Tiến Sĩ Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên Đại học Kĩ thuật thông qua dạy học Hóa học hữu cơ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC

    Trang
    1. Danh mục các chữ viết tắt
    2. Danh mục các bảng
    3. Danh mục các hình vẽ, đồ thị
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    5. Giả thuyết khoa học 3
    6. Phương pháp nghiên cứu . 3
    7. Những đóng góp mới của luận án 4
    8. Cấu trúc của luận án . 5
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KĨ THUẬT . 6
    1.1. Khái niệm về năng lực, năng lực nghề nghiệp, sáng tạo, tư duy sáng tạo, tính độc lập 6
    1.1.1. Năng lực và năng lực nghề nghiệp 6
    1.1.2. Sáng tạo .8
    1.1.3. Tư duy sáng tạo .9
    1.1.4. Tính độc lập .11
    1.2. Năng lực độc lập sáng tạo của sinh viên 12
    1.2.1. Khái niệm 12
    1.2.2. Đặc điểm của người có năng lực độc lập sáng tạo .13
    1.2.3. Biểu hiện của năng lực độc lập sáng tạo . 16
    1.2.4. Kiểm tra đánh giá năng lực 17
    1.3. Một số kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến việc phát triển năng lực độc lập sáng tạo thông qua dạy học hoá học 23
    1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực có thể áp dụng dạy học Hóa học Hữu cơ ở trường Đại học kĩ thuật . 26
    1.4.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học 27
    1.4.2. Những dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp tích cực . 28
    1.4.3. Một số phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng ở trường Đại học 28
    1.5. Sử dụng thiết bị để dạy học hóa học theo hướng tích cực . 44
    1.5.1. Thiết bị dạy học là nguồn cung cấp kiến thức 44
    1.5.2. Sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy học tích cực 44
    1.6. Sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực .45
    1.7. Thực trạng dạy học Hóa học hữu cơ ở một số trường Đại học ngành kĩ thuật .46
    1.7.1. Khảo sát thực trạng áp dụng phương pháp dạy học tích cực 46
    1.7.2. Chương trình Hóa học hữu cơ ở các trường Đại học ngành kĩ thuật 49
    1.7.3. Đặc điểm của sinh viên trường Đại học kĩ thuật .51
    Tiểu kết chương 1 52

    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ 53
    2.1. Biểu hiện năng lực độc lập sáng tạo của SV ĐH kỹ thuật 53
    2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực độc lập sáng tạo của sinh viên Đại học kĩ thuật thông qua dạy học Hoá học hữu cơ . 53
    2.2.1. Yêu cầu bộ công cụ đánh giá năng lực 54
    2.2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá cụ thể 54
    2.3. Định hướng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên Đại học kĩ thuật thông qua dạy học Hoá học hữu cơ 61
    2.3.1. Định hướng phát triển năng lực độc lập sáng tạo 61
    2.3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp . 64
    2.3.3. Thiết kế giáo án bài dạy theo hướng phát triển năng lực độc lập sáng tạo 65
    2.4. Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên Đại học kĩ thuật thông qua dạy học Hoá học hữu cơ 69
    2.4.1. Biện pháp 1: Sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng . 69
    2.4.2. Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học dự án 86
    2.4.3. Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp dạy thực hành hoá học theo Spickler 107
    2.4.4. Biện pháp 4: Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy . 117
    Tiểu kết chương 2 125

    CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 126
    3.1. Mục đích thực nghiệm 126
    3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 126
    3.3. Phương pháp thực nghiệm . 126
    3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm . 126
    3.3.2. Quy trình thực nghiệm . 127
    3.4. Kết quả thực nghiệm . 129
    3.4.1. Cách xử lý và đánh giá kết quả dạy thực nghiệm 129
    3.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm 132
    Tiểu kết chương 3 161

    KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ . 162
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 165
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .166
    PHỤ LỤC CỦA LUẬN ÁN 176
    PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra thực trạng việc dạy và học Hoá học hữu cơ ở trường Đại học kĩ thuật 176
    PHỤ LỤC 2: Phiếu hỏi về giờ dạy áp dụng PPDH tích cực nhằm phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho SV .181
    PHỤ LỤC 3: Phiếu hỏi về giờ học sử dụng PPDH tích cực 183
    PHỤ LỤC 4: Bảng kiểm sát biểu hiện năng lực độc lập sáng tạo 187
    PHỤ LỤC 5: Các giáo án dạy thực nghiệm 194
    PHỤ LỤC 6: Hướng dẫn chấm đề kiểm tra Hóa học hữu cơ 247
    PHỤ LỤC 7: Bộ câu hỏi hóa hữu cơ đánh giá năng lực độc lập sáng tạo của sinh viên 256
    PHỤ LỤC 8: Kết quả đánh giá qua bài kiểm tra đã thực nghiệm ở vòng2.263
    PHỤ LỤC 9: Bảng số trường, số lớp, số sinh viên trong mỗi vòng thực nghiệm .276


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Điều này đòi hỏi nền giáo dục Đại học (ĐH) nước ta phải đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm cung cấp cho nền kinh tế nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực vận hành nền kinh tế trong mọi lĩnh vực. Điều này cũng có nghĩa là các trường ĐH phải từng bước chuyển mình để trở thành nơi phát triển cho người học những năng lực cần thiết, giúp người học có khả năng hành động sáng tạo và độc lập, có khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin để trở thành những người lao động có trí thức đáp ứng yêu cầu của xã hội, thích ứng được với môi trường sống luôn luôn biến động và tự tin hội nhập quốc tế.
    Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội XI ghi rõ: “ Đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục, đào tạo, .Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra ., nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng ., đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Do đó, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, chất lượng giảng dạy cao đẳng (CĐ) và ĐH chính quy nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết, là giải pháp quan trọng nhất để nền giáo dục ở nước ta trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 có thể tiến kịp với sự phát triển của khoa học trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Luật Giáo dục của Việt Nam, phần mục tiêu giáo dục ĐH ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ đáp yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”
    Trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên ý nghĩa mà cần trở thành năng lực hành động. Bởi lẽ người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới, làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Tầm quan trọng của sự sáng tạo vẫn tăng lên hàng năm ở mọi thành phần xã hội như là một kết quả phản hồi từ cuộc sống trong thế giới và môi trường kinh doanh sôi động. Mọi lúc mọi nơi đều khuyến khích sáng tạo. Hãng kinh doanh tìm hiểu những cải tiến cho các sản phẩm mới và các chiến dịch Marketing đầy tính sáng tạo; Các nhà khoa học tìm kiếm các phương thức sáng tạo để thực hiện những giải pháp công nghệ; còn cộng đồng và gia đình thì tìm các phương pháp (PP) sáng tạo để tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, .
    Việc áp dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực trong dạy học (DH) môn Hóa học kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học (TBDH) có vai trò quan trọng để phát triển năng lực độc lập, sáng tạo của sinh viên (SV).
    Hóa học là một trong những môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ĐH trong đó có phát triển năng lực của SV, giúp SV có khả năng làm việc độc lập sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. Chương trình Hoá hữu cơ ở trường ĐH kĩ thuật có nhiều nội dung có thể áp dụng các PPDH tích cực để phát triển năng lực độc lập sáng tạo có hiệu quả.
    Qua kết quả điều tra thực tế, cho thấy rằng việc áp dụng PPDH tích cực trong DH môn Hoá học hữu cơ ở trường ĐH còn hạn chế. Thông thường, các GV chỉ sử dụng PP thuyết trình là chủ yếu, SV nghe, ghi . nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của SV. Một số ít GV đã áp dụng PPDH tích cực nhưng chưa hướng tới phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho SV.
    Do đó đề tài “Phát triển năng lực độc lập sáng tạo của SV ĐH kĩ thuật thông qua dạy học Hoá hữu cơ” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ĐH.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu một số biện pháp vận dụng PPDH tích cực trong DH môn Hoá học hữu cơ nhằm phát triển năng lực độc lập sáng tạo của SV, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng DH hoá học nói riêng và nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường ĐH kĩ thuật nói chung.
     
Đang tải...