Luận Văn Phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN . 9

    1.1. Một số khái niệm cơ bản .9

    1.1.1. Kinh tế tư nhân .9

    1.1.2. Phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản tư nhân .11

    1.2. Các hình thức của kinh tế tư nhân 12

    1.3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân .14

    1.3.1. Đặc điểm chung của kinh tế tư nhân tại tất cả các quốc gia .14

    1.3.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường .17

    1.3.3. Đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển và chuyển đổi trong đó có Việt Nam .20
    1.4. Vai trò của kinh tế tư nhân 20

    1.4.1. Vai trò xã hội học của kinh tế tư nhân .21

    1.4.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân tại các quốc gia 23

    1.4.3. Vai trò đặc biệt của kinh tế tư nhân đối với Việt Nam .26

    1.5. Những hạn chế của kinh tế tư nhân 27

    CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở

    NHẬT BẢN . 29

    2.1. Vài nét về Nhật Bản và khu vực kinh tế tư nhân Nhật Bản 29

    2.2. Các giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân Nhật Bản 32

    2.2.1. Giai đoạn tái kiến thiết đất nước (1945 – 1954) 32

    2.2.2. Giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng cao độ (1955 – 1962) 35

    2.2.3. Giai đoạn thứ hai của thời kỳ tăng trưởng cao (1963 – 1972) 39



    2.2.4. Giai đoạn tăng trưởng ổn định (1973 – 1984) .41

    2.2.5. Giai đoạn thay đổi cơ cấu nền kinh tế lần thứ nhất (1985 – 1999) .43

    2.2.6. Giai đoạn thay đổi cơ cấu nền kinh tế lần thứ hai (2000 – đến nay) .47

    2.3. Kinh nghiệm rút ra từ phát triển kinh tế tư nhân của Nhật Bản .51

    2.3.1. Về phía Nhà nước .51

    2.3.2. Về phía doanh nghiệp .57

    CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 59

    3.1. Kinh tế tư nhân Việt Nam và yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới .59

    3.1.1. Quan điểm của Nhà nước về khu vực kinh tế tư nhân .59

    3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay .61

    3.1.3. Yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới .74

    3.2. Một số đề xuất trong việc vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản nhằm phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam 77

    3.2.1. Về phía Nhà nước .77

    3.2.2. Về phía doanh nghiệp .83

    KẾT LUẬN 85

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Kinh tế tư nhân là một giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa. Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Thuyết Tự do hóa đã được vận dụng ở nhiều nước và cải cách, mở cửa trở thành phương thức thúc đẩy tăng trưởng của các nước đang phát triển, và nhất là các nền kinh tế chuyển đổi. Kinh tế tư nhân có thể khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của mọi nền kinh tế, có thể thấy chưa nước nào có thể thành công trong phát triển nền kinh tế thị trường mà lại thiếu vắng khu vực kinh tế này.

    Nước ta đang trong tiến trình trở thành nền kinh tế thị trường được quản lý bởi Nhà nước, trong đó có sự tham gia và đóng góp rất tích cực của khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù vậy, những tồn tại và hạn chế trong hệ thống chính sách của Việt Nam đã bị bộc lộ rõ trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu thêm, tìm hiểu kinh nghiệm từ các nước phát triển. Từ đó, Việt Nam có thể tránh được sai lầm mà các nước này đã vấp phải đồng thời học tập được những cái hay, áp dụng vào nền kinh tế, sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước.

    Tóm lại, việc nhận thức về vai trò, thực trạng và xu thế phát triển của kinh tế tư nhân đang trở thành nhu cầu cấp thiết của không chỉ các nhà hoạch định chính sách vĩ mô mà còn với bất kỳ ai quan tâm tới tình hình kinh tế đất nước hiện nay.

    2. Mục tiêu nghiên cứu


    - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân: khái niệm, đặc điểm, vai trò


    - Nghiên cứu thực trạng phát triển của thành phần kinh tế tư nhân Nhật Bản để tìm ra các kinh nghiệm.

    - Phân tích, đánh giá thực trạng của kinh tế tư nhân Việt Nam. Từ đó dự báo xu hướng phát triển trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp phát triển thông qua việc vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu:

    + Kinh tế tư nhân Nhật Bản (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì thành phần này chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp Nhật Bản): tình hình, xu hướng, các kinh nghiệm rút ra.

    + Kinh tế tư nhân Việt Nam: tình hình, xu hướng, các giải pháp phát triển.


    - Thời gian:

    + Nhật Bản: từ sau chiến tranh thế giới thứ II (1945) đến nay (nửa đầu năm 2012).

    + Việt Nam: từ sau thời kỳ Đổi Mới (1986) đến nay (nửa đầu năm 2012).


    4. Cơ sở trong việc lựa chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản được cả thế giới trầm trồ thán phục vì những thành tựu về khoa học kỹ thuật mà họ đã làm được. Có được thành quả to lớn trên chính là do họ đã sớm ý thức được tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân nội địa từ hàng trăm năm trước đây. Sự thành công này đã biến nước Nhật trở thành một điểm đến lý tưởng cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế nhằm tìm kiếm những nguyên lý về sự thành công trong hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển và rút ra được các bài học kinh nghiệm, áp dụng vào đất nước mình.

    Nhật Bản cũng là một quốc gia châu Á, họ có các điều kiện về tự nhiên, dân số và những đặc điểm cổ truyền rất thân quen, gần gũi với Việt Nam. Nhật Bản trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ II và Việt Nam trong thời kỳ sau Đổi Mới (1986) đều có những nét khá tương đồng. Sau chiến tranh, Nhật Bản đã mau chóng phục hồi kinh tế và có bước phát triển nhảy vọt trong một thời gian dài. Sự thành công của Nhật Bản thể hiện ở việc điều hòa thu nhập giữa hai khu vực kinh tế là Nhà nước và tư nhân cũng như ở việc điều hòa phúc lợi xã hội. Đó là cơ sở để kích thích sản xuất và tạo ra tăng trưởng mới trong thời kỳ về sau.
    Chính vì vậy, việc phân tích các nhân tố, đặc điểm kinh tế dẫn đến sự phát triển của Nhật Bản, và nghiên cứu mô hình kinh tế tư nhân Nhật Bản để so sánh và tìm ra các kinh nghiệm cần thiết, áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ sau Đổi Mới là một việc rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn rất cao.

    5. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp duy vật lịch sử, các phương pháp thu thập thông tin, phân tích, so sánh, đối chiếu, dự báo. Thêm vào đó, khóa luận kết hợp sử dụng phương pháp bảng số liệu, các đồ thị để trình bày thông tin và phân tích nhằm tìm ra các xu hướng, đặc điểm biến động của hiện tượng .

    6. Kết cấu của khóa luận


    Ngoài các phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục đồ thị - bảng biểu, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, thì khóa luận được bố cục theo 3 chương chính như sau:

    Chương 1: Lý luận chung về kinh tế tư nhân


    Chương 2: Thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Nhật Bản


    Chương 3: Vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản vào phát triển kinh tế tư nhân ở

    Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...