Tiến Sĩ Phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á - bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 28/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG BIỂU 1
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ 2
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Luận án 3
    3. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của Luận án 10
    3.1. Mục đích nghiên cứu 10
    3.2. Câu hỏi nghiên cứu 10
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
    4.1. Đối tượng nghiên cứu 11
    4.2. Phạm vi nghiên cứu 11
    5. Phương pháp nghiên cứu 12
    6. Đóng góp mới của Luận án 12
    7. Kết cấu nội dung Luận án 13
    CHƯƠNG 1 14
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS 14
    VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS QUỐC GIA
    14
    1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics 14
    1.1.1. Nguồn gốc và bản chất của logistics trong lĩnh vực kinh tế 14
    1.1.2. Khái niệm logistics 15
    1.1.3. Các hoạt động logistics chủ yếu 20
    1.1.4. Vai trò của logistics 26
    1.1.5. Phân loại logistics 33
    1.2. Sự hình thành và phát triển ngành dịch vụ logistics trong nền kinh tế 35
    1.3. Phát triển logistics quốc gia 38
    1.3.1. Các yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia 38
    1.3.2. Nội dung phát triển logistics quốc gia 40
    1.3.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển logistics quốc gia 45
    1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển logistics quốc gia 51
    CHƯƠNG 2 55
    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở SINGAPORE, MALAYSIA VÀ THÁI LAN
    55
    2.1. Thực trạng phát triển logistics ở Singapore 55
    2.1.1. Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu 55
    2.1.2. Tình hình phát triển logistics ở Singapore 56
    2.2. Thực trạng phát triển logistics ở Malaysia 69
    2.2.1. Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu 69
    2.2.2. Tình hình phát triển logistics ở Malaysia 71
    2.3. Thực trạng phát triển logistics ở Thái Lan 85
    2.3.1. Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu 85
    2.3.2. Tình hình phát triển logistics ở Thái Lan 86
    2.4. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong phát triển logistics tại Singapore, Malaysia và Thái Lan 102
    2.4.1. Trường hợp Singapore 102
    2.4.2. Trường hợp Malaysia 105
    2.4.3. Trường hợp Thái Lan 110
    CHƯƠNG 3 113
    BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM
    113
    3.1. Thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam 113
    3.1.1. Hạ tầng cơ sở logistics 114
    3.1.2. Khung thể chế logistics 121
    3.1.3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 124
    3.1.4. Người sử dụng dịch vụ logistics 125
    3.1.5. Đánh giá chung 127
    3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển logistics của Singapore, Malaysia, Thái Lan 130
    3.2.1. Nhận thức đúng về vai trò của logistics trong phát triển kinh tế 130
    3.2.2. Xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở vật chất 132
    3.2.3. Phát triển hạ tầng cơ sở vật chất phải đi đôi với phát triển hạ tầng công nghệ thông tin 135
    3.2.4. Xây dựng khung thể chế thuận lợi cho logistics 136
    3.2.5. Phát triển logistics quốc gia thông qua phát triển thị trường dịch vụ logistics, phát triển nguồn cung và cầu logistics trong nền kinh tế 138
    3.2.6. Lựa chọn phương hướng và lộ trình phát triển dựa trên điều kiện và năng lực kinh tế quốc gia 140
    3.2.7. Có kế hoạch đầu tư phát triển theo từng giai đoạn phù hợp có tính đến sự phát triển dài hạn 141
    3.2.8. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển logistics 142
    3.2.9. Chính phủ cần nắm vai trò chủ đạo trong việc phát triển các nội dụng quan trọng liên quan đến sự phát triển logistics 142
    3.3. Định hướng phát triển logistics ở Việt Nam 143
    3.4. Một số đề xuất nhằm phát triển logistics ở Việt Nam 146
    3.4.1. Nhóm đề xuất liên quan đến phát huy vai trò của Chính phủ 146
    3.4.1.1. Đổi mới tư duy của Chính phủ và các nhóm đối tượng tham gia hoạt động logistics, tăng cường vai trò của Chính phủ 146
    3.4.1.2. Lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực con người và vật chất cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển logistics 147
    3.4.2. Nhóm đề xuất liên quan đến phát triển hạ tầng cơ sở logistics 149
    3.4.2.1. Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở về giao thông vận tải 149
    3.4.2.2. Đầu tư và khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin 153
    3.4.3. Nhóm đề xuất liên quan đến xây dựng, điều chỉnh khung thể chế nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho logistics phát triển 154
    3.4.3.1. Xây dựng khung thể chế pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics thống nhất 154
    3.4.3.2. Hiện đại hóa hải quan và các thủ tục thông quan khác 155
    3.4.3.3. Ban hành chính sách ưu đãi để thúc đẩy đầu tư vào logistics 157
    3.4.4. Các đề xuất khác 157
    KẾT LUẬN 160
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
    PHỤ LỤC 173
    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tàiLogistics là hoạt động tối ưu hóa việc lưu trữ, vận chuyển hai chiều các tài nguyên (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa), tài chính, thông tin . từ nơi cung cấp đến kho chứa, qua các khâu của quá trình sản xuất, các nhà xưởng, các xí nghiệp, kho bãi, người bán buôn, người bán lẻ và đến người tiêu dùng. Thực chất logistics là các hoạt động phục vụ cho quá trình sản xuất vàlưu thông hàng hóa, ra đời và gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp từ hàng trăm năm nay. Logisticsngày càng phát triển với trình độ cao hơn, gồm nhiều hoạt động đa dạng hơn, phức tạp hơn, được chuyên môn hóa thành một ngành dịch vụ độc lập và nổi lên như là một vấn đề mới của nền kinh tế thế giới thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp và các chính phủ từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX cho đến nay.
    Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm 10% - 15% GDP ở hầu hết các nước tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. Vì vậy, cải thiện hiệu quả hoạt động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia. Phát triển hệ thống logistics sẽ đảm bảo giải quyết hợp lý các vấn đề về giao thông vận tải, dịch vụ kho bãi, trung chuyển, hệ thống kiểm soát giá cả và tăng khả năng cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế.
    Đối với doanh nghiệp, logistics giúp các nhà sản xuất tối ưu hóa mọi thao tác để tiết kiệm nguồn lực, chi phí và thời gian. Hơn nữa, trong quá trình cạnh tranh giữa những người sản xuất, khi máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và phổ cập, người có chi phí cho hoạt động logistics thấp nhất và thỏa mãn được nhu cầu khách hàng nhanh nhất sẽ là người chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Đặc biệt, trong quá trình toàn cầu hóa, việc sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm có liên quan đến nhiều quốc gia xa cách về không gian và thời gian đã làm cho quá trình sản xuất và sự vận động của hàng hóa trở nên phong phú và phức tạp hơn thì hoạt động logistics càng trở nên quan trọng, nó trở thành mối liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu.Vì thế, các nhà quản lý coi logistics như là một công cụ, phương tiện để kết nối hiệu quả các lĩnh vực khác khau trong chiến lược của doanh nghiệp.
    Từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã chủ động và tích cực từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam nhưng nó cũng tạo ra rất nhiều thách thức. Với áp lực cạnh tranh ngày cànggay gắt, không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn ngay cả trên sân nhà. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế, cắt giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, Việt Nam cần phải khai thác và phát triển logistics.
    Tuy nhiên, logistics còn là lĩnh vực khá mới mẻ đối với Việt Nam: những công ty có tên gọi Logistics mới chỉ xuất hiện vào năm 2007 và ngay cả cách hiểu về logistics vẫn còn chưa thống nhất. Hoạt động logistics chưa hiệu quả, nhiều bất cập và dịch vụ logistics mới phát triển ở trình độ thấp. Trong khi chi phí logistics so với GDP của Mỹ chỉ là 7,7%; của Singapore là 8%; các nước châu Âu khoảng 10%; Nhật – 11%; Trung Quốc – 18%, thì của Việt Nam chiếm tới 25% GDP [14,tr.86], là một tỉ lệ quá cao. Chi phí logistics cao là một nguyên nhân quan trọng làm giảm sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nói riêng và cản trở tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam, nói chung. Bởi vậy, nếu không chú trọng phát triển logistics, Việt Nam sẽ không chỉ tổn thất về lợi ích kinh tế mà các ngành sản xuất trong nước còn có nguy cơ khó có thể tồn tại, phát triển khi sản phẩm trong nước không thể cạnh tranh với sản phẩm của các công ty nước ngoài. Vì vậy, bài toán xây dựng và phát triển hệ thống logistics ở Việt Nam thực sự cần có lời giải đáp. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, do đó, lời giải cho bài toán này dường như vẫn còn bỏ ngỏ.
    Muốn có giải pháp xác đáng, tối ưu cho bài toán trên, ngoài việc nghiên cứu thực trạng phát triển của logistics ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế, những vấn đề còn tồn tại để khắc phục, Việt Nam cần phải tham khảo kinh nghiệm phát triển logistics của những nước đi trước, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN- là những quốc gia không chỉ có nhiều nét tương đồng mà còn có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển logistics ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và toàn cầu. Đề tài lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển logistics ở Singapore, Malaysia và Thái Lan, là những nước có sự phát triển logistics khá đa dạng và ở các nấc thang phát triển khác nhau từ kiến tạo đến hoàn thiện và phát triển bền vững. Việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển logistics từ các quốc gia này có thể giúp Việt Nam có được định hướng và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển logistics quốc gia trong quá trình mở cửa nền kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề Phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Namlàm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
     
Đang tải...