Tiến Sĩ Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học
    Định dạng file word dài 206 trang


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu
    1.2. Cơ sở khoa học của tự học
    1.3. Hoạt động tự học trong một số phương pháp dạy học tích cực
    1.4. Quan niệm về học, tự học
    1.5. Kỹ năng tự học Toán
    1.5.1. Kỹ năng và năng lực
    1.5.2. Hệ thống kỹ năng tự học Toán
    1.6. Đánh giá mức độ kỹ năng tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm
    Tiểu học
    1.6.1. Biểu hiện kỹ năng tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
    1.6.2. Tiêu chí đánh giá mức độ kỹ năng tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
    1.6.3. Các mức độ kỹ năng tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm
    Tiểu học
    1.7. Quy trình tổ chức rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
    1.8. Khảo sát thực trạng kỹ năng tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm
    Tiểu học
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
    Chương 2: NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC TOÁN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC
    2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
    2.2. Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
    2.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng động cơ tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
    2.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
    2.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng và vận dụng tình huống tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
    2.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo các tình huống tự học Toán
    2.2.5. Biện pháp 5 : Tổ chức seminar kiến thức Toán học cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
    2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và điều kiện thực hiện các biện pháp phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
    2.3.1. Mối quan hệ giữa năm biện pháp được đề xuất trong luận án
    2.3.2. Điều kiện thực hiện năm biện pháp đề xuất trong luận án
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
    3.2. Nội dung và quy trình tiến hành thực nghiệm sư phạm
    3.3. Tổ chức thực nghiệm
    3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
    3.4.1. Kết quả mức độ kỹ năng tự học Toán của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
    3.4.2. Kết quả kiến thức đạt được của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 1
    PHỤ LỤC 2
    PHỤ LỤC 3
    PHỤ LỤC 4
    PHỤ LỤC 5
    PHỤ LỤC 6
    PHỤ LỤC 7
    PHỤ LỤC 8
    PHỤ LỤC 9
    PHỤ LỤC 10
    PHỤ LỤC 11
    PHỤ LỤC 12
    PHỤ LỤC 13


    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Yêu cầu của xã hộiĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất, quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá chính là nhân tố con người. Đó là nguồn nhân lực, đồng thời cũng là động lực chủ yếu để Việt Nam phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội cho mục tiêu: “Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển”. Nguồn nhân lực - động lực này cần được phát triển đồng bộ cả về số lượng và chất lượng.
    Thời đại khoa học công nghệ và xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi ở mỗi người phải có những phẩm chất và năng lực mới, nếu không muốn tụt hậu hoặc bị đào thải. Đào tạo những con người có đủ năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang là vấn đề cấp thiết, được Đảng và Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện để thực hiện. Điều 40 của Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (6/2005) chỉ rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện KN thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Để đào tạo những con người mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì các trường đại học cần phải tạo nhanh những giải pháp đột phá để đổi mới phương pháp dạy học.
    Mặt khác, trong thực tiễn đào tạo, chương trình đào tạo ngày càng thêm nhiều môn học mới, nhiều phần kiến thức mới; yêu cầu về chất lượng đào tạo ngày càng cao, trong khi quỹ thời gian đào tạo dành cho mỗi khoá học không thay đổi. Trong thời đại bùng nổ thông tin, kiến thức tăng nhanh. Bài toán thực tế đặt ra là, làm thế nào để chuyển tải cho SV một khối lượng kiến thức lớn trong thời gian có hạn? Phải chăng đó là cần dạy cho SV “cái” và “cách” chủ động tiếp thu kiến thức. “Cái” là những kiến thức cốt lõi, nền tảng, “cách” là cách học, là phương pháp tự học để tiếp thụ đầy đủ, sâu sắc và bền vững kiến thức, đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo và của xã hội.
    1.2. Yêu cầu của sự chuyển đổi từ hình thức đào tạoNghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 của Chính phủ ban hành, nêu rõ: các trường đại học cần “xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để SV tích luỹ kiến thức . ”.
    Hình thức đào tạo niên chế là hình thức được sử dụng phổ biến từ trước tới nay, tạo ra cho người học thói quen thụ động trong tiếp thu kiến thức. Trong giờ học, SV thường chỉ thực hiện 2 thao tác thụ động “nghe” và “chép” là chính. Những nội dung được truyền giảng, thuyết trình trên lớp đều rất mới và do thụ động nên SV chỉ hiểu một cách mơ hồ, không nắm được bản chất cốt lõi của vấn đề, tính khắc họa kiến thức thấp, nên thiếu bền vững. Họ không có nhiều điều kiện phát biểu tranh luận, tham luận để chủ động tiếp thu, khắc họa kiến thức, do đó quen dần với nếp phải nghe giảng xong mới thực hành. Do tiếp thu thụ động nên thực hành thiếu sáng tạo. Thói quen đó đã tồn tại từ rất lâu dưới hình thức đào tạo niên chế.
    Hình thức đào tạo tín chỉ là cách đào tạo mà các trường đại học trên thế giới đang áp dụng. Đó là một trong những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học đại học trong toàn quốc hiện nay của Việt Nam nhằm khắc phục những hạn chế của hình thức đào tạo niên chế, để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo ở đại học, mang đến cho người học không gian tự nghiên cứu, chủ động sáng tạo. Để thực hiện đào tạo theo tín chỉ, các trường phải đổi mới mạnh mẽ việc tổ chức giảng dạy - học tập. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường khâu tổ chức cho SV tự học. Như vậy, để chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ một cách có hiệu quả cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa thói quen “tự học sau” (trong hình thức đào tạo theo niên chế) với yêu cầu cần phải có thói quen và KN “tự học trước, trong và sau khi học trên lớp” theo hệ thống tín chỉ của SV.
    1.3. Yêu cầu bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những KN mềm (soft skills) được hiểu là các KN quan trọng thường xuyên cần thiết được sử dụng trong cuộc sống. “Thực tế nghiên cứu cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những KN mềm họ được trang bị” [100]. Tại các quốc gia phát triển và các trường đại học của các nước đó luôn đặt nhu cầu rèn luyện KN sống lên hàng đầu, với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững bằng nguồn lao động có KN cao, đồng thời tạo ra mức thu nhập cao và sự thành đạt cho mỗi công dân. “Ngân hàng thế giới gọi thế kỷ XXI là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào KN - Skills Based Economy” [100].
    Đối với SV ĐHSPTH, KN mềm đặc biệt cần thiết trong quá trình học tập ở trường đại học, trong cuộc sống và dạy học ở bậc Tiểu học. SV ĐHSPTH được đào tạo để trở thành những người dạy học bậc tiểu học đảm đương vai trò giáo dục định hướng cho “sự nghiệp trồng người”, hình thành và phát triển nhân cách cũng như năng lực của HS giai đoạn đầu đời (từ 6 tuổi đến 10 tuổi), đặt những viên gạch quan trọng có ý nghĩa tiền đề thành đạt cho mỗi sự nghiệp - cuộc đời. Điều khác biệt với SV các ngành sư phạm bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông là họ phải học để dạy nhiều môn học (liên đới, liền kề) thuộc khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Vì vậy, việc chủ động tự đào tạo (đọc sách, nghiên cứu tài liệu, tự trang bị kiến thức và các KN liên quan đến nghề nghiệp) là một việc làm không thể xem nhẹ. Hiện nay, do hình thức đào tạo niên chế truyền thống có nhiều hạn chế, phần nhiều SV ĐHSPTH thụ động trong quá trình học tập, trong đó có những môn học thuộc ngành Toán. Do đó, khi ra trường, SV bộc lộ nhiều thiếu sót, yếu kém, thường phải bồi dưỡng thêm hoặc đào tạo bổ sung.
    Theo chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học, các phân môn Toán học chiếm một số lượng đáng kể, được phân chia khá đều trong các kỳ học của khóa đào tạo (4 năm). Có thể nói, môn Toán có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học. Dạy, học môn Toán góp phần tích cực trong việc rèn luyện và phát triển tư duy logic, phát triển ngôn ngữ chính xác cho SV. Bởi vậy, nếu ý thức được vai trò tự học, có nhiều biện pháp rèn luyện và phát triển KN tự học cho SV ĐHSPTH thông qua môn Toán thì công tác đào tạo sẽ đạt được kết quả kép là vừa phát huy khả năng tự học của SV trong quá trình học tại trường, nâng cao chất lượng, vừa giúp họ có KN tự học sau khi ra trường. Thực tế cho thấy, phần lớn SV ĐHSPTH đều là những người có tiềm năng tự học. Ngay trước khi trở thành SV, họ đã thực hiện một số biện pháp tự học (có hoặc chưa có hướng dẫn của giáo viên). Tuy nhiên, để tiềm năng tự học trở thành KN TH của SV thì đó còn đang là một vấn


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. TIẾNG VIỆT
    [1]. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2002), Tự học của sinh viên, NXB GD.
    [2]. Ăngghen (1971), Biện chứng của tự nhiên, NXB Sự thật, Hà Nội.
    [3]. I. U. Babanxki (1981), Tối ưu hoá quá trình dạy học, Cục đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo dục đào tạo, NXB Hà Nội.
    [4]. Nguyễn Ngọc Bảo (1980), Tổ chức dạy học - Một số vấn đề lý luận dạy học, Tủ sách trường cán bộ quản lý và nghiệp vụ giáo dục .
    [5]. Lê Võ Bình (2006), Sử dụng các bài toán có tính khám phá trong dạy học Hình học ở Trung học cơ sở, Tạp chí Giáo dục, số 142.
    [6]. Lê Võ Bình (2009), Dạy học Hình học các lớp cuối cấp Trung học cơ sở theo hướng bước đầu tiếp cận phương pháp Khám phá, luận án Tiến sỹ.
    [7]. Trần Hồng Cẩm, Cao Văn Đán, Lê Hải Yến (1999), Giải thích thuật ngữ tâm lý - giáo dục học, NXB GD.
    [8]. Chism, Robert Menges, Marilla Svinicki, Claire Ellen Weinstein (2003), Những thủ thuật trong dạy học các chiến lược, nghiên cứu và lý thuyết về dạy học dành cho các người dạy đại học và cao đẳng, NXB GD.
    [9]. Trần Đình Châu (1996), Xây dựng hệ thống bài tập Số học nhằm bồi dưỡng một số yếu tố năng lực toán học cho học sinh khá giỏi đầu cấp trung học cơ sở, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Sư phạm - Tâm lý, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
    [10]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thuỷ (2010), Thiết kế, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới ở môn toán, Tạp chí Giáo dục số 252, tr 37,38.
    [11]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB GD.
    [12]. Nguyễn Hữu Châu (1996), Giải quyết vấn đề và cách phân loại vấn đề trong môn toán ở trường phổ thông, Thông tin khoa học giáo dục số 54, trang 37-41.
    [13]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB GD.
    [14]. Nguyễn Hữu Châu (1999), Trao đổi về dạy học toán nhằm nâng cao tính tích cực hoạt động học tập của học sinh, Thông tin khoa học giáo dục số 55, trang 26.
    [15]. Vũ Quốc Chung (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB GD.
    [16]. Vũ Quốc Chung - Đào Thái Lai - Đỗ Tiến Đạt - Trần Ngọc Lan - Nguyễn Hùng Quang - Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, NXB GD.
    [17]. Hoàng Chúng (1969), Rèn luyện khả năng sáng tạo Toán học ở phổ thông, NXB GD, Hà Nội.
    [18]. Chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ đại học (2009), Lưu hành nội bộ Trường Đại học Hải Phòng.
    [19]. Phạm Khắc Chương (1997), J.A. Comenxki - Ông tổ của nền sư phạm cận đại, NXB GD, Hà Nội.
    [20]. Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học (2000), NXB Đại học Sư phạm, Dự án Việt - Bỉ.
    [21]. Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học đại cương, Viện đại học mở.
    [22]. Đỗ Tiến Đạt (2008), Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học toán ở Tiểu học, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, trang 22,23.
    [23]. Phạm Gia Đức, Bùi Huy Ngọc, Phạm Đức Quang (2007), Giáo trình Phương pháp dạy học các nội dung môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
    [24]. Geoffrey Petty (2003), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thomes.
    [25]. Hans - Joachim Laabs (2002), Tài liệu tập huấn biên soạn sách đào tạo giáo viên Trung học cơ sở trình độ Cao đẳng Sư phạm - Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...