Luận Văn Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hoá nông thôn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Công nghiệp hoá (CNH) nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong
    quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển làng nghề là
    một nội dung của công nghiệp hoá nông thôn.
    Tỉnh Bắc Ninh có nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống. Sự
    phát triển của làng nghề ở Bắc Ninh đã đóng góp tích cực đối với phát triển
    kinh tế - xã hội của tỉnh: thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,
    giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy
    nhiên, có nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết như vấn đề môi trường, vốn
    cho sản xuất, thị trường tiêu thụ, khả năng áp dụng công nghệ, .
    Các công trình nghiên cứu về làng nghề nước ta khá phong phú. Tuy
    nhiên, do mục đích riêng, chưa có công trình nghiên cứu nào về làng nghề
    từ góc độ địa lý kinh tế - xã hội, nhất là các làng nghề giới hạn trong phạm
    vi một tỉnh. Với lý do trên, tác giả đã thực hiện đề tài “Phát triển làng
    nghề ở Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hóa nông thôn”.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
    làng nghề trên thế giới và Việt Nam, luận án đánh giá thực trạng và xu
    hướng phát triển của làng nghề Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. Từ đó
    đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát
    triển các làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng CNH nông thôn.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tổng quan một số vấn đề lý luận về làng nghề và vai trò của làng
    nghề trong quá trình CNH nông thôn;
    - Phân tích, đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến nghề và làng
    nghề Bắc Ninh;
    - Đánh giá hiện trạng phát triển và những vấn đề tồn tại cần khắc phục
    của làng nghề Bắc Ninh trong giai đoạn CNH nông thôn hiện nay;
    - Đề xuất định hướng và đưa ra một số giải pháp thực hiện phát triển
    làng nghề Bắc Ninh theo hướng CNH nông thôn.
    2.3. Giới hạn nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là các làng nghề thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
    2
    - Về thời gian nghiên cứu: từ 1997 - 2007 (10 năm tái thành lập tỉnh
    Bắc Ninh).
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    3.1. Trên thế giới
    Khi nghiên cứu về mô hình công nghiệp hoá, Hymer và Stephen
    Resnick (1969) đã chú ý đến nhiều ngành công nghiệp xuất phát từ nông
    thôn, chủ yếu sử dụng công nghệ thủ công và sản xuất ra những nhu yếu
    phẩm, gọi là sản phẩm công nghiệp truyền thống ở nông thôn [116].
    Ranis, Gustav và Frances Stewart (1993) cho rằng ở nông thôn có thể
    phát triển những ngành công nghiệp mới, dùng công nghệ và phương pháp
    sản xuất hiện đại, sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng tốt, có tính
    cạnh tranh, được gọi là những sản phẩm công nghiệp hiện đại ở nông thôn.
    Ranis, Gustav và Frances Stewart (1993) cũng cho rằng để phát triển
    công nghiệp nông thôn cần có các yếu tố cơ bản là vốn, thông tin và tổ
    chức [123].
    Về vốn cho sản xuất công nghiệp ở nông thôn, Lin, Justin Yifu và
    Yang Yao (2001) và nhiều nghiên cứu khác cho thấy: vốn tích luỹ từ nội
    bộ khu vực nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng. Andrew D. Foster, Mark
    R. Rosenzweig (2003) cho rằng việc luân chuyển và mở rộng vốn sẽ làm
    gia tăng thu nhập ở khu vực nông thôn. Yang Yao (1998), đã đề cập đến
    các vấn đề về cạnh tranh trong thị trường lao động trong quá trình phát
    triển công nghiệp nông thôn [124].
    Theo Susan H.Whiting (2000), Lin, Justin Yifu, Yang Yao (2001) và
    nhiều nhà nghiên cứu khác, chính sách của chính phủ luôn chiếm vị trí đặc
    biệt đối với sự phát triển của công nghiệp nông thôn [120,121, 127].
    3.2. ở Việt Nam
    Sự nghiên cứu về ngành nghề ở nông thôn đã được bắt đầu từ rất sớm.
    “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi thế kỷ XV, “Hoàng Việt dư địa chí” của
    Phan Huy Chú đầu thế kỷ XIX, . đều có mục thổ sản nói về các sản phẩm
    thủ công nghiệp [32].
    Công trình nghiên cứu của Pierre Gourou (1936) mang tên: “Người
    nông dân đồng bằng Bắc Kỳ” đã phân tích khá kỹ càng vai trò của việc
    phát triển ngành nghề tiểu thủ công [56, 64].
    Có khá nhiều các cuộc điều tra, nghiên cứu về làng nghề được công bố
    như "Số liệu điều tra về thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống"
    của Bộ Lao động - Thương Binh - Xã hội năm 1995; Kỷ yếu “Hội thảo
    3
    Quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam” do
    Bộ Công nghiệp tổ chức vào tháng 8/1996.
    Một số nghiên cứu khác mang tính tổng hợp các khía cạnh văn hoá -
    kinh tế - xã hội - môi trường của làng nghề như: Từ điển phổ thông ngành
    nghề truyền thống Việt Nam của Phan Ngọc Liên; Bảo tồn và phát triển
    các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá của Dương Bá Phượng;
    Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam của Bùi Văn Vượng,
    Đã có một số các đề tài về khảo sát, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi
    trường một số làng nghề, đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, cải
    thiện và quản lý môi trường do Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
    (Đại học Bách khoa Hà Nội) thực hiện [9, 22, 23].
    Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều tra và công bố kết quả tổng điều
    tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2001 và năm 2006, trong đó
    có nhiều thông tin về các làng nghề.
    4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    Luận án đã vận dụng các quan điểm chủ yếu sau: quan điểm lịch sử
    viễn cảnh, quan điểm tổng hơp - lãnh thổ, quan điểm phát triển bền vững.
    Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả luận án đã sử dụng các
    phương pháp: Thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu, phương pháp nghiên
    cứu thực địa, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê,
    phương pháp bản đồ, phương pháp chuyên gia.
    5. Những đóng góp của luận án
    - Tổng hợp và đúc rút những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
    liên quan đến phát triển làng nghề.
    - Phân tích làm rõ các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển làng
    nghề tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt đã đánh giá bước đầu hiệu quả kinh tế - xã hội
    và những vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường đối với sự phát triển làng
    nghề của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
    - Cung cấp những luận cứ khoa học, đinh hướng và giải pháp cho việc
    phát triển mạnh mẽ các làng nghề ở Bắc Ninh trong những năm tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...