Thạc Sĩ Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ðOAN . ii
    LỜI CẢM ƠN iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    PHẦN I: MỞ ðẦU . 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI 2
    2.1. Mục tiêu chung . 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể 3
    2.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
    PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
    LÀNG NGHỀ . 5
    2.1 Cơ sở lý luận . 5
    2.1.1 Một số khái niệm liên quan ñến ñề tài 5
    2.1.2 Lý thuyết về sự phát triển nói chung và pháttriển làng nghề
    nói riêng 9
    2.1.3 Tầm quan trọng phát triển làng nghề nói chung và phát triển
    làng nghề huyện Gia Bình nói riêng . 11
    2.1.4 Tác ñộng của phát triển làng nghề 18
    2.1.5 Nội dung cơ bản của phát triển làng nghề 19
    2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển làng nghề . 21
    2.2 Cơ sở thực tiễn 24
    2.2.1 Thực tiễn phát triển làng nghề ở Việt Nam 24
    2.2.2 Thực tiễn phát triển làng nghề trên thế giới 28
    2.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn . 31
    PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35
    3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 35
    3.1.1 ðặc ñiểm về tự nhiên của huyện Gia Bình . 35
    3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội huyện Gia Bình . 36
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 45
    3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 45
    3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 46
    3.3 Một số chỉ tiêu phản ánh phát triển làng nghề truyền thống 47
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
    4.1 Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ởhuyện Gia Bình
    - tỉnh Bắc Ninh 49
    4.1.1 Lịch sử hình thành các làng nghề truyền thống 49
    4.1.2 Thực trạng phát triển làng nghề truyền thốngở làng nghề ñiều tra 51
    4.1.3 ðóng góp ngân sách Nhà nước của các làng nghề trên ñịa bàn
    huyện Gia Bình . 81
    4.1.4 Những vấn ñề xã hội liên quan . 82
    4.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng ñến phát triển làng nghề . 84
    4.3 ðánh giá chung . 86
    4.4 ðịnh hướng phát triển làng nghề 89
    4.4.1 Các quan ñiểm về phát triển làng nghề . 89
    4.4.2 ðịnh hướng phát triển làng nghề 90
    4.5 Giải pháp chủ yếu thúc ñẩy phát triển nghề trên ñịa bàn huyện
    Gia Bình 91
    4.5.1 Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước . 91
    4.5.2 Giải pháp từ các cơ sở sản xuất trong làng nghề 93
    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
    5.1 Kết luận . 98
    5.2 ðề xuất, kiến nghị . 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 103
    PHỤ LỤC 105

    PHẦN I: MỞ ðẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
    Làng nghề truyền thống ở nước ta ñã có từ lâu ñời với nhiều làng nghề
    nổi tiếng trong và ngoài nước. Cùng với các làng nghề truyền thống các làng
    nghề mới cũng xuất hiện. Trong ñiều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các
    làng nghề có vị trí ñặc biệt quan trọng, chúng là một bộ phận cơ bản của công
    nghiệp nông thôn. Phát triển các làng nghề tạo ñiềukiện ñể khai thác sử dụng
    các nguồn lực khan hiếm có hiệu quả, thu hút nhiều lao ñộng, góp phần tích
    cực vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xây dựng nông thôn mới có
    khả năng thu hút nhiều lao ñộng góp phần tích cực vào việc giải quyết việc
    làm tăng thu nhập cho người lao ñộng nhất là ở vùngnông thôn.
    Huyện Gia Bình là ñịa phương có nhiều làng nghề, trong những năm qua
    làng nghề của ñịa phương luôn ñược các cấp các ngành quan tâm tạo ñiều
    kiện phát triển. Làng nghề phát triển ñã góp phần tăng trưởng kinh tế bình
    quân giai ñoạn 2006 – 2010 kinh tế huyện Gia Bình tăng trưởng 9,9%, trong
    ñó nông – lâm – ngư nghiệp tăng 5,7%; công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp
    (CN – TTCN) tăng 16,5%; dịch vụ tăng 15,7%; giá trịsản xuất CN-TTCN
    năm 2010 ñạt 1.445 tỷ ñồng tăng 14,5% so với năm 2005 (bình quân tăng
    19,3%) thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng
    sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
    Năm 2010 tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp 37,9% giảm 5,9% so với năm
    2005; CN- TTCN 32,1% tăng 11,4% so với năm 2005; dịch vụ 30% tăng
    5,7% so với năm 2005, ñóng góp rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc
    làm, cải thiện ñời sống cho hàng vạn lao ñộng nông thôn.
    Tuy nhiên, tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của các làng nghề
    trên ñịa bàn huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh chưa ñượckhai thác hiệu quả.
    Kinh tế tuy ñạt tăng trưởng, song chưa ñảm bảo pháttriển bền vững; Phát
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    2
    triển sản xuất của các làng nghề trên ñịa bàn huyệnGia Bình ñang ñứng trước
    nhiều khó khăn trong việc duy trì sự phát triển sảnxuất như nguồn vốn hạn
    hẹp, công nghệ, thiết bị thô sơ, trình ñộ tay nghề của lao ñộng cũng như năng
    lực quản lý của chủ cơ sở còn hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn
    ñịnh Môi trường sản xuất kinh doanh ñang bị ô nhiễm, dịch vụ sản xuất
    không ñồng bộ
    Trong xu thế toàn cầu hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
    học công nghệ, làng nghề của huyện có những cơ hội ñể phát triển, song cũng
    ñứng trước không ít khó khăn, thách thức mới. Tháchthức lớn nhất là sức ép
    cạnh tranh khốc liệt với nhiều hàng hoá của các nước có trình ñộ công nghệ
    cao, kiểu dáng mẫu mã ña dạng, chất lượng cao, giá thành hạ Do vậy, nếu
    không ñầu tư phát triển, biến thách thức thành cơ hội thì các làng nghề của
    Bắc Ninh nói chung và huyện Gia Bình nói riêng sẽ phải ñối mặt với nhiều
    khó khăn cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
    Vấn ñề ñặt ra lúc này cần phải tổ chức ñánh giá cụthể về thực trạng và
    những ñòi hỏi ñặt ra ñối với làng nghề trên ñịa bànhuyện, trên cơ sở ñó kiến nghị,
    ñề xuất, bổ sung các chủ trương, chính sách và giảipháp cụ thể của ñịa phương
    nhằm tiếp tục thúc ñẩy làng nghề phát triển là mộtviệc làm cần thiết, bởi ñây là
    một trong những yếu tố sống còn ñể tạo môi trường hoàn thiện nhất cho làng nghề
    vừa bảo tồn ñược giá trị văn hoá truyền thống vốn có, ñồng thời nâng cao năng lực
    cạnh tranh của sản phẩm làng nghề trên thị trường trong và ngoài nước.
    ðó chính là lý do tôi chọn ñề tài:
    “Phát triển làng nghề truyền thống trên ñịa bàn huyện Gia Bình -
    tỉnh Bắc Ninh”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI
    2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, ñánh giá thực trạng phát triển làng nghề
    truyền thống trên ñịa bàn huyện Gia Bình - tỉnh BắcNinh, từ ñó ñề xuất một
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    3
    số biện pháp nhằm ñẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống trong thời
    gian tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
    nghề nói chung và phát triển làng nghề truyền thốnghuyện Gia Bình nói
    riêng.
    - ðánh giá thực trạng phát triển và phân tích các y ếu tố ảnh hưởng ñến
    phát triển làng nghề truyền thống trên ñịa bàn huyện Gia Bình.
    - ðề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản ñể phát triển các
    làng nghề truyền thống trên ñịa bàn huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh
    trong thời gian tới.
    2.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.3.1 ðối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu phát triển một số làng nghề truyền thốngtrên ñịa bàn
    huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh, hộ chuyên sản xuất,hộ sản xuất gia
    công, hộ kiêm sản xuất nông nghiệp (NN), hợp tác xã(HTX), Công ty
    trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
    2.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: ðề tài tập trung ñi sâu vào nghiên cứu thực trạng
    và giải pháp nhằm phát triển một số làng nghề truyền thống trên ñịa bàn
    huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh.
    - Về không gian: ðề tài tập trung nghiên cứu 2 làngnghề truyền
    thống trên ñịa bàn huyện: Làng nghề gò ñúc ñồng ðại Bái, làng nghề tre
    trúc Xuân Lai.
    - Về thời gian: ðề tài thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2008-2010
    và số liệu ñiều tra năm 2010.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    4
    3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    ðăt ra các câu hỏi?
    - Tình hình phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Gia Bình trong
    những năm qua như thế nào ?
    - Lý do nào ảnh hưởng tới sự phát triển ñó? Những thành công, thách
    thức của phát triển làng nghề truyền thống là gì?
    - ðể phát triển làng nghề truyền thống bền vững cầncó những giải pháp
    nào?
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    5
    PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
    LÀNG NGHỀ
    2.1 Cơ sở lý luận
    2.1.1 Một số khái niệm liên quan ñến ñề tài
    2.1.1.1 Làng nghề
    Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu ñời và gắn chặt với nông nghiệp
    và kinh tế nông thôn. Thông thường các làng xã ban ñầu sống chủ yếu dựa vào
    trồng trọt và chăn nuôi có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển của xã
    hội, một số nghề phụ trong các gia ñình ñã phát triển và dần dần hình thành
    làng nghề.Ngày nay, ở nhiều ñịa phương bên cạnh làng nghề truyền thống
    (LNTT) còn có những làng nghề (LN) mới.
    Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về LN cũng như các quy ñịnh
    khác nhau về tiêu chuẩn ñể công nhận LN giữa các ñịa phương trong nước.
    Khái quát chung lại thì LN ñược hiểu là những làng ở nông thôn có một hay
    một số nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao ñộng và tỷ trọng
    thu nhập so với nghề nông.
    Trong quá trình phát triển của kinh tế thị trường, ngày nay LN không bị
    bó hẹp trong phạm vi một làng mà chúng lan toả ra thành nhiều làng, xã, vùng
    cùng sản xuất các ngành nghề thủ công. Mặt khác ngành nghề ở các LN cũng
    ñược mở rộng và phát triển cả về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hoạt
    ñộng dịch vụ phục vụ sản xuất và ñời sống con ngườivới các loại hình sản
    xuất kinh doanh (SXKD) chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Các thành phần kinh
    tế không còn phổ biến là các hộ gia ñình mà ñã ña dạng các thành phần, các tổ
    chức kinh tế như các tổ hợp, hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp tư nhân,
    các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn .
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    6
    Có nhiều ý kiến ñưa ra về khái niệm làng nghề. GiáoSư Trần
    Quốc Vượng ñã ñưa ra khái niệm về làng nghề như sau: “Làng nghề là
    một thiết chế kinh tế- xã hội ở nông thôn, ñược cấuthành bởi hai yếu tố
    làng và nghề, tồn tại trong một không gian ñịa lý n hất ñịnh, trong ñó bao
    gồm nhiều hộ gia ñình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có
    mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa”.
    Xét về mặt ñịnh tính, làng nghề ở nông thôn nước tañược hình
    thành và phát triển do yêu cầu của phân công lao ñộ ng và chuyên môn
    hoá nhằm ñáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự tác ñộng mạnh của nông
    nghiệp và nông thôn Việt Nam với những ñặc trưng của nền văn hoá lúa
    nước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ tự cấp tự túc.
    Xét về mặt ñịnh lượng, làng nghề là những làng ở ñócó số người
    chuyên làm nghề thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập
    từ nghề ñó chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dân số củ a làng. Tiêu chí ñể
    xem xét một cách cụ thể ñối với một làng nghề ñiển hình là:
    - Số hộ chuyên làm một hoặc nhiều nghề thủ công chi ếm từ 40-
    50%
    - Thu nhập từ nghề thủ công chiếm trên 50% tổng giátrị sản lượng
    của làng.
    Tuy nhiên những tiêu chí trên không phải là tuyệt ñối mà chỉ có ý
    nghĩa tương ñối về mặt ñịnh lượng. Bởi vì ở mỗi làng nghề bao giờ cũng
    có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản
    phẩm và số người tham gia vào trong quá trình sản xuất. Do vậy sự phát
    triển của các làng nghề thường khác nhau và có nhữn g biến ñộng khác
    nhau trong từng thời kỳ.
    Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với sự phân
    công lao ñộng ñã phát triển ở mức ñộ cao hơn thì khái niệm làng nghề
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    7
    cũng ñược mở rộng hơn, nó không chỉ bó hẹp ở những làng chỉ có các hộ
    chuyên làm nghề thủ công. ðiều này có thể hiểu dướihai góc ñộ: Thứ
    nhất là, công nghệ sản xuất không hoàn toàn là côngnghệ thủ công như
    trước ñây, mà ở nhiều làng nghề ñã áp dụng công ngh ệ cơ khí và bán cơ
    khí. Thứ hai là, trong các làng nghề khi sản xuất phát triển ở mức ñộ cao
    hơn thì sẽ làm nảy sinh sự phát triển của nhiều nghề khác nhằm phục vụ
    cho nó. Do vậy, xuất hiện nhiều người chuyên làm dịch vụ cung cấp
    nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ và cơ sở sản xuất chuyên
    làm nghề thủ công, từ ñó hình thành và phát triển n hững làng nghề với
    mô hình kết hợp nhiều nghề. Chẳng hạn như ở Ninh Hiệp xuất hiện thêm
    nhiều nghề mới ngoài những nghề truyền thống và dầndần hình thành
    nên một mô hình kết hợp nông- công- thương - dịch vụ.
    Tóm lại, khái niệm làng nghề cần ñược hiểu là một cụm dân cư
    sinh sống trong một làng (thôn, tương ñương thôn) thuộc các xã,
    phường, thị trấn, có hoạt ñộng sản xuất kinh doanh các ngành nghề ở
    từng hộ gia ñình hoặc các cơ sở trong làng, sử dụngcác nguồn lực trong
    và ngoài ñịa phương sản xuất và kinh doanh một hoặcnhiều loại sản
    phẩm khác nhau, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc
    thu nhập chủ yếu của một bộ phận người dân trong là ng ( những làng ở
    nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, lao
    ñộng và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông).
    LN mới ñược hình thành trên cơ sở phát triển lan toả của nghề truyền
    thống, việc truyền nghề, nhận cấy nghề mới sang cáclàng xã khác. Cùng với
    quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá (CNH – HðH)ñất nước và phát triển
    kinh tế thị trường ñã hình thành các LN hiện ñại, SXKD ña dạng, kỹ thuật
    công nghệ hiện ñại. ðó chính là những LN mới ra ñờitrong quá trình CNH -
    HðH nông nghiệp nông thôn.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình. Kinh tế phát triển nông thôn.Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2005
    2. TS Mai Thanh Cúc, TS Quyền ðình Hà (2005). Kinh tế phát triển nông
    thô. NXB Nông nghiệp
    3. TS ðỗ Kim Chung, PGS.PTS Phạm Vân ðình, PTS Trần Văn ðức, PTS
    Quyền ðình Hà (1997). Kinh tế nông nghiệp. NXB nông nghiệp
    Hà Nội
    4. Trần Minh Yến. Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá,
    hiện ñại ho. Nhà xuất bản Khoa học xã hội (2004)
    5. Mai Thế Hởn (1999). Tình hình phát triển làng nghề thủ công truyền
    thống ở một số nước Châu Á- Những kinh nghiệm cần quan tâm
    ñến ñối với Việt Nam. Những vấn ñề kinh tế thế giới
    6. Nguyễn Văn (1995). Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn của
    chính phủ Thái Lan. Quản lý nông nghiệp
    7. Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Sinh Cúc, Hoàng Vĩnh Lê(1998). Thực trạng
    công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp nông thônViệt Nam.
    NXB Thống kế Hà Nội
    8. Nguyễn Văn ðại, Trần văn Luận(1997). Tạo việc làm thông qua khôi
    phục và phát triển Làng nghề truyền thống. NXB nông nghiệp,
    Hà Nội
    9. Dương Bá Phượng (2001). Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá
    trình công nghiệp hoá. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội
    10. http://WWW.bacninh.gov.vn
    11. Nguyễn Trí Dĩnh chủ nhiệm (2005). Những giải pháp nhằm phát triển LN
    ở một số tỉnh ñồng bằng Sông Hồng. ðề tài nghiên cứu khoa học
    cấp Bộ, Hà Nội.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    104
    12. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam(2003). Thực trạng và
    giải pháp nhằm phát triển LN tỉnh Bắc Ninh. Kỷ yếu hội thảo khoa
    học, Hà Nội.
    13. Niên gián thống kê huyện Gia Bình 2005 – 2009
    14. Nghị quyết Tỉnh uỷ số 16/NQ-TU (2009). ðề án phát triển ngành nghề
    phi nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
    15. Nghị quyết ðại Hội ðảng Bộ tỉnh Bắc Ninh năm 2010
    16. Nguyễn Như Chung. Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc ñẩy phát
    triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai ñoạn từ 1997 ñến nay - Thực
    trạng, kinh nghiệm và giải pháp. Luận án Tiến sĩ năm 2009 trường
    ðại học Kinh tế quốc dân.
    17. Sở Công thương Bắc Ninh (2011). Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh
    Bắc Ninh giai ñoạn 2011 – 2020 tầm nhìn ñến 2030.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...