Luận Văn Phát triển Kinh tế tư nhântrong thời kỳ quá độ ở Việt nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển Kinh tế tư nhântrong thời kỳ quá độ ở Việt nam




    Hà Nội: 01/2008
    A- Lời mở đầu
    Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ quốc gia nào đi lên CNXH cũng đều phải qua. Đối với Việt Nam một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN thì càng phải trải qua thời kỳ quá độ để thực hiện nhiệm vụ này. Đảng và nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng CNXH. Các thành phần kinh kế này có mối liên kết chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo lên một cơ cấu kinh tế thống nhất. Một trong những thành phần kinh tế đóng vai trò quan trọng trong chiếm lược phát triển chung đó là thành phần kinh tế tư nhân, nó đang thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Vì vậy việc “phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam”.là quy luật tất yếu, khách quan đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế này đồng thời phải có hướng phát triển phù hợp phát huy tối đa nguồn lợi của khu vực kinh tế này.
    Đây chính là động lực thúc đẩy em lựa chọn đề tài này.Trong bài viết này em tập chung vào việc làm rõ hơn nữa về khái niệm, xác định rõ vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đồng thời nêu rõ thực trạng phát triển của nó hiện nay để từ đó dưa ra nhưng giải pháp phát triển phù hợp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế và nêu nên những mặt tiêu cực của khu vực kinh tế này.
    Em xin chân thành cảm ơn PGS – TS Tô Đức Hạnh đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Em rất mong sự góp ý của thầy giáo.







    B - Nội Dung
    I- Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế tư nhân
    1. kinh tế tư nhân và bản chất của nó
    1.1 Khái niệm
    Tư nhân là thành phần kinh tế đựơc hình thành và phát triển dựa trên nền tảng chủ yếu là sở hữu tư nhân về TLSX và lợi ích cá nhân. Do đó kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gồm hai thành phần là: Thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân.

    1.2 Bản chất của kinh tế tư nhân.
    Bản chất của kinh tế tư nhân được biểu hiện qua ba mối quan hệ cơ bản:
    - Quan hệ sở hữu về TLSX
    - Quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất
    - Quan hệ phân phối

    1.2.1 Quan hệ sở hữu về TLSX
    Cở sở tồn tại của kinh tế tư nhân chính là sở hữu tư nhân TLSX, nó được phát triển từ thấp lên cao bao gồm hai hình thức cơ bản:
    + Sở hữu tư nhân nhỏ: là hình thức sở hữu cá nhân hay hộ gia đình sản xuất ra sản phẩm bằng chính lao động của mình. Đây là hình thức tồn tại chủ yếu trong nền sản xuất hàng hoá đơn giản, giá trị thặng dư không đáng kể .
    + Sở hữu tư nhân lớn: hình thức này gắn liền với hình thức sản xuất lớn, nó chính là đại biểu của nền kinh tế hàng hoá phát triển đến trình độ cao của phương thức sản xuất tư bản công nghiệp.

     
Đang tải...