Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 5/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của luận văn :
    Sau hơn 20 năm đổi mới, trên cơ sở đa dạng hóa chế độ sở hữu, thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã phát triển nhanh chóng, có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Song bản thân kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế ; môi trường kinh doanh còn nhiều bất lợi; việc xác định vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa rõ ràng, chưa nhất quán gây nhiều trở ngại cho sự phát triển kinh tế tư nhân.
    Trong quá trình hội nhập kinh tế, sau 12 năm đàm phán, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO. Điều đó, tác động đến nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh Đồng Nai nói riêng. Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng phải đương đầu với những cơ hội và thách thức mới trong tiến trình hội nhập tham gia xây dựng tỉnh Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2010 theo Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh.
    Sau 20 năm, kinh tế tỉnh Đồng Nai tăng trưởng với tốc độ cao song vẫn còn dưới mức tiềm năng so với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn nội lực của tỉnh. Cơ cấu thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh chưa hợp lý, nguồn vốn trong nước trên địa bàn chưa được khai thác và phát huy tốt. Từ đó vấn đề nghiên cứu, phân tích thực trạng và định hướng “Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong hội nhập kinh tế quốc tế” trở nên cấp bách.
    2. Tình hình nghiên cứu :
    Lịch sử ra đời và phát triển kinh tế tư nhân gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và nền kinh tế thị trường. Trên thế giới, tùy theo đặc điểm, hoàn cảnh của từng nước, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân rất phong phú, đa dạng. Từ thập niên 1990 đến nay, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường như : Trung quốc, Nga, các nước Trung và Đông Âu, đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kinh tế tư nhân.
    Ở nước ta, từ Đại hội VI của Đảng để ra đường lối đổi mới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kinh tế tư nhân dưới nhiều góc độ khác nhau như : quan điểm nhận thức, chính sách, quản lý nhà nước, môi trường kinh doanh, đội ngũ doanh nhân, vai trò vị trí kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần . mà nổi bật là những công trình nghiên cứu :
    1. Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí : Khu vực kinh tế phi chính quy NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
    2. Hà Huy Thành : Thành phần kinh tế cá thể, tiểu thủ và tư bản tư nhân. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
    3. GSTSNguyễn Thanh Tuyền : Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006.
    4. PGS.TS Vũ Văn Phúc : Kinh tế tư nhân - quan niệm, thực trạng và giải pháp phát triển. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, số ra ngày 23/12/2005.
    5. Vũ Quốc Tuấn : Doanh nghiệp, doanh nhân trong kinh tế thị trường. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
    Ở tỉnh Đồng Nai, đã có nhiều đề tài nghiên cứu kinh tế xã hội của địa phương. Hầu hết các công trình nghiên cứu về các ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể như : Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ; sự hình thành các khu công nghiệp ; công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân, song vẫn còn ít công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm gia tăng tỷ lệ vốn đầu tư trong nước so với đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu nêu trên, đề tài nghiên cứu thành phần kinh tế tư nhân ở cấp độ địa phương (nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam) trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế góp phần vào lý luận và thực tiễn của đất nước và địa phương.
    3. Mục đích nghiên cứu :
    - Phân tích những vấn đề lý luận chung về kinh tế tư nhân, từ đó làm rừ tớnh tất yếu và những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân ở Đồng Nai trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    - Phân tích thực trạng sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
    - Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn (2006-2010) theo Nghị quyết Đại hội VIII của tỉnh Đảng bộ Đồng Nai.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
    Đối tượng nghiên cứu : Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Phạm vi nghiên cứu : Trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai - một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điễm phía nam - có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng đa dạng và dồi dào.
    Thời gian nghiên cứu : Chủ yếu là sau 20 năm đổi mới (1986-2005).
    5. Phương pháp nghiên cứu :
    Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp logic - lịch sử, các phương pháp khác nhau : phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, sưu tầm khảo sát và phương pháp tổng kết thực tiễn, trừu tượng hóa . để làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra.
    6. Đóng góp của luận văn :
    Góp phần làm rõ hơn lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn :
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương :
    Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương 2 : Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    Chương 3 : Phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...