Luận Văn Phát triển marketing mục tiêu với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho sở giao dịch VCB

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển marketing mục tiêu vớidoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho sở giao dịch VCB

    Lời nói đầu

    Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hơn 20 thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng. Qua thời gian đó chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế đã mang lại cho đất nước chúng ta những cơ hội giao lưu với nền kinh tế thế giới, từ đó đạt được những bước phát triển đáng ghi nhận.
    Sự phát triển nhanh của nền kinh tế kéo theo sự thay cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Nếu như trước đây, công cụ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sử dụng thành công trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, tuy nhiên khi chúng ta tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc thì công cụ này trở nên lạc hậu và không còn phù hợp. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi có sự thay đổi trong công tác marketing mục tiêu của các doanh nghiệp, các ngân hàng. Trong sự cạnh tranh khốc liệt như vậy, các doanh nghiệp không thể tự mình đáp ứng được hết nhu cầu của thị trường mà phải chọn cho mình những đoạn thị trường phù hợp với năng lực, thế mạnh của mình. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với ngành ngân hàng thì công tác xác định marketing mục tiêu đang là vấn đề mang tính sống còn. Trước xu hướng toàn cầu hóa trên toàn thế giới, ngành ngân hàng nói chung và kinh tế Việt Nam phải trang bị hành trang cho mình để sẵn sàng hội nhập.Trong bối cảnh gia nhập WTO, Việt Nam đã hoàn thành bước cuối cùng để tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Sự hội nhập và phát triển của đất nước kéo theo sự phát triển của hệ thống tài chính, các NHTMCP, NHQD và các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính khác. Sự cạnh tranh trong khối này là rất gay gắt. Vì vậy việc xây dựng một chiến lược marketing mục tiêu phù hợp là rất quan trọng.
    Tuy vậy, thực tế ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp còn bị hạn chế trong việc hoạch định chiến lược marketing mục tiêu nên chưa xây dựng được các chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh, hữu hiệu và chưa có những phương pháp đủ tin cậy để lựa chọn chiến lược sản phẩm thích hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tồn tại điều này có nhiều lý do, cả về khách quan lẫn chủ quan. Trong thời gian thực tập tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương, qua khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương, tôi nhận thấy còn có một số vấn đề cần được hoàn thiện hơn trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại sở giao dịch. Vì vậy, tôi đã lựa chọn nghiên cứu về hoạt động Marketing mục tiêu cho Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương với mong muốn đóng góp một phần nhỏ thiết thực cho Ngân hàng và cũng là những kinh nghiệm thực tế cần thiết cho bản thân sau khi ra trường. Tuy nhiên, do năng lực nghiên cứu của bản thân còn có nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên tôi xin thu hẹp phạm vi của đề tài thành: “Phát triển marketing mục tiêu với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho sở giao dịch VCB” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    Mục đích nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về marketing mục tiêu trong TMQT
    - Đánh giá thực trạng của hoạt động marketing mục tiêu với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại SGD Vietcombank. Từ đó phát hiện những ưu điểm cũng như những điểm còn hạn chế của SGD trong hoạt động này.
    - Đề xuất những giải pháp để phát triển hoạt động marketing mục tiêu với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho SGD. Đồng thời, kiến nghị với Nhà nước về việc quản lý vĩ mô đối với hoạt động ngân hàng, ban hành các luật, chính sách để điều chỉnh thị trường hoạt động một cách ổn định.
    Đối tượng nghiên cứu
    Giới hạn nghiên cứu:
    - Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
    - Hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
    - Các đề xuất trong đề tài này có chiến lược đến năm 2012 và tầm nhìn đến năm 2015
    Đối tượng nghiên cứu:
    - Các hoạt động marketing mục tiêu của Sở giao dịch từ năm 2004 – 2007
    Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp luận: dựa trên chủ nghĩa Mác – Lê nin và đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
    - Phương pháp tiếp cận: phương pháp hệ thống, phương pháp logic
    - Phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích, thống kê, diễn dịch
    Bố cục của luận văn
    Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Một số lý luận cơ bản về marketing mục tiêu của công ty kinh doanh trong Thương mại quốc tế.
    Chương 2: Thực trạng của hoạt động marketing mục tiêu với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho Sở giao dịch VCB
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện marketing mục tiêu với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho Sở giao dịch VCB

    Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY KINH DOANH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 1
    1.1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING MỤC TIÊU TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 4
    1.1.1- Khái niệm Marketing mục tiêu. 4
    1.1.2- Vai trò của Marketing mục tiêu trong Thương mại quốc tế. 4
    1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MARKETING MỤC TIÊU ĐỐI VỚI CÔNG TY KINH DOANH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 5
    1.2.1 Đo lường dự báo cầu thị trường. 5
    1.2.2- Lựa chọn thị trường mục tiêu. 13
    1.2.3 Định vị thị trường. 20
    1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ HIỆU LỰC CỦA MARKETING MỤC TIÊU TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 24
    1.3.1 Uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. 24
    1.3.2 Lợi nhuận. 25
    1.3.3 Thị phần của doanh nghiệp trong thị trường. 25
    Chương 2: Thực trạng của hoạt động marketing mục tiêu đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương. 26
    2.1 Khái quát tình hình tổ chức hoạt động của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 26
    2.1.1 Quá trình hình thành Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 26
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. 28
    2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chính của Sở giao dịch. 29
    2.2.Thực trạng của hoạt động marketing mục tiêu đối với khách hàng là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 31
    2.2.1 Thực trạng của hoạt động nghiên cứu thị trường của Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 31
    2.2.2 Thực trạng của hoạt động phân đoạn thị trường khách hàng là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 34
    2.2.3 Thực trạng hoạt động định mục tiêu và lựa chọn đoạn thị trường trọng điểm đối với khách hàng là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 37
    2.2.4.Định vị sản phẩm – thị trường, hình ảnh, thương hiệu của sở giao dịch với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 39
    2.3. Đánh giá chung. 42
    2.3.1. Ưu điểm và những hạn chế. 42
    2.3.2. Nguyên nhân. 44
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện marketing mục tiêu tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 47
    3.1 Dự báo thị trường và phương hướng kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới. 47
    3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường, dự báo thị trường 47
    3.1.2 Cơ hội và thách thức. 48
    3.1.3 Mục tiêu chiến lược và định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới 50
    3.2 Các giải pháp hoàn thiện marketing mục tiêu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 50
    3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường. 52
    3.2.2 Đề xuất hoàn thiện phân đoạn thị trường. 56
    3.2.4 Biện pháp phát triển định vị trên thị trường mục tiêu. 59
    3.2.5 Một số giải pháp khác. 62
    3.3 Một số giải pháp và kiến nghị vĩ mô. 63
    3.3.1 Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 63
    3.3.2 Một số kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước. 64
    3.3.3 Một số kiến nghị đối với VCB. 64
     
Đang tải...