Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Đối với mỗi quốc gia nói chung, mỗi địa phương nói riêng, khu vực Kinh tế tư nhân có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng GDP, tạo việc làm, đóng góp vào thu Ngân sách, ổn định xã hội, khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế thị trường, điều mà các khu vực kinh tế khác khó có thể làm được Với phạm vi hoạt động rộng lớn trên mọi ngành nghề, lĩnh vực, kinh tế tư nhân đã và đang len lõi vào từng khu vực nhỏ nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, đa dạng các loại hình trao đổi, chủng loại hàng hóa, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
    Đối với tỉnh Hà Tĩnh, khu vực kinh tế tư nhân đã và đang có nhiều đóng góp lớn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, khu vực kinh tế tư nhân Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn, thử thách. Bài toán đặt ra cho các nhà quản lý của tỉnh nhà đó là tìm ra các giải pháp để vực dậy và thúc đẩy nền kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mang lại hiệu quả lớn cho việc phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh nhà.
    Với những kiến thức được học trong nhà trường, cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai, sự góp ý của các thầy cô giáo trong hội đồng bảo vệ luận văn, bằng cả sự đam mê, tìm hiểu về Kinh tế tư nhân, bản Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế với đề tài Phát triển kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh của tôi đã được hoàn thành. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến quý thầy cô giáo trường Đại Học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội cả những thầy cô tham gia trực tiếp giảng dạy và những thầy cô không trực tiếp giảng dạy lớp thạc sỹ Quản lý kinh tế 5 – khóa 20, nhưng đã đóng góp công sức vào giáo trình cũng như tổ chức lớp để chúng tôi có thể hoàn thành khóa học. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị ở UBND tỉnh, Cục thuế, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thông kê Hà Tĩnh những người đã cung cấp số liệu để tôi có cơ sở nghiên cứu trong đề tài. Hi vọng bản Luận văn sẽ giúp cho các nhà quản lí tỉnh nhà thấy được bức tranh của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian gần đây, và có thể ứng dụng những giải pháp mà tôi đã đưa ra trong Luận văn nhằm thúc đẩy triển khu vực kinh tế tư nhân Hà Tĩnh ngày một lớn mạnh.
    Tuy rất cố gắng để hoàn thiện đề tài, nhưng chắc rằng trong bài viết sẽ vẫn còn thiếu sót. Rất mong nhận được góp ý của các thầy cô giáo, các bạn học viên , và quý vị độc giả quan tâm.
    Xin trân trọng cảm ơn!

























    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vv
    DANH SÁCH BẢNG vivi
    DANH SÁCH HÌNH iiiviivii
    PHẦN MỞ ĐẦU 11
    1. Tính cấp thiết của đề tài .11
    2. Tình hình nghiên cứu 33
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 44
    3.1. Mục đích nghiên cứu: 55
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 55
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 55
    5. Phương pháp nghiên cứu 55
    6. Những đóng góp mới của luận văn 66
    7. Bố cục của luận văn: 77
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về phát triển kinh tế tư nhân . 108
    1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Kinh tế tư nhân 88
    1.1.1. Khái niệm về Kinh tế tư nhân 88
    1.1.2 Đặc trưng của Kinh tế tư nhân 21
    1.1.3 Các tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển KTTN 2525
    1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Kinh tế tư nhân 2525
    1.2. Thực tiễn phát triển Kinh tế tư nhân ở một địa phương 3032
    1.2.1 Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc 3032
    1.2.2 Phát triển kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh .3436
    1.2.3 Bài học cho Hà Tĩnh 3841
    Chương 2: Phát triển Kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh . 4143
    2.1. Giới thiệu về tỉnh Hà Tĩnh 4343
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên 4343
    2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế: 4444
    2.2. Thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh 4646
    2.2.1 Về mặt lượng 4446
    2.2.2 Về mặt chất 5153
    2.2.3 Những đóng góp của Kinh tế tư nhân đối với Hà Tĩnh 565659
    2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh 6161
    2.3.1 Nguồn lực cho phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh 6161
    2.3.2 Quản lý nhà nước trong Chính sách pphát triển Kinh tế tư nhân của Hà Tĩnh 6464
    2.4 Đánh giá chung 68
    2.4.1 Những mặt thành công 686867
    2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 717169
    Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Hà Tĩnh giai đọan tiếp theo .7074
    3.1 Bối cảnh mới cho phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh 747472
    3.1.1 Thuận lợi 747472
    3.1.2 Thách thức 757573
    3.2 Định hướng phát triển Kinh tế tư nhân 767674
    3.3 Các giải pháp phát triển Kinh tế tư nhân 777775
    3.3.1 Về phía các cơ quan quản lý tỉnh Hà Tĩnh 787876
    3.32.2 Về phía doanh nghiệp, hộ kinh doanh . 7983
    3.3.3 Giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh .84
    3.4 Một số kiến nghị với Đảng , Nhà nước và Chính phủ 868682
    KẾT LUẬN 882
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 9084





    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    CCHC: Cải cách hành chính
    CCN: Cụm công nghiệp
    CNTT: Công nghệ thông tin
    CSHT: Cơ sở hạ tầng
    DN: Doanh nghiệp
    DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
    DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
    GTGT: Giá trị gia tăng
    KCN: Khu công nghiệp
    KH – CN: Khoa học – Công nghệ
    KHKT: Khoa học kỹ thuật
    KT – XH: Kinh tế - Xã hội
    KTNN: Kinh tế nhà nước
    KTQD: Kinh tế quốc dân
    KTTN: Kinh tế tư nhân
    KVTN: Khu vực tư nhân
    NN: Nhà Nước
    NSNN: Ngân sách nhà nước
    THPT: Trung học phổ thông
    TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
    XHCN: Xã hội chủ nghĩa
    UBND: Ủy ban Nhân dân

    DANH SÁCH BẢNG

    Bảng 1.1: Tình hình thu hút lao động trong khu vực KTTN Việt Nam 1616
    Bảng 1.2: Số lượng doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến ngày 31/12 3333
    Bảng 1.3: Xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2012 3535
    Bảng 1.4: Số lượng doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến ngày 31/12 383837
    Bảng 1.5: Xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2012 3838
    Bảng 2.1: Số lượng, tỷ lệ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Hà Tĩnh từ 2008 – 2012 4747
    Bảng 2.2: So sánh số lượng doanh nghiệp khu vực các tỉnh Bắc miền trung, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh 2008-2012 4848
    Bảng 2.3: Số lao động làm việc tại các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản từ năm 2008 - 2012 497
    Bảng 2.4: Vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp Hà Tĩnh 4949
    Bảng 2.5: Cơ cấu vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp 5050
    Bảng 2.6: Số DN phân theo quy mô nguồn vốn đến 31/12/2012 5050
    Bảng 2.7: Số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 5151
    Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 5252
    Bảng 2.9: Số DN phân theo quy mô lao động tính đến 31/12/2012 5252
    Bảng 2.10: Số lao động làm việc tại các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản từ năm 2008 - 2012 531
    Bảng 2.11: Doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của DN tỉnh Hà Tĩnh
    từ năm 2008 - 2012 5454
    Bảng 2.12: Doanh nghiệp phân theo mức lợi nhuận năm 2012 54545
    Bảng 2.13: Hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2012 5555
    Bảng 2.14: Thu nhập của người lao động trong DN đang hoạt động 546
    Bảng 2.15: Cơ cấu thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động 564
    Bảng 2.16: Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo ngành kinh tế 58587
    Bảng 2.17: Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Hà Tĩnh từ năm 2008 - 2012 586
    Bảng 2.18: Tỷ trọng lao động phân bố theo ngành nghề kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007 – 2012 6060
    Bảng 2.19: Xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2012 707068
    Bảng 2.20: Tổng hợp các chỉ số của Hà Tĩnh qua các năm 707069



    DANH SÁCH HÌNH

    Hình 1.1: Đóng góp của KTTN vào Ngân sách nhà nước giai đoạn 2008-2011 189
    Hình 1.2: Giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của khu vực KTTN 1920

















    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kinh tế tư nhân đóng vai trò vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, do yếu tố lịch sử; đặc biệt, là các công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc trải dài hàng thập niên, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thành phần Kinh tế tư nhân, cho nên thành phần Kinh tế tư nhân của nước ta chưa đáp ứng được vai trò và kỳ vọng.
    Kể từ năm 1986 lại nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển thành phần Kinh tế tư nhân. Đại hội Đảng lần thứ VI là một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, Đại hội Đảng VI đã xác định nền kinh tế nhiều thành phần. Việc phát triển kinh tế tư nhân là tất yếu để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giải phóng mọi lực lượng sản xuất nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo dân giàu, nước mạnh. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá IX) nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển Kinh tế tư nhân”, “các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” [19]. Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khu vực Kinh tế tư nhân ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp ở khu vực Kinh tế tư nhân ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
    Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”[10].
    Từ năm 1991 đến nay, Hà Tĩnh được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh để trở thành đơn vị trực thuộc Trung ương, Kinh tế tư nhân đã có bước phát triển tích cực, góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
    Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, khả năng cạnh tranh và hội nhập còn yếu kém, tỉ trọng GDP thấp. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở địa phương chỉ có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kém, đóng góp vào nguồn thu ngân sách chưa cao, việc quản lý nhà nước đối với Kinh tế tư nhân còn nhiều yếu kém: Tự phát, quá coi trọng lợi ích cá nhân dẫn đến những việc làm phi pháp như sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, trốn lậu thuế, chụp giật, không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn tác động tiêu cực tới môi trường văn hoá - xã hội. Đặc biệt, dưới tác động của suy thoái kinh tế, trong hai năm 2011, 2012 và quý I/2013, rất nhiều các doanh nghiệp trong khu vực Kinh tế tư nhân hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản hoặc thu nhỏ lại, ảnh hưởng lớn đến các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, mà nguyên nhân một phần là do suy thoái kinh tế, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do doanh nghiệp thiếu chiến lược, thiếu kế hoạch kinh doanh dài hạn; cơ chế điều hành, sự hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh chưa kịp thời.
    Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế Kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Tĩnh để rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của loại hình kinh tế này là đòi hỏi khách quan, cần thiết. Đó là lý do tôi đã chọn đề tài “Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu.
    Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
    + Kinh tế tư nhân có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của Kinh tế tư nhân?Để Kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, đúng hướng thì cần phải có những điều kiện gì?
    + Vai trò, thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân ở tỉnh Hà Tĩnh như thế nào? Xu hướng phát triển của Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong những năm tới ra sao?
    + Cần phải có những giải pháp gì để thúc đẩy Kinh tế tư nhân ở tỉnh Hà Tĩnh phát triển?
    2. Tình hình nghiên cứu
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập về sự tồn tại khách quan, vị trí, vai trò của Kinh tế tư nhân, đánh giá sự phát triển và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển Kinh tế tư nhân, hoặc một số loại hình thuộc khu vực Kinh tế tư nhân ở Việt Nam và một số địa phương trong nước. Có thể kể ra một số các công trình nghiên cứu của một số tác giả như sau:
    - GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2003). Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc, Hà Nội. Công trình này tập trung trình bày tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, thực trạng và vai trò của kinh tế tư nhân ở nước ta, vấn đề quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân, một số biên pháp của Đảng và Nhà nước đối với thành phần nghiên cứu này.
    - PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội. Cuốn sách đã đưa ra một cách nhìn khách quan về kinh tế tư nhân với những ưu thế và hạn chế vốn có của nó, phân tích đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Viêt Nam. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Lê Thị Vân Liêm (2007), Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn giới thiệu một số vấn đề chung về các loại hình doanh nghiệp tư nhân, và trình bày thực trạng phát triển các lọai hình doanh nghiệp tư nhân, đưa ra một số định hướng, đề xuất phát triển loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
    - Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các Tạp chí, chuyên san về kinh tế; Đặc biệt, gần đây nhất là bài viết của thạc sỹ Phan Minh Tuấn đăng trên tạp chí Tài chính số 6 – 2013 với tiêu đề “Phát triển kinh tế tư nhân: Những vấn đề đặt ra” Bài viết đã đề xuất một số việc cần làm ngay nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế đất nước.
    Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng trên giác độ địa phương Hà Tĩnh, mới chỉ có một vài bài viết đăng trên báo địa phương mà hầu hết chỉ mang tính thống kê số liệu và chỉ phản ảnh một khía cạnh nào đó của khu vực kinh tế tư nhân, ví dụ, như bài viết “Doanh nghiệp tư nhân Hà Tĩnh: Lượng, chất bất đồng hành!”[32] của tác giả Trong Tuệ - Hoài Nam đăng trên báo Hà Tĩnh ngày 5/10/2010 bài viết chỉ mang tính so sánh số liệu tăng trưởng số lượng các doanh nghiệp tư nhân của Hà Tĩnh qua các năm từ 2010 trở về trước các bài viết chưa nghiên cứu phân tích được một cách đầy đủ khoa học về phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh, đặc biệt ở trong bối cảnh mới của giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đề tài “ Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh” sẽ cập nhật số liệu, bổ sung, phát triển các kết quả nghiên cứu trên và phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh, đồng thời đưa ra những luận cứ, giải pháp có tính khả thi để phát triển Kinh tế tư nhân của tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong bối cảnh của hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt, dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
    + Hệ thống hóa lý luận chung về kinh tế tư nhân.
    + Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước về phát triển Kinh tế tư nhân để rút ra kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay.
    + Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển Kinh tế tư nhân ở tỉnh Hà Tĩnh hiệu quả hơn.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của khu vực Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Cụ thể, là Hộ kinh doanh cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: Nghiên cứu sự phát triển của Kinh tế tư nhân tại trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh Hà Tĩnh.
    + Về thời gian: Từ năm 2008 đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp như: trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê so sánh, lô gíc và lịch sử. Gắn lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.
    - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
    Trong luận văn, người viết sẽ sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng đơn lẻ, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để nghiên cứu từ đó tìm ra bản chất các hiện tượng và quá trình về phát triển Kinh tế tư nhân, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp
    Phương pháp phân tích tổng hợp được tiến hành thông qua các công đoạn: thu thập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu, phân tích dữ liệu, và kiểm tra kết quả phân tích.
    - Phương pháp thống kê so sánh
    Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp về tình hình phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh và các địa phương khác trong những năm từ 2008 đến nay để so sánh và xử lý các số liệu và rút ra các kết luận.
    - Phương pháp lôgic – lịch sử
    Trong luận văn, tôi dùng phương pháp lôgic – lịch sử để bài viết vừa mang tính liên tục kế thừa của các công trình nghiên của các tác giả về phát triển Kinh tế tư nhân theo một chiều dọc của thời gian, vừa có tính quan hệ mật thiết giữa cái chung và cái riêng giữa các các công trình nghiên cứu khác nhau theo chiều ngang của không gian. Nghĩa là, lịch sử không chỉ là các sự kiện mà là tính quan hệ tất yếu logic giữa các sự kiện mới quan trọng và có ý nghĩa hơn, bản chất hơn, quy luật hơn, sâu sắc hơn.
    6. Những đóng góp mới của luận văn
    - Phân tích, đánh giá một cách khách quan và khoa học thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay trên cả hai mặt thành công và hạn chế.
    - Đưa ra một số giải pháp thúc đẩy Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiệu quả hơn.
    7. Bố cục của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, giải trình những chữ viết tắt, mục lục, danh mục các bảng biểu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về phát triển Kinh tế tư nhân
    Chương 2: Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2012
    Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh giai đoạn tiếp theo.
     
Đang tải...