Thạc Sĩ Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NĂM 2014

    MỤC LỤC



    MỞ ĐẦU . 1

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP KẾ
    HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO
    THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 7
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7
    1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài . 7
    1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .11
    1.2. Kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ 14
    1.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ 14
    1.2.2. Kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ 20
    1.2.3. Kỹ năng lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ .30
    1.3. Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào
    tạo theo học chế tín chỉ . 39
    1.3.1. Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho SV trong ĐTTC theo các tiếp cận
    giáo dục hiện đại .39

    1.3.2. Khái niệm, nội dung và con đường phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho
    SV trong ĐTTC 43

    1.3.3. Các mức độ phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập trong ĐTTC .45

    1.3.4. Các giai đoạn của quá trình phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập trong ĐTTC 48

    1.3.5. Những điều kiện rèn luyện và phát triển KN lập KHHT cho sinh viên
    trong ĐTTC .51
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 57

    Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
    HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC
    CHẾ TÍN CHỈ

    2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng 60
    2.2. Kết quả khảo sát 63
    2.2.1. Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế
    tín chỉ .63
    2.2.2. Thực trạng phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho SV trong ĐTTC 75
    2.2.3. Thực trạng những điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KN lập KHHT
    của SV trong ĐTTC .85
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 89

    Chương 3. QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP
    KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO
    THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 91

    3.1. Đề xuất quy trình phát triển kỹ năng lập KHHT cho sinh viên trong ĐTTC 91
    3.1.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình phát triển kỹ năng lập KHHT cho sinh viên 91
    3.1.2. Thiết kế quy trình phát triển kỹ năng lập KHHT cho SV trong ĐTTC 92
    3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho SV trong ĐTTC . 99
    3.2.1. Cung cấp tri thức cho SV về ĐTTC và về lập KHHT trong ĐTTC 99
    3.2.2. Phát huy hiệu quả các hoạt động tư vấn cho SV lập KHHT của CVHT
    trong ĐTTC .101
    3.2.3. Tích hợp rèn luyện KN lập KHHT trong quá trình giảng dạy các môn học 107
    3.2.4. Phát huy sự chủ động của SV và tác động của nhóm bạn trong quá trình rèn
    luyện KN lập KHHT 109
    3.2.5. Thiết kế các mẫu kế hoạch học tập trong ĐTTC và trợ giúp SV sử dụng các phần
    mềm lập kế hoạch .112
    3.2.6. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và trợ giúp SV điều chỉnh KHHT .116
    3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp .118
    3.3. Thực nghiệm phát triển KN lập KHHT trong ĐTTC . 119
    3.3.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm 119
    3.3.2. Kết quả thực nghiệm của 2 lớp K57 SP- Văn và Lớp K57 SP- Sử 125
    3.3.3. Kết quả thực nghiệm của lớp NHBH - K2012B (Nghiên cứu điển hình) .131
    3.3.4. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm tác động 134
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 136

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 137




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ở Việt Nam, ĐTTC đã được triển khai ở các cơ sở giáo dục đại học theo
    quy định của Bộ GD&ĐT. Năm 2007, Bộ GD&ĐT đã ban hành “Quy chế Đào
    tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo
    Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng
    Bộ GD&ĐT). Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, năm 2011 là hạn cuối cùng để
    các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này [7].
    ĐTTC là phương thức đào tạo xuất phát từ người học và vì người học. Vai
    trò chủ động của người học được coi là yếu tố quyết định toàn bộ tiến trình tích
    lũy kiến thức. SV hoàn toàn quyết định KHHT khóa học, năm học và từng học
    kỳ, . cho phù hợp với năng lực học tập và hoàn cảnh cụ thể của mình. Do đó,
    việc lập KHHT trước đây vốn xuất phát từ yêu cầu của khoa, của nhà trường
    không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi người học phải tích cực, chủ động lập KHHT
    của riêng mình. Hay nói một cách khác, để thích ứng trong ĐTTC, mỗi SV đại
    học cần phải biết lập KHHT và như vậy họ cần được trang bị, rèn luyện để sớm
    có được các KN lập KHHT.
    Việc lập KHHT trong ĐTTC sẽ giúp SV xác định được các mục tiêu cụ thể
    trong từng giai đoạn và các biện pháp, phương tiện để đạt được mục tiêu đó; Giúp
    SV quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian của mình; Giúp SV thích ứng tốt
    nhất với sự thay đổi trong mô hình đào tạo của nhà trường Nghiên cứu tại
    trường Đại học Wyoming, Washington, D. C. (2009) đã chỉ ra rằng lập KHHT là
    thiết yếu cho định hướng học tập tốt của SV [106]. Bên cạch đó, lập KH tốt sẽ tạo
    điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, giám sát hiệu quả công việc. Như vậy,
    việc lập KHHT đồng nghĩa với việc có được con đường đúng đắn để đạt được
    mục tiêu học tập đã đề ra và quyết định đối với kết quả học tập của SV.

    Cho đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu về phát triển các
    KNHT cho SV trong quá trình học ở đại học, cao đẳng [28], [36], [59], [66],
    [76] . Trước những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đổi mới giáo dục đại học hiện
    nay ở nước ta, cũng đã có một số nghiên cứu bước đầu chỉ ra các yêu cầu tích
    cực của hệ thống TC đối với việc học tập của SV Tuy nhiên, vẫn chưa có công
    trình nào nghiên cứu về vấn đề hình thành, phát triển KN lập KHHT cho SV.
    Ở một phương diện khác, cho đến nay còn rất ít nghiên cứu ở Việt Nam
    coi việc trang bị KN lập KHHT cho người học như là một loại kỹ năng sống
    (Living Skills /Soft Skills), hoặc như là một phương thức học tập đỉnh cao (Peak
    Learning) Trong khi đó, theo R. Fisher [64] và Ronald Gross [65], lập KHHT
    phải được nhấn mạnh không chỉ là một KN căn bản cho việc học tập mà còn là
    KN sống cho cả cuộc đời của SV nói riêng, của con người nói chung. Phương
    thức học tập đỉnh cao, theo Ronald Gross, đó là “cách thức tạo ra KHHT suốt
    đời nhằm đạt được thành công trong học tập và sự nghiệp” mà mỗi người cần
    phải có để đảm bảo phát triển bản thân trong xã hội hiện đại.
    Từ thực tiễn đào tạo cho thấy, trong những năm qua, ĐTTC ở Việt Nam
    còn nhiều bất cập do có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật,
    cách thức tổ chức, quản lý, đánh giá, đặc biệt là sự thích ứng của SV đối với
    phương thức đào tạo mới này. Đa số SV tuy đã nhận thức được tầm quan trọng
    của việc học tập, một số SV đã có những sắp xếp hay những hoạch định học tập
    cho bản thân, nhưng vẫn còn những SV thiếu quan tâm và chưa có thói quen này
    [93], [106]. Trong quá trình học tập, họ không biết phải bắt đầu từ đâu, phải
    theo các bước như thế nào, hay thực hiện những hành động nào trước Điều đó
    chứng tỏ rằng họ chưa có KN lập KHHT. Với một thực tế như vậy, các mục tiêu
    và hiệu quả của ĐTTC chắc chắn sẽ không thể đạt được, nếu không muốn nói là
    sẽ thất bại ngay từ khâu đầu tiên và ngay từ yếu tố người học – đối tượng giáo
    dục và là “yếu tố trung tâm” của quá trình đào tạo đại học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...