Tiến Sĩ Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 608"]
    [TR]
    [TD]Trang phụ bìa[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lời cam đoan[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục lục[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các bảng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỞ ĐẦU1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 7
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 7
    1.1.1. Các công trình lý luận. 7
    1.1.2. Các công trình liên quan đến hợp tác tiểu vùng xuyên biên giới 10
    1.1.3. Các công trình liên quan đến Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia 14
    1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. 21
    1.2.1. Cơ sở lý thuyết 21
    1.2.1.1.Một số lý thuyết liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. 21
    1.2.1.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển vùng. 27
    1.2.2. Khung nghiên cứu. 31
    1.2.3. Phương pháp nghiên cứu. 32
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 36
    2.1. Một số vấn đề lý luận phát triển vùng tam giác phát triển. 36
    2.1.1. Lý luận chung. 36
    2.1.1.1. Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội 36
    2.1.1.2. Lý luận về hội nhập kinh tế. 38
    2.1.1.3. Lý luận về phát triển vùng. 41
    2.1.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế - xã hội vùng. 44
    2.2. Cơ sở hình thành và phát triển Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. 48
    2.2.1. Xu hướng hình thành và phát triển các tam giác phát triển ở Đông Nam Á 48
    2.2.2. Các yếu tố cơ bản để hình thành nên vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia. 53
    2.2.3. Nhu cầu hợp tác và phát triển tại vùng biên giới chung ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. 57
    2.2.3.1. Thực tiễn hợp tác phát triển của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. 57
    2.2.3.2. Lợi ích của sự hợp tác tại Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia. 61
    2.2.4. Tổng quan về Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia. 63
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 72
    3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia. 72
    3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế. 72
    3.1.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 72
    3.1.1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp. 78
    3.1.1.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ. 84
    3.1.1.4. Thực trạng phát triển công nghiệp. 87
    3.1.2. Thực trạng phát triển xã hội 88
    3.1.2.1. Y tế. 88
    3.1.2.2. Giáo dục, đào tạo. 91
    3.1.2.3. Lao động, việc làm 96
    3.1.3. Cơ sở hạ tầng. 98
    3.2. Các nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia. 104
    3.2.1. Điều kiện tự nhiên. 104
    3.2.1.1. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 104
    3.2.1.2. Vị trí địa lý. 105
    3.2.2.Vốn cho đầu tư phát triển. 106
    3.2.3. Quy mô và chất lượng nguồn lao động. 111
    3.2.4. Trình độ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. 112
    3.2.5. Hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và trong vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia. 115
    3.2.6. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. 117
    3.2.7. Cơ chế chính sách của mỗi nước và cho riêng vùng. 118
    3. 3. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia. 121
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 126
    4.1. Đánh giá kết quả hợp tác phát triển CLVDT. 126
    4.2. Một số luận bàn về hướng phát triển kinh tế - xã hội CLVDT trong thời gian tới 133
    4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia trong thời gian tới. 136
    KẾT LUẬN 145
    CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
    ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ HOẶC THAM GIA
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong bối cảnh quốc tế mới, hợp tác phát triển nói chung, kinh tế - xã hội nói riêng giữa các nước đã trở nên hết sức cần thiết. Thực tế của Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ điều đó. Không chỉ chú trọng đến hợp tác với các nước phát triển mà đã tăng cường mở rộng quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với ba nước Đông Dương.
    Trong lịch sử, CLV đã cùng chung sức chung lòng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Đặc biệt khi các quốc gia này giành được độc lập và lựa chọn con đường phát triển và hội nhập với mục tiêu nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đất nước phồn vinh, vì hoà bình và thịnh vượng của các dân tộc và trong khu vực. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để tiếp tục mở rộng hình thức hợp tác giữa ba nước, trước đây, hiện nay cũng như trong tương lai. Làm thế nào phối hợp khai thác được thế mạnh của ba nước? Hình thức hoặc mô hình nào thích hợp để cùng nhau hợp tác phát triển? Đây là bài toán luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo ba nước. Những năm gần đây quan hệ hợp tác ba bên ngày càng được phát triển và đã mang lại những kết quả tốt cho mỗi quốc gia.
    Trong khuôn khổ ASEAN, CLV đã tham gia nhiều hình thức hợp tác tiểu khu vực khác nhau như: Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), hợp tác trong khuôn khổ AMECS, hành lang Đông - Tây (WEC), nhóm các nước CLMV (Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam). Sự tham gia vào các hình thức hợp tác trên đã đem lại sự hiểu biết lẫn nhau, cùng khai thác những lợi thế và thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả. Tại cuộc gặp cấp cao CLV lần thứ nhất ở thủ đô Viêng Chăn, Lào năm 1999, Thủ tướng Campuchia Hunsen đã đưa ra ý tưởng thành lập tam giác phát triển khu vực biên giới 3 nước bao gồm 7 tỉnh thuộc Đông bắc Campuchia, Tây Nam Lào và Tây Nguyên Việt Nam. Tại các cuộc gặp của ba Thủ tướng năm 2002, lãnh đạo ba nước tiếp tục khẳng định phát triển vùng tam giác quan trọng này nhằm tạo ra động lực cho sự hợp tác giữa ba nước vì lợi ích của các bên và của khu vực. Tại hội nghị cấp cao 2004, lãnh đạo ba nước đã chính thức đưa ra tuyên bố hình thành CLVDT với 10 tỉnh thuộc khu vực biên giới liền kề của ba nước. Đến 2009, CLVDT kết nạp thêm ba tỉnh từ ba nước và trở thành vùng phát triển của 13 tỉnh. Đây là vùng giàu tiềm năng, song kém phát triển nhất của ba nước. Đây đồng thời là vùng có vị trí chiến lược trọng yếu cho mỗi nước và cho cả ba quốc gia. Song, với cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp, sản xuất mang tính chất manh mún vùng này lại là trở ngại cho sự phát triển của mỗi quốc gia và cả khu vực.
    Khu vực tam giác phát triển là vùng đất khá đặc biệt có nhiều nét tương đồng về đặc điểm tự nhiên, văn hoá với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng chưa được khai thác, đây cũng là vùng có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Vì thế, mục đích của việc xây dựng tam giác phát triển là khai thác tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực của mỗi nước trong khu vực nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các vùng khác của mỗi nước, tạo động lực cho cả vùng và các khu vực khác của mỗi nước.
    Trong những năm gần đây, một số Tam giác tăng trưởng đã được hình thành giữa các vùng tiếp giáp quốc gia nhằm tận dụng khả năng, thế mạnh của mỗi địa phương và vùng biên giới chung để phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển cho vùng nói chung và lãnh thổ quốc gia nói riêng. Hợp tác trong khuôn khổ tam giác tăng trưởng được xem như là một phương thức hợp tác quốc tế mới nhằm khai thác và phát huy hiệu quả những lợi thế và hạn chế những bất lợi của mỗi vùng thông qua quá trình tương tác, bổ sung và cùng phát triển.
    Hợp tác phát triển là cần thiết nhưng làm thế nào để hợp tác có hiệu quả mới là điều quan trọng. Với tư cách một vùng phát triển, CLVDT đã hình thành và phát triển như thế nào khi mà so với các vùng tam giác tăng trưởng khác đã hình thành và phát triển trên thế giới thì CLVDT không hội tụ đủ những yếu tố đã tạo nên sự thành công cho các vùng tam giác khác như có một trung tâm kinh tế đầu tàu hay có những lợi thế kinh tế bổ sung cho nhau giữa các phần của mỗi nước. Đây cũng là một ẩn số cần tìm lời giải đáp để trả lời câu hỏi đâu là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của CLVDT. Việc nhận diện các nhân tố tác động đến vùng để có hướng điều chỉnh quy hoạch và hợp tác cho phù hợp cũng là câu hỏi cần sớm có câu trả lời.
    Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia làm để tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Mục tiêu chung của đề tài là cung cấp luận cứ khoa học (cả lý luận và thực tiễn) cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay và trong tương lai.
    Mục tiêu cụ thể
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành và phát triển tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia với tư cách là một vùng phát triển
    - Tổng quan và phân tích thực trạng phát triển của vùng CLVDT và hệ thống các nhân tố tác động đến sự phát triển vùng.
    - Đưa ra cac quan điểm phát triển và các giải pháp phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
    Nhiệm vụ của đề tài
    Để đạt được những mục tiêu nói trên đề tài xác định các nhiệm vụ trọng tâm sau:
    - Xác định khung nghiên cứu phù hợp với đề tài, lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phù hợp;
    - Hệ thống hóa khung lý luận liên quan đến đề tài
    - Phân tích và đánh giá thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của CLVDT
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của CLVDT
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu được xác định là sự phát triển kinh tế - xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia trong mối quan hệ quốc tế theo hướng phát triển bền vững. Do vậy luận án sẽ tập trung vào những chỉ báo kinh tế - xã hội của vùng để xem xét sự phát triển của vùng. Các chỉ báo này được xác định trong khung nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu 13 tỉnh thuộc khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây là những tỉnh được xác định trong các văn kiện ký kết giữa thủ tướng ba nước về xây dựng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Luận án giới hạn nghiên cứu từ năm 1999 (thời kỳ hình thành sáng kiến về phát triển tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia) đến 2012.
    4. Những đóng góp của luận án
    Nghiên cứu về phát triển kinh tế xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia dưới góc độ phát triển vùng là một đề tài nghiên cứu có nhiều ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng các công trình nghiên cứu về hợp tác phát triển của chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Nó sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, đồng thời đóng góp trong việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về lý thuyết và thực nghiệm của hợp tác vùng và hội nhập khu vực. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, giúp ích cho quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam và các nước khác trong khuôn khổ hợp tác vùng, hội nhập khu vực và phát triển CLVDT.
    5. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan
    Chương này bao gồm hai phần chính là tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội vùng CLVDT từ trước tới nay và trình bày cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mà NCS đã sử dụng trong luận án.
    Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia
    Trong chương này trước hết đưa ra những lý luận chung cho phát triển vùng tam giác phát triển dưới góc độ một vùng quốc tế. Đồng thời đưa ra những tiêu chí làm căn cứ đánh giá sự phát triển của một vùng. Sau khi có những khái quát về cơ sở lý luận cho hình thành và phát triển CLVDT, luận án tập trung luận giải các yếu tố cơ bản hình thành nên CLVDT. Sau đó, thông qua tổng quan tình hình phát triển cùng vùng, luận án khái quát lại quá trình hình thành vùng từ khi có ý tưởng đến nay với những đặc điểm riêng có để đưa ra một bức tranh chung tổng thể về vùng.
    Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam puchia.
    Đây là một chương trọng tâm của luận án. Trên cơ sở các tiêu chí đã đưa ra ở chương 2, Chương 3 phân tích đánh giá sự phát triển vùng dựa trên các tiêu chí này. Sau khi phân tích đánh giá thực trạng phát triển của CLVDT, trên cơ sở bảy nhân tố đã được xác định trọng khung nghiên cứu, luận án đi sâu phân tích tác động của từng nhân tố tới sự phát triển của vùng. Cuối chương, luận ánh đáng giá năng lực phát triển của vùng thông qua tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng.
    Chương 4: Kết quả và bàn luận
    Trong phần này sẽ bàn luận về tam giác phát triển dựa trên những phân tích ở các chương trước. Từ khung lý thuyết được nêu ra cùng với việc nhìn nhận lại về sự phát triển của CLVDT, luận án đánh giá lại những giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra, đồng thời bàn luận về định hướng phát triển của vùng trong thời gian tới. Cuối cùng, trên cơ sở những nghiên cứu của mình, NCS đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển vùng CLVDT.


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Thông qua nghiên cứu những tài liệu liên quan đến vấn đề của luận án, có thể khái quát tình hình nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới CLVDT như sau:
    Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về khu vực này, tuy nhiên trên thực tế việc đi sâu xem xét và phân tích vấn đề hợp tác phát triển kinh tế vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia dưới góc độ vùng thì hầu như chưa được đề cập một cách đầy đủ và hệ thống. Sau đây là một số tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
    1.1.1. Các công trình lý luận
    Liên quan đến các lý thuyết phát triển của CLVDT cần phải kết hợp hai cách tiếp cận là phát triển vùng và hợp tác khu vực. Hiện có nhiều lý thuyết liên quan phát triển vùng nhưng nhìn chung đã được tổng hợp trong bộ tài liệu của Đại học Kinh tế quốc dân về Bài giảng Kinh tế học vùng và của A.Silem (2002) với Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý, Nhà Xuất bản Lao động Xã hội; V.I. SYRKIN với Sử dụng chiến lược các cực tăng trưởng để đẩy mạnh phát triển vùng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, 2001; Bùi Việt Cường và Lê Đức Nhuận với bài viết Phân tích lợi thế so sánh vùng - cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận, đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội số 10/2009; Trương Hồng Trình và Nguyễn Thanh Liêm với bài viết Tiếp cận lý thuyết và thực tiễn LUSTER ngành cho phát triển kinh tế khu vực, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3/2008; Krugman, P. với khá nhiều nghiên cứu về vùng như The new economic geography: where are we? (2004). Martin, R. với A study on the factors of regional competitiveness.University of Cambridge (2003).
    Đặc điểm của các công trình trên khi đề cập đến lý thuyết phát triển vùng là các tác giả thường nhìn dưới một góc độ riêng cho tăng trưởng kinh tế.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    [1] Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, Nhà xuất bản Giáo dục
    [2] A.Silem (2002), Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý, Nhà Xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
    [3] Akira Suehito, Susumu Yamakage (chủ biên), (2001), Kinh tế chính trị Á Châu, Nhà xuất bản NTT.
    [4] Bộ Ngoại giao - Vụ kinh tế đa phương (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cần hóa, vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
    [5] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tầm nhìn kinh tế Việt Nam đến năm 2020: Tổng quan chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020,http://www.mpi.gov.vn
    [6] Bộ kế hoạch và đầu tư (2010), Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội
    [7] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Báo cáo kết quả cuộc họp cấp chuyên viên Uỷ ban điều phối chung lần thứ nhất khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Pleiku 17-18 tháng 5 năm 2007.
    [8] Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2006), Báo cáo về hợp tác kinh tế (Tài liệu trao đổi cấp chuyên viên tại Hội nghị lần thứ 4 ba Thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia), Đà Lạt,12 năm 2006
    [9] Bộ Kế hoạch và đầu tư (7/2012), Báo cáo tại Hội nghị Ủy ban Điều phối chung lần thứ 8 khu vực Tam giác phát triển CLV, Kon Tum.
    [10] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5/2007), Biên bản Cuộc họp thứ nhất ủy ban điều phối chung về tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, Pleiku.
    [11] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (10/2004), Biên bản thông qua cuộc họp lần thứ 3 của Nhóm công tác Tam giác phát triển Campuchia- Lào-Việt Nam, tại Phnôm Pênh, Campuchia.
    [12] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015, http://www.mpi.gov.vn
    [13] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, http://www.mpi.gov.vn
    [14] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030,http://www.mpi.gov.vn
    [15] Bộ kế hoạch và Đầu tư (2004), Dự thảo báo cáo về hợp tác kinh tế (Tại cuộc họp SOM lần thứ 3 cuộc gặp Thủ tướng ba nước ngày 18.7.2004, Xiêm Riệp, Campuchia)
    [16] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Hà Nội
    [17] Bộ Kế hoạch Đầu tư (2004), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Hà Nội.
    [18] Bộ kế hoạch và Đầu tư (2007), Sáng kiến hình thành tam giác phát triển Việt nam - Lào và Campuchia, Hà Nội.
    [19] Bộ thương mại (2002), Đề án phát triển thương mại khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia đến năm 2010.
    [20] Bùi Việt Cường và Lê Đức Nhuận (2009), Phân tích lợi thế so sánh vùng- cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận, Tạp chí Khoa học xã hội số 10/2009
    [21] Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (11/2004), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...