Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại và vai trò của nó đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng ở các tỉnh Trun

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1- Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) ở nước ta hiện nay còn có những
    ý kiến khác nhau. Bên cạnh số đông ý kiến thừa nhận sự cần thiết khách
    quan, vai trò quan trọng của hình thức kinh tế này, cũng còn không ít
    những ý kiến băn khoăn lo ngại những hạn chế, vướng mắc của nó như:
    yếu tố tự phát còn cao, tính hiệu quả và độ bền vững chưa được khẳng
    định. Đặc biệt, sự lo ngại KTTT là kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, nếu
    để phát triển tự phát sẽ làm tăng khoảng cách phân hoá giầu nghèo, làm
    yếu quan hệ sản xuất (QHSX) theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN),
    ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT - XH và củng cố quốc phòng - an
    ninh (QP - AN).
    Các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta là nơi có vị trí chiến lược
    trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đồng thời còn là nơi có tiềm năng cho phát
    triển KTTT. Trong những năm qua, tốc độ phát triển KTTT vùng này cùng
    với xu thế chung của cả nước, năm 2000 có 3.075 trang trại đến năm 2005
    đã có 5.916 trang trại (bình quân tăng 18,47%/năm). Tuy nhiên, lại là vùng
    có tỷ lệ KTTT nhỏ nhất so với cả nước (4,94%), tốc độ tăng chậm chỉ bằng
    khoảng 1/2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên KTTT chưa đóng góp
    được nhiều cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và củng cố QP -
    AN cho các địa phương vùng này. Hiện nay, các địa phương nơi đây còn
    nhiều khó khăn, yếu kém: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thiếu vững
    chắc; số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất nước, năm 2005 còn 37,5% (cả
    nước 22%) theo chuẩn mới; tình trạng di dân tự do, tranh chấp đất đai, tình
    hình tái trồng cây thuốc phiện; nạn xâm canh, xâm cư và một số vấn đề
    xã hội bức xúc khác vẫn đang diễn biến phức tạp. Tất cả những khó khăn, yếu
    kém nêu trên vừa làm hạn chế đến khả năng phát triển KT - XH vừa ảnh
    hưởng không nhỏ đến xây dựng tiềm lực quốc phòng (TLQP). Vấn đề đặt ra
    là phát triển KTTT ở các địa phương này như thế nào cho đúng với tiềm năng,
    lợi thế của từng vùng, góp phần thúc đẩy các địa phương nơi đây vươn lên cho
    ngang tầm với vị trí chiến lược của nó?
    Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại và vai
    trò của nó đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng ở các tỉnh trung du,
    2
    miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” làm luận đề nghiên cứu, nhằm góp
    phần làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn vấn đề đặt ra.
    2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, có rất nhiều học giả đã quan tâm
    nghiên cứu đến vấn đề phát triển KTTT ở nuớc ta và các nước trên thế giới. ở
    trong nước, về góc độ lý luận có thể nêu lên một số bài viết: "Một số luận
    điểm về kinh tế trang trại" của tác giả Trần Đức, Kinh tế trang trại vùng đồi
    núi, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1998; "KTTT đột phá mới trong nông nghiệp"
    của Phạm Quang Lê, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 12 năm 1999; "Về KTTT
    và kinh tế hợp tác" của tác giả Quang Cận, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 9
    năm 1999 . Về góc độ thực tiễn, có một số bài viết: “Khảo sát kinh tế trang
    trại”, của PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 248,
    năm 1999; “Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta” của GS. TS.
    Nguyễn Thế Nhã, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 257, năm 1999; “Về phát
    triển kinh tế trang trại ở nước ta” của PGS. TS Lê Du Phong, Báo Nhân dân,
    số 16377, năm 2000 . Về góc độ quốc phòng, có một số bài viết và luận văn
    đã đề cập đến vấn đề này như: “Bàn thêm về phát triển KTTT” của PGS. TS
    Lại Ngọc Hải, Tạp chí Lý luận Chính trị quân sự, số 2, năm 1999; “Vai trò
    KTTT trong sự nghiệp xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng ở nông thôn
    nước ta”, luận văn cao học kinh tế của tác giả Phạm Bằng Luân, Học viện
    Chính trị quân sự, Hà Nội năm 2000 Nhìn chung các cuốn sách và bài viết
    nêu trên đã đưa ra được những quan niệm, đặc trưng cơ bản của KTTT, luận
    giải cơ sở khoa học về phát triển loại hình kinh tế này, nhưng chưa đạt được
    sự tường tận và hệ thống, đặc biệt nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính
    trị, kinh tế quân sự còn rất mờ nhạt.
    Nghiên cứu tình hình phát triển KTTT ở nước ngoài, có một số bài
    viết: “Khái quát về KTTT gia đình trên thế giới” của tập thể tác giả Nguyễn
    Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng, Trong cuốn Kinh tế trang trại gia đình trên
    thế giới và châu á, Nxb Thống Kê, Hà Nội 1993; “Phát triển KTTT - con
    đường hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Quảng Đông, Trung Quốc”
    của tác giả Nguyễn Cảnh Chắt, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6,
    năm 2001 . Mỗi bài viết có góc độ tiếp cận riêng, song đều tập trung phân
    tích, luận giải sự ra đời và phát triển của loại hình kinh tế này, tìm ra những
    điểm chung nhất mà nền nông nghiệp hàng hoá của các nước đã trải qua.
    3
    Tóm lại, các công trình nghiên cứu và bài viết cả trong và ngoài nước
    đều tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về sự ra đời, hình thành và
    phát triển của loại hình kinh tế này; khẳng định vai trò của nó đối với phát
    triển KT - XH. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
    thống về sự phát triển kinh tế trang trại và vai trò của nó đối với xây dựng
    tiềm lực quốc phòng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu
    - Mục đích
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển KTTT ở các tỉnh
    trung du, miền núi phía Bắc nước ta và vai trò của nó đối với xây dựng
    TLQP do quá trình phát triển KTTT ở các tỉnh này mang lại. Trên cơ sở đó,
    đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát
    triển KTTT và tăng cường vai trò của nó trong xây dựng TLQP cho các địa
    phương trong vùng ngày thêm vững mạnh.
    - Nhiệm vụ
    + Luận giải những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại và vai
    trò của nó đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng ở nước ta nói chung, các
    tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nói riêng.
    + Phân tích thực trạng phát triển KTTT ở các tỉnh trung du, miền núi phía
    Bắc và vai trò của nó đối với xây dựng TLQP ở các tỉnh trong khu vực này.
    + Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát
    triển KTTT hiệu quả, bền vững, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)
    và tăng cường vai trò của nó trong xây dựng TLQP ở các tỉnh trung du, miền
    núi phía Bắc nước ta.
    - Đối tượng
    Luận án nghiên cứu sự phát triển KTTT ở các tỉnh trung du, miền núi
    phía Bắc nước ta và vai trò của nó đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng ở
    các tỉnh trong khu vực này.
    - Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu sự phát triển KTTT ở 15 tỉnh trung du,
    miền núi phía Bắc nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và vai
    trò của nó đối với xây dựng TLQP ở các tỉnh trong khu vực này. Loại hình
    nghiên cứu trang trại gia đình. Thời gian khảo sát từ năm 2000 đến nay.
    4
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận
    Luận án được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác -
    Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản
    Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh.
    - Phương pháp nghiên cứu
    Luận án thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu dựa trên cơ sở sử
    dụng tổng hợp các phương pháp logíc, lịch sử và phương pháp nghiên cứu
    của kinh tế chính trị, kinh tế quân sự Mác-Lênin; coi trọng phương pháp
    thống kê, phân tích và tổng hợp; kết hợp kế thừa, sử dụng những kết quả của
    các công trình nghiên cứu đã được công bố.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    - Xây dựng khái niệm kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại
    dưới góc độ kinh tế chính trị. Luận giải những vấn đề lý luận về sự hình
    thành, phát triển KTTT ở nước ta trong điều kiện hiện đại và phát triển.
    - Phân tích vai trò phát triển kinh tế trang trại đối với xây dựng tiềm
    lực quốc phòng ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay.
    - Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc
    đẩy KTTT phát triển nhanh, hiệu quả, vững chắc, góp phần tích cực xây
    dựng tiềm lực quốc phòng ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, đặc biệt
    trong điều kiện thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    - Đề tài được nghiên cứu thành công sẽ đóng góp những cơ sở khoa
    học cho quá trình kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ đẩy nhanh
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng tiềm lực
    quốc phòng cho nền quốc phòng toàn dân.
    - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu hoặc biên
    soạn giảng dạy bộ môn kinh tế chính trị và kinh tế quân sự cho các học
    viện, nhà trường trong quân đội.
    7. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm: mở đầu, 3 chương, 7 tiết, kết luận, công trình của tác
    giả đã công bố có liên quan đến đề tài và tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...