Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/11/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Nhan đề : Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh
    Tác giả : Bùi Văn Hường
    Năm xuất bản : 2015
    Nhà Xuất bản : Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nông nghiệp là một trong ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản xuất hàng hóa. Trong gần hai thế kỷ qua nền nông nghiệp thế giới đã có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Cho đến nay qua thử thách của thực tiễn, ở một số nơi các hình thức sản xuất theo mô hình tập thể, và quốc doanh, cũng như xí nghiệp tư bản nông nghiệp tập trung quy mô lớn, không tỏ ra hiệu quả. Trong khi đó, hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại phù hợp với đặc thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả cao, ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. So với nền kinh tế tiểu nông thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của kinh tế hàng hoá. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa có quy mô từ nhỏ tới lớn.
    Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Sự phát triển kinh tế trang trại đã, đang đóng góp to lớn khối lượng nông sản được sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng nông sản trong nước. Mặt khác nó còn đóng vai trò cơ bản trong tiến trình hội nhập với kinh tế quốc tế, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng tích cực và ổn định, thì sự đóng góp của các trang trại là rất lớn, không những đem lại lợi nhuận cho trang trại, mà còn cải thiện đáng kể thu nhập của những người lao động trong các trang trại. Việt Nam tham gia tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Thách thức lớn nhất mà nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt, đó là mở cửa để cho hàng hoá nông sản của các nước, trong tổ chức WTO được lưu thông mà chúng ta
    2
    không thể áp đặt mãi thuế nhập khẩu với thuế suất cao để bảo hộ hàng trong nước. Do đó, hàng hoá nông sản của ta sẽ bị cạnh tranh khốc liệt, những sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống theo mô hình tự cung, tự cấp chắc chắn không thể cạnh tranh nổi với nông sản nhập ngoại. Vì vậy, giải pháp nào cho sản xuất hàng hoá nông sản Việt Nam? Nâng cao đời sống vật chất cho nông dân dựa trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn tới được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI xác định trong Báo cáo chính trị của Đại Hội là việc gắn liền phát triển nông nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới. Trong đó, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại và hiệu quả, đẩy mạnh tiến trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp với việc quy hoạch và phát triển hệ thống hạ tầng cũng như việc nâng cao đời sống văn hoá và bảo vệ các giá trị truyền thống của người dân khu vực nông thôn. Để tăng sức sản xuất, cần phải mở rộng quy mô sản xuất và phát triển hoạt động sản xuất trong khu vực nông thôn theo hướng trang trại, chính là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp với quy luật tự nhiên. Đây chính là một quan điểm đúng đắn, dựa trên cách tiếp cận mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn, lấy người dân làm trung tâm nhằm mục đích nâng cao toàn diện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thuộc khu vực nông thôn trong giai đoạn mới của Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ninh. Trong thời gian qua, kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, những hạn chế nảy sinh trong quá trình phát triển như xuất phát điểm thấp, tự phát, quy mô trang trại nhỏ, trình độ năng lực quản lý thấp, đặc biệt là hiệu quả sản xuất của các trang trại trong nền kinh tế thị trường chưa cao đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của loại hình sản xuất này.
    Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn thạc sĩ để nghiên cứu.
    3
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    *Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010- 2013, từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới. * Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trang trại và kinh tế trang trại. - Đánh giá thực trạng kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh năm 2010-2013. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đồng thời sẽ đi sâu đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất của các hộ nông dân để từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển kinh tế trang trại.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Kinh tế của trang trại tỉnh Quảng Ninh
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2.1. Phạm vi về không gian: Các trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3.2.1. Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 - 2013. 3.2.1. Về nội dung: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Quảng Ninh.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
    Đề tài nghiên cứu về kinh tế trang trại không phải là đề tài mới song việc nghiên cứu đề tài vẫn có tác dụng trong thực tiễn bởi mô hình kinh tế trang trại hiện nay đang được coi là một trong những hướng ưu tiên hàng đầu để phát triển nông nghiệp nông thôn. Không chỉ một vài địa phương
    4
    thực hiện mô hình này mà nó được áp dụng rộng rãi ở các khu vực nông thôn trong cả nước. Luận văn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn: - Về mặt lý luận, nội dung nghiên cứu được xem là cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trong những năm tới của tỉnh Quảng Ninh, góp phần xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. - Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đặc biệt có ý nghĩa đối với chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại địa phương.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về trang trại và kinh tế trang trại; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Thực trạng kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2010-2013; Chương 4: Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh.

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn . 3
    5. Bố cục của luận văn 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRANG TRẠI VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI . 5
    1.1. Cơ sở lý luận về trang trại và kinh tế trang trại . 5
    1.1.1. Trang trại . 5
    1.1.2. Kinh tế trang trại . 8
    1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ở một số nước và ở Việt Nam 21
    1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại một số nước trên thế giới 21
    1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số tỉnh . 24
    1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển kinh tế trang tại cho tỉnh Quảng Ninh hiện nay 28
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 31
    iv
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.1. Phương pháp tiếp cận 31
    2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu . 32
    2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 32
    2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 33
    2.2.5. Phương pháp phân tích 33
    2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 34
    2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất 34
    2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, chi phí, hiệu quả và tình hình sản xuất hàng hoá 34
    Chương 3. THỰC TRẠNG KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 - 2013 . 36
    3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh . 36
    3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên . 36
    3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 37
    3.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế trang trại . 43
    3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 - 2013 . 46
    3.2.1. Khái quát về trang trại và kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh 46
    3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 48
    3.3. Đánh giá tác động của các nhân tố tới kinh tế trang trại tại Quảng Ninh . 61
    3.3.1. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách 61
    3.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố khoa học - công nghệ tới sự phát triển của kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh 64
    3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa tới phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Quảng Ninh . 66
    3.3.4. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới sự phát triển của kinh tế trang trại . 69
    3.3.5. Ảnh hưởng của nhân tố hội nhập kinh tế tới sự phát triển kinh tế trang trại 71
    v
    3.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013 73
    3.4.1. Những mặt đạt được 73
    3.3.2. Những tồn tại . 74
    3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại . 76
    Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH QUẢNG NINH 78
    4.1. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh 78
    4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh . 78
    4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh . 79
    4.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh . 82
    4.2.1. Giải pháp về thị trường và phát triển công nghệ chế biến 82
    4.2.2. Thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nâng cao năng lực sản xuất cho các trang trại . 84
    4.2.3. Tăng cường vai trò quản lý, hỗ trợ của các cơ quan nhà nước . 85
    4.2.4. Giải pháp về lao động và nguồn nhân lực 87
    4.2.5. Hình thành, phát triển quan hệ hợp tác giữa các trang trại . 87
    4.2.6. Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn 88
    4.2.7. Nâng cao trình độ dân trí và trình độ chuyên môn của các chủ trang trại 88
    4.2.8. Làm tốt công tác quy hoạch và cấp giấy chứng nhận Kinh tế trang trại 90
    4.3. Một số kiến nghị . 90
    4.3.1. Đối với Trung ương 90
    4.3.2. Đối với tỉnh Quảng Ninh 91
    4.3.3. Đối với cấp huyện . 92
    KẾT LUẬN 94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
    PHỤ LỤC . 98
     
Đang tải...