1. Tính cấp thiết của đề tài luận án. Những năm gần đây, đường lối đổi mới của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đã động viên, khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Tuy nhiên, tiềm năng trong dân vẫn còn nhiều, nhưng chưa thật sự mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để huy động, khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn lực trong dân cho phát triển công nghiệp là việc làm cần thiết và cấp bách, làm sao để người dân mạnh dạn hơn nữa trong việc bỏ vốn, công sức và trí tuệ đầu tư vào sản xuất công nghiệp, qua đó góp phần đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra giải pháp phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp, huy động nguồn lực trong dân vào phát triển công nghiệp là một đòi hỏi thiết yếu của thực tiễn. Xuất phát từ lý do đó, tác giả luận án đã chọn đề tài “Phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam” để tập trung nghiên cứu. 2. Khái quát lịch sử nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam trên nhiều giác độ khác nhau như quy mô, phân bố, vốn, lao động, loại hình, kết quả và hiệu quả kinh doanh. 3.2. Phạm vi nghiêm cứu: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong ngành công nghiệp Việt Nam và tập trung vào giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007. 2 4. Mục đích nghiên cứu của luận án. Luận án tập trung nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hỗ trợ tổng thể trên phương diện vĩ mô nhằm phát triển doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam nói riêng, cũng như hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, thống kê và phương pháp thực chứng thông qua các công cụ tổng hợp, so sánh cùng với việc tham vấn ý kiến của các doanh nhân, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia. 6. Đóng góp khoa học của Luận án. - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam. - Đánh giá thực trạng hoạt động, chính sách, pháp luật của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp phát triển và hiệu quả của nó đối với sự phát triển doanh nghiệp. - Đề xuất giải pháp phát triển toàn diện và có hiệu quả hơn nữa loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam. 7. Nội dung và kết cấu của luận án. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp. Chương 2: Thực trạng phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam.