Thạc Sĩ Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng, mạng lưới bán lẻ truyền thống đã tồn tại và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các loại hình cơ bản như chợ, cửa hàng, cửa hiệu, sạp hàng Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các loại hình bán lẻ truyền thống tồn tại là phổ biến. Chợ truyền thống là loại hình bán lẻ có lịch sử phát triển lâu đời nhất, phổ biến nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, nhất là ở khu vực nông thôn của tỉnh. Bên cạnh mạng lưới chợ, loại hình bán lẻ truyền thống khác cũng khá phát triển là các cửa hàng, cửa hiệu nhỏ.
    Cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, thị trường bán lẻ đã có nhiều thay đổi sâu sắc. Với sự xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thay vào đó là cơ chế thị trường, thị trường bán lẻ Việt Nam đã thực sự thể hiện được vai trò của mình là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và góp phần thúc đẩy sản xuất. Cùng với đó là sự đa dạng về loại hình phân phối bán lẻ, bên cạnh những loại hình bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng bán lẻ truyền thống, các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, đã được hình thành và phát triển làm thay đổi dần thói quen tiêu dùng của người dân và đưa lại diện mạo mới cho ngành thương mại của đất nước.
    Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các loại hình bán lẻ hiện đại đã xuất hiện và không ngừng phát triển. Sự ra đời của các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sự cạnh tranh sôi động trên thị trường bán lẻ. Điều này đã tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong tỉnh được hưởng nhiều tiện ích, có thêm nhiều lựa chọn khi thực hiện mua sắm. Không những mua được sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm, giá cả ưu đãi, người tiêu dùng còn được hưởng nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, . Bên cạnh đó, người dân trong tỉnh cũng bắt đầu được làm quen với phương thức mua sắm hiện đại, chất lượng dịch vụ cao từ khâu tiếp thị, tư vấn bán hàng đến chính sách sau bán hàng đều được quan tâm và chuyên nghiệp; không gian, môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm, . Mặt khác, các các đơn vị sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh cũng có cơ hội thực hiện quảng bá, tiêu thụ những sản phẩm thế mạnh, đặc sản của địa phương qua các loại hình bán lẻ hiện đại này.
    Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại ở tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh cả nước đang thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập với khu vực và thế giới là một đòi hỏi thực tế khách quan. Với sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là mức tăng của tiêu dùng và quá trình đô thị hoá của tỉnh Phú Thọ, cùng với triển vọng đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của các thành phần kinh tế vào địa bàn tỉnh đặt ra yêu cầu cần phát triển đầy đủ, ổn định và hài hoà mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, để phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại tại địa bàn tỉnh Phú Thọ phải có những điều kiện tiên quyết cho các loại hình bán lẻ hiện đại hình thành và lớn mạnh. Với lý do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp nhằm phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại của một tỉnh;
    - Đánh giá thực trạng các điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2013;
    - Xây dựng quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều kiện để mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát triển.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về thời gian: Đánh giá các điều kiện phát triển các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 đến 2013 và đề xuất các giải pháp cho thời kỳ đến năm 2020.
    - Phạm vi về không gian: Địa bàn tỉnh Phú Thọ trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hà Nội .
    - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các điều kiện để phát triển mạng lưới các cơ sở bản lẻ hàng hóa hiện đại (tập trung chủ yếu vào phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi)
    LUA
     
Đang tải...