Thạc Sĩ Phát triển mô hình công ty mẹ – con trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ- CON 4
    1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MẸ- CÔNG TY CON . 4
    1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ KIỂM SOÁT . 5
    1.2.1. Tổ chức của công ty mẹ 5
    1.2.2. Tổ chức của công ty con . 6
    1.2.3. Kiểm soát công ty con . 7
    1.3. MỐI LIÊN KẾT VÀ HÌNH THỨC HÌNH THÀNH CÔNG TY MẸ- CON 7
    1.3.1 Các mối liên kết trong mô hình công ty mẹ – con 7
    1.3.2. Các hình thức hình thành mối quan hệ công ty mẹ- công ty con 8
    1.4. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ- CÔNG TY CON 10
    1.4.1. Ưu điểm . 10
    1.4.2. Nhược điểm . 12
    1.5. MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ- CON Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI . 13
    1.5.1. Mô hình công ty mẹ – con ở các nước 13
    1.5.2. Kinh nghiệm quốc tế về công ty mẹ - con nhà nước 15
    1.5.3. Cơ chế quản lý vốn của các công ty mẹ-con trên thế giới . 15
    1.5.4. Các ví dụ về công ty mẹ- con ở các nước . 16

    Kết luận chương I 17

    CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 18
    2.1. SỰ HÌNH THÀNH TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC 18
    2.2. NHỮNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
    TRONG THỜI GIAN QUA 20
    3
    2.3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN ĐỔI, TỔ CHỨC LẠI CÔNG TY NHÀ NƯỚC
    THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ- CON . 22
    2.3.1. Về mục đích, đối tượng, điều kiện chuyển đổi, tổ chức lại 22
    2.3.1.1. Mục đích chuyển đổi . 22
    2.3.1.2. Đối tượng chuyển đổi . 23
    2.3.1.3. Điều kiện chuyển đổi 23
    2.3.2. Về phương thức chuyển đổi, tổ chức lại 25
    2.3.2.1. Xác định công ty mẹ, biện pháp chuyển đổi công ty mẹ 28
    2.3.2.2. Cơ cấu các công ty con, biện pháp chuyển đổi các công ty con . 30
    2.3.3. Về trình tự, thủ tục chuyển đổi, tổ chức lại . 31
    2.4. KẾT QUẢ THÍ ĐIỂM CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC THEO
    MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ –CÔNG TY CON . 32
    2.5. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY VÀ NGUYÊN NHÂN
    35
    Kết Luận chương II . 39

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ –CON TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - ĐIỂN HÌNH Ở
    TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM 40

    3.1. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ 40
    3.1.1. Hoàn thiện các khung pháp lý cho quá trình chuyển đổi: 40
    3.1.2. Tách vai trò quản lý nhà nước và vai trò thương mại trong mô hình mới 42
    3.1.3. Phân quyền cụ thể về đại diện sở hữu và quản lý 43
    3.1.4. Tăng cường quyền về kiểm soát . 44
    3.1.5. Phát triển một thị trường chứng khoán mạnh . 45
    3.1.6. Thực hiện luật doanh nghiệp thống nhất: . 47
    3.1.7. Các vấn đề về tài chính: . 48
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP VI MÔ–TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH Ở TỔNG CÔNG TY
    DỆT MAY VIỆT NAM 50
    3.2.1. Thực hiện đa dạng hóa sở hữu 53
    3.2.2. Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính . 53
    3.2.2.1. Thị trường hóa các mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con54
    3.2.2.2. Xây dựng phương pháp hạch toán và lập báo cáo tài chính 55
    3.2.2.3. Xây dựng công ty mẹ vững mạnh . 58
    3.2.3.Kinh doanh đa chức năng,trong đó hoạt động dệt-may giữ vai trò chủ đạo
    . 59
    3.2.4. Tăng cường mối liên kết giữa các thành viên 61
    3.2.4.1. Liên kết ngang . 62
    3.2.4.2. Liên kết dọc . 62
    3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực . 63
    Kết luận chương III .64

    KẾT LUẬN . 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài :
    Hiện nay, nền kinh tế các nước trên thế giới vận hành theo xu thế hội nhập với
    sự hình thành của các tổ chức hợp tác quốc tế, các khu vực mậu dịch tự do và tiến
    tới nhất thể hóa. Do vậy, cùng với qúa trình đổi mới kinh tế nói chung, các nước
    đang phát triển cần phải phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình đổi mới, sắp xếp khối
    DNNN nhằm tạo ra một hệ thống doanh nghiệp đủ sức đương đầu trong môi trường
    cạnh tranh quốc tế.
    Đối với Việt Nam, khi mà thời điểm gia nhập WTO đang đến gần, vấn đề đổi
    mới DNNN càng trở nên nóng bỏng và bức xúc. Việc tiếp cận mô hình mới trong
    chuyển đổi các DNNN, đặc biệt là các TCT nhà nước theo mô hình công ty mẹ-con
    là quan điểm hết sức đúng đắn của nhà nước. Luật DNNN (sửa đổi) năm 2003 và
    Nghị Định 153 của Chính Phủ ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuyển
    đổi này.
    Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng phải đẩy nhanh tiến trình sắp xếp,
    đổi mới DNNN, đề tài luận văn cao học “ Phát triển mô hình công ty mẹ –con
    trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ” được thực hiện nhằm đáp ứng một số
    vấn đề của yêu cầu trên.
    2. Xác định vấn đề nghiên cứu :
    2.1 Xác định vấn đề nghiên cứu :
    Vấn đề trung tâm mà đề tài muốn giải quyết là thông qua việc tìm hiểu về
    thực trạng, hiệu quả sắp xếp, đổi mới các Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam trong
    thời gian qua, và nghiên cứu các quy định về chuyển đổi, sắp xếp lại các DNNN
    đặc biệt là các TCT nhà nước theo mô hình công ty mẹ-con theo nghị định 153 của
    chính phủ để đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển một mô hình
    doanh nghiệp mới ở Việt Nam: Mô hình công ty mẹ - công ty con .
    2.2 Câu hỏi nghiên cứu :
    Đề tài sẽ giải quyết những vấn đề cụ thể như :
    1. Khái quát về Mô hình công ty mẹ –con.
    2. Đánh giá hoạt động các Tổng công ty ở Việt Nam
    3. Phương pháp chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-
    con.
    4. Các giải pháp cơ bản nào nhằm phát triển mô hình công ty mẹ-con trong
    quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
    2.3 Mục tiêu nghiên cứu :
    Đề tài đã nhắm các mục tiêu sau :
    1. Đưa ra một số khái quát về công ty mẹ-con.
    2. Chỉ ra xu thế đổi mới DNNN trên thế giới là một tất yếu.
    3. Đánh giá hoạt động các Tổng công ty Nhà nước ở một số khía cạnh nhất
    định nhằm phục vụ cho đề tài
    4. Đưa ra phương pháp và các bước tiến hành chuyển đổi Tổng Công TyNhà
    nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con .
    5. Đề xuất một số giải pháp góp phần định hướng cho việc chuyển đổi các
    TCT nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con

    3. Phương pháp nghiên cứu :
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:phương pháp nghiên cứu dữ liệu
    thứ cấp; Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp phân tích tổng hợp.
    4. Phạm vi nghiên cứu :
    Việc sắp xếp, chuyển đổi các Tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty
    mẹ –con là một vấn đề phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Để
    tiến hành việc chuyển đổi đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong
    khuôn khổ của luận văn, đề tài xin phép chỉ trình bày một số giải pháp thuộc các
    lĩnh vực : Các giải pháp về phân định quyền sở hữu; Các giải pháp về cơ chế tài
    chính; Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
    nước. Mục đích của các nhóm giải pháp này là góp phần đẩy nhanh tiến trình
    chuyển đổi các Tổng Công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ –
    con.
    5. Nội dung của luận văn:
    Với phạm vi nghiên cứu như trên, đề tài được kết cấu gồm ba chương :
    Chương 1 : Tổng quan về mô hình công ty mẹ- con : 14 trang
    Chương 2 : Đánh giá hoạt động các Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam : 22 trang
    Chương 3 : Giải pháp phát triển mô hình công ty mẹ –con trong quá trình hội nhập
    kinh tế quốc tế - Điển hình ở Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam : 26 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...