.2. Các biện pháp phát triển NLHĐXH cho SV các trường ĐHSP khu vực
    miền núi phía Bắc . 88
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 117
    Kết luận chương 3 . 118
    Chương 4. THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
    HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO SV ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHU VỰC
    MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ
    TÍN CHỈ . 119
    4.1. Khái quát chung về thực nghiệm sư phạm . 119
    4.1.1. Mục đích thực nghiệm 119
    4.1.2. Đối tượng thực nghiệm . 119
    4.1.3. Nội dung thực nghiệm . 120
    4.1.4. Phương pháp thực nghiệm 121
    4.1.5. Tiêu chí đo và đánh giá . 122
    4.1.6. Phương pháp xử lý số liệu . 125
    4.2. Đánh giá và nhận xét kết quả thực nghiệm 128
    4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1 . 128
    4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2 . 136
    Kết luận chương 4 . 147
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 148
    1. Kết luận . 148
    2. Khuyến nghị 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152
    PHỤ LỤC . 161
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo, muốn nâng cao
    chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất
    lượng đào tạo đội ngũ giáo viên. Trong thời kỳ kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế và
    khu vực đòi hỏi người giáo viên ngoài năng lực chuyên môn, năng lực NVSP còn
    phải có các năng lực khác như năng lực xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp,
    ngoại ngữ và tin học. Trong các năng lực nêu trên năng lực xã hội của người giáo
    viên có một vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp giáo viên hoạt động thành công,
    hiệu quả trong mọi mối quan hệ trong gia đình, xã hội, trong lao động nghề nghiệp,
    đồng thời giúp giáo viên tham gia, tổ chức có hiệu quả các HĐXH cho học sinh trên
    địa bàn. Với lý do trên sự cần thiết phải có những định hướng về phát triển năng lực
    xã hội cho giáo viên trong đào tạo và phát triển nghề nghiệp giáo viên nhằm đáp
    ứng yêu cầu xã hội, vì vậy mà Nghị quyết 29/TW tháng 11 năm 2013 có chỉ đạo:
    “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo
    hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Trên cơ sở mục tiêu
    đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra
    của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là
    cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục, đào tạo; là căn
    cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình nhằm phát
    triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ
    và dạy nghề . Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản , hiện đại , thiế t thự c ,
    phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức
    vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và
    ý thức công dân .” [2].
    NLHĐXH là một năng lực thành phần trong năng lực xã hội của người giáo
    viên, nó được hình thành, phát triển từ khi học sinh tham gia vào các hoạt động ở
    nhà trường phổ thông, đồng thời được củng cố, hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ
    trong quá trình đào tạo ở nhà trường Sư phạm. Nhờ có NLHĐXH giáo viên có thể
    thường xuyên giữ mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội và tổ chức có hiệu



    quả hoạt động trải nghiệm cuộc sống xã hội cho học sinh, tạo sự ảnh hưởng tích cực
    tới cộng đồng, dân tộc, có kĩ năng vận động cha mẹ học sinh cho con đến trường,
    phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh, huy động cộng đồng xã hội phát triển
    giáo dục, nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
    Ngoài ra, phát triển NLHĐXH cho SV ĐHSP còn góp phần hình thành và phát triển
    năng lực khác cho SV trong quá trình đào tạo như: năng lực chuyên môn, năng lực
    phương pháp, năng lực cá thể.
    Khu vực miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc và con em đồng bào dân tộc
    đang sinh sống, học tập; họ có bản sắc văn hóa dân tộc khác nhau, nơi đây trình độ
    kinh tế, văn hóa, xã hội, dân trí kém phát triển hơn so với vùng xuôi vì vậy người
    dân chưa nhận thức đúng được tầm quan trọng của việc học, còn một bộ phận người
    dân chưa nhận thức đúng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
    nước về xây dựng, bảo vệ tổ quốc, dễ bị kẻ địch lôi cuốn thực hiện cuộc triến tranh
    diễn biến hòa bình, phá hoại công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
    Cha mẹ học sinh, học sinh dân tộc khu vực miền núi phía Bắc là đối tượng
    phục vụ chính của giáo viên và SV các trường đại học sư phạm khu vực miền núi
    phía Bắc sau khi tốt nghiệp. Vì vậy đòi hỏi giáo viên miền núi phía Bắc và SV Sư
    phạm sau khi tốt nghiệp ngoài năng lực chuyên môn, năng lực giáo dục, năng lực
    NVSP phải có năng lực cảm hóa thuyết phục cha mẹ học sinh cho con đến trường,
    năng lực vận động cộng đồng, dân bản nhận thức và chấp hành các chủ trương, chính
    sách của Đảng và Nhà nước, năng lực thuyết phục cộng đồng, học sinh bài trừ các
    phong tục tập quán lạc hậu, giữ gìn phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc,
    cộng đồng, địa phương Các năng lực đó chính là NLHĐXH của người giáo viên.
    Đào tạo theo HCTC ở các trường ĐHSP đã đem lại những lợi ích cho người
    học như giúp SV tự chủ trong học tập, học theo năng lực và học theo nhu cầu, tự
    học theo tiến độ cá nhân, với ý nghĩa đó nó góp phần tích cực trong phát triển
    NLHĐXH cho SV, tuy nhiên bên cạnh đó đào tạo theo học chế tín chỉ làm cho các
    lớp học hành chính của SV bị phá vỡ, ảnh hưởng tới việc tổ chức hoạt động tập thể
    của SV, sự tham gia các HĐXH, hoạt động trải nghiệm của SV. Chính những điều
    trên đã ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển NLHĐXH của SV các trường
    ĐHSP nói chung và SV trường ĐHSP khu vực miền núi nói riêng.
    Đa số SV các trường ĐHSP khu vực miền núi phía Bắc xuất thân từ nông thôn,
    từ vùng núi và là con em đồng bào dân tộc, đồng thời chịu sự ảnh hưởng không tốt của
    mặt trái trong đào tạo theo HCTC vì vậy phần lớn SV còn có những hạn chế sau đây: SV thiếu tự tin khi đứng trước đám đông, tỏ ra lúng túng, e ngại, lo sợ, không dám bộc
    lộ ý kiến của bản thân khi tham gia vào các hoạt động dạy học, giáo dục, hạn chế về kĩ
    năng thuyết phục người khác, thiếu tính chủ động trong tham gia các HĐXH, hoạt
    động tập thể và giải quyết vấn đề, Vì vậy, việc phát triển NLHĐXH cho SV trường
    đại học sư phạm khu vực miền núi phía Bắc là rất cần thiết.
    Thực tế cho thấy giáo viên khu vực miền núi phía Bắc còn một số hạn chế về
    NLHĐXH, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có một nguyên nhân là do
    quá trình đào tạo giáo viên trong các nhà trường Sư phạm chưa thực sự quan tâm
    đến phát triển NLHĐXH cho sinh viên.
    Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển
    năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm khu vực miền
    núi phía Bắc trong đào tạo theo học chế tín chỉ”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Phát triển NLHĐXH cho SV các trường ĐHSP khu vực miền núi phía Bắc
    trong đào tạo theo HCTC là nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phù hợp với
    xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình phát triển NLHĐXH cho SV ở các trường ĐHSP.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp tổ chức dạy học và giáo dục phát triển NLHĐXH cho SV các
    trường ĐHSP khu vực miền núi phía Bắc.
     
Đang tải...